Đối với bất kì hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng, do đó Công ty cũng cần có những giải pháp để đảm bảo nguồn tài chính cho Công ty:
- Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán ngày càng tinh gọn, năng động hơn. - Xây dựng chi phí hợp lý, thực hành tiết kiệm trong kinh doanh.
- Xác định nhu cầu vốn cho từng thời kỳ, đáp ứng kịp thời cho kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Tăng quyền kiểm soát, đánh giá tình hình tài chính ở từng công đoạn, từng bộ phận, hạn chế mức tối thiểu công nợ quá hạn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nhất là trong lĩnh vực vận tải, sản xuất kinh doanh. Mặc dù có sản phẩm thay thế xăng dầu nhưng vẫn chưa được người dân sử dụng phổ biến. Do đó, xăng dầu vẫn đang là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, xăng dầu cũng là mặt hàng có nhiều biến động và phụ thuộc vào thị trường xăng dầu thế giới, nhất là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp như hiện nay. Vì vậy, Công ty phải thường xuyên đánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm để biết được những mặt mạnh và hạn chế trong công tác tiêu thụ để từ đó có những biện pháp giải quyết.
Trong quá trình tìm hiểu khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2011 – 2013 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều biến động. Nhìn chung, doanh thu của Công ty có chiều hướng giảm từ năm 2011 – 2013, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm doanh thu là do doanh thu hoạt động bán hàng giảm kéo theo tổng doanh thu của Công ty giảm theo, mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm từ năm 2011 – 2013 là nguyên nhân làm doanh thu bán hàng giảm. Chi phí cũng giảm từ năm 2011 – 2013, trong đó chi phí GVHB là giảm nhiều dẫn đến tổng chi phí giảm theo, nguyên nhân của việc giảm GVHB là do khi Công ty có khối lượng tiêu thụ thấp nên lượng hàng hóa nhập giảm. Lợi nhuận của Công ty chịu ảnh hưởng của doanh
thu và chi phí, tuy doanh thu có giảm nhưng chi phí cũng giảm theo do đó lợi nhuận của Công ty năm 2013 tăng hơn so với năm 2011 và 2012.
Qua quá trình phân tích tiêu thụ sản phẩm ta thấy khối lượng tiêu thụ sản phẩm có chiều hướng giảm. Qua 3 năm 2011- 2013, lượng bán ra các mặt hàng đều giảm nguyên nhân do ảnh hưởng của nền kinh tế, giá xăng dầu biến đổi nhanh, sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành và sự xuất hiện của sản phẩm thay thế. Từ đó đã phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của các kênh phân phối để thấy được những mặt mạnh và mặt yếu của từng kênh để có những biện pháp giải quyết. Bên cạnh đó do khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm nên doanh thu cũng giảm theo đáng kể, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty; tuy nhiên do chi phí cũng giảm qua các năm nên lợi nhuận trong năm 2013 có xu hướng tăng hơn năm 2011, 2012.
Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, cùng với những mặt mạnh và hạn chế của từng kênh phân phối để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ của Công ty.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà nước
- Cần có những biện pháp ổn định thị trường, chống nhập lậu, tiêu thụ các nguồn xăng dầu bất hợp pháp, ngăn chặn kịp thời các tình trạng gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
- Cần quản lý chặt chẽ các thủ tục đăng ký kinh doanh xăng dầu. Kiên quyết xóa bỏ các điểm bán xăng dầu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu kém chất lượng.
- Chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước cần được cải tiến để đảm bảo hợp lý, công bằng giữa sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
- Có lộ trình tăng giá xăng dầu phù hợp để giúp các doanh nghiệp làm ăn có lãi, tích lũy tái đầu tư.
- Cần có những chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, để hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện hơn.
6.2.2 Đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
- Có những chính sách giá phù hợp với từng vùng, từng địa phương để giúp Công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
- Cần có những chiến lược quản cáo có thể gây tiếng vang nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu Petrolimex trên thị trường.
- Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu nhập khẩu đúng tiêu chuẩn nhằm tạo lòng tin cho Công ty phân phối sản phẩm.
- Có những trợ giúp đặc biệt về vốn, đào tạo nhân lực, kỹ thuật đối với Công ty. Tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước và mở rộng hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
- Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các công ty thành viên của Tập đoàn với Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ để tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa các công ty.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm sửa chữa các trang thiết bị, cải thiện điều kiện, nâng lực vận tải để đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nguồn hàng khi khách hàng yêu cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng Thị Thanh Phương, 2005. Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống kê.
2. Huỳnh Đức Lộng, 1997. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống Kê.
3. Nguyễn Năng Phúc, 2009. Phân tích kinh doanh, NXB Tài chính Hà Nội. 4. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học
kinh tế quốc dân.
6. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trương Đình Chiến, 2010. Quản trị kênh phân phối, NXB Đại học kinh tế quốc dân. Trang web: 1. http://www.taynambo.petrolimex.com.vn/default.aspx 2. http://www.petrolimex.com.vn/default.aspx 3. http://petimex.com.vn/ 4. http://www.mipec.com.vn/ 5. https://www.pvoil.com.vn/ 6. http://www.saigonpetro.com.vn/ 7. http://www.petromekong.com.vn/ 8. http://www.hiephoixangdau.org/default.aspx
9. Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế xã hội năm 2013 <
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2013 > [Ngày truy cập: ngày 2 tháng 4 năm 2014].
10. Tạp chí tài chính, 2013. Thị trường xăng dầu trong nước năm 2012 < http://www.tapchitaichinh.vn/Bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/Thi-truong-xang- dau-trong-nuoc-nam-2012/22196.tctc > [Ngày truy cập: ngày 27 tháng 3 năm 2014].
11. VnEconomy, 2013. Petrolimex chiếm hơn 57% hạn mức nhập khẩu xăng dầu.<http://vneconomy.vn/20130107052921325P0C19/petrolimex-chiem- hon-57-han-muc-nhap-khau-xang-dau.htm> [Ngày truy cập: ngày 28 tháng 3 năm 2014].
PHỤ LỤC 1
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU
DT: Doanh thu
So sánh doanh thu tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011 Xăng:
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ
Q = Q2012*P2011 – Q2011*P2011
= 159.624*16,78 – 163.584*16,78 = -66.449 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
P = Q2012*P2012 – Q2012*P2011
= 159.624*18,34 – 159.624*16,78 = 249.013 triệu đồng
Dầu hỏa:
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ
Q = Q2012*P2011 – Q2011*P2011
= 4.531*16,80 – 7.047*16,80 = -42.269 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
P = Q2012*P2012 – Q2012*P2011
= 4.531*18,44 – 4.531*16,80 = 7.431 triệu đồng
Diesel :
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ
Q = Q2012*P2011 – Q2011*P2011
= 151.908*16,60 – 181.528*16,60 = -491.692 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
P = Q2012*P2012 – Q2012*P2011
= 151.908*17,97 – 151.908*16,60 = 208.114 triệu đồng
Mazut:
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ Sản phẩm
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Khối lượng(Q) Giá bán(P) Khối lượng(Q) Giá bán(P) Khối lượng(Q) Giá bán(P) Xăng 163.584 16,78 159.624 18,34 123.696 20,03
Dầu hỏa 7.047 16,80 4.531 18,44 3.363 18,49
Diesel 181.528 16,60 151.908 17,97 90.099 19,04
Mazut 66.661 14,18 55.896 15,25 38.385 14,86
Q = Q2012*P2011 – Q2011*P2011
=55.896*14,18 – 66.661*14,18 = -152.648 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
P = Q2012*P2012 – Q2012*P2011
= 55.896*15,25 – 55.896*14,18 = 59.809 triệu đồng
Tổng mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ:
Q = (-66.449) + (-42.269) + (-491.692) + (-152.648) = -753.058 triệu đồng
Tổng mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
P = 249.013 + 7.431 + 208.114 + 59.809 = 524.367 triệu đồng
Xác định đối tượng phân tích:
DT = -753.058 + 524.367 = -228.691 triệu đồng
So sánh doanh thu tiêu thụ năm 2013 so với năm 2012 Xăng:
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ:
Q = Q2013*P2012 – Q2012*P2012
= 123.696*18,34 – 159.624*18,34 = -658.920 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
P = Q2013*P2013 – Q2013*P2012
= 123.696*20,03 – 123.696*18,34 = 209.046 triệu đồng
Dầu hỏa:
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ:
Q = Q2013*P2012 – Q2012*P2012
= 3.363*18,44 – 4.531*18,44 = -21.538 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
P = Q2013*P2013 – Q2013*P2012
= 3.363*18,49 – 3.363*18,44 = 168triệu đồng
Diesel :
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ:
Q = Q2013*P2012 – Q2012*P2012
= 90.099*17,97 – 151.908*17,97 = -1.110.708 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán :
P = Q2013*P2013 – Q2013*P2012
Mazut :
+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ:
Q = Q2013*P2012 – Q2012*P2012
= 38.385*15,25 – 55.896*15,25 = -267.043 triệu đồng +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
P = Q2013*P2013 – Q2013*P2012
= 38.385*14,86 – 38.385*15,25 = -14.970 triệu đồng
Tổng mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ:
Q =(-658.920)+(-21.538) + (-1.110.708) + (-267.043)= 2.058.209 triệu đồng
Tổng mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
P = 209.046 + 168 + 96.406 + (-14.970) = 290.650 triệu đồng
Xác định đối tượng phân tích:
PHỤ LỤC 2
DỰ BÁO SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ
Năm Số lượng (Y) X X2 XY Dự Báo
2005 398.204 -4 16 -1.592.816 2006 339.791 -3 9 -1.019.373 2007 377.368 -2 4 -754.736 2008 411.814 -1 1 -411.814 2009 475.779 0 0 0 2010 489.312 1 1 489.312 2011 418.820 2 4 837.640 2012 371.959 3 9 1.115.877 2013 255.543 4 16 1.022.172 Tổng 3.538.590 0 60 -313.738 2014 5 367.032 2015 6 361.803 2016 7 356.574 Tính hệ số a, b: -313738 a = = -5229 60 3538590 b = = 393177 9
+ Dự báo số lượng tiêu thụ năm 2014
Y2014 = aX + b = -5229*5 + 393177 = 367032 m3
+ Dự báo số lượng tiệu thụ năm 2015
Y2015 = aX + b = -5229*6 + 393177 = 361803 m3
+ Dự báo số lượng tiêu thụ năm 2016