Bài học kinh nghiệm rút ra trong tiêu thụ sản phẩm ôtô đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 49 - 52)

2.2.3. Bài hc kinh nghim rút ra trong tiêu th sn phm ô tô đối vi doanh nghip Vit Nam. nghip Vit Nam.

* Xây dựng một hệ thống sản xuất chuyên nghiệp

Hệ thống sản xuất ưu việt phải dựa trên 4 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Quan sát công việc của người công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là rất quan trọng. Theo nguyên tắc này, phải quan sát xem công việc của công nhân như thế nào để có thể có ngay giải pháp khắc phục mà không tốn thời gian.

- Nguyên tắc thứ hai: Các thay đổi mà lãnh đạo đưa ra phải luôn được coi là thử nghiệm. Nguyên tắc này sẽ giúp cho những người liên quan hiểu được cả ảnh hưởng của vấn đề và ảnh hưởng của giải pháp khắc phục mà không tốn thời gian.

- Nguyên tắc thứ ba: Người công nhân và quản lý phải tiến hành các thử nghiệm càng nhiều càng tốt. Muốn tiến hành nhiều thí nghiệm nhỏ để học hỏi dần trước khi bắt tay vào các thí nghiệm lớn hơn đểđảm bảo các sai lầm nếu có xảy ra cũng không lớn quá so mức có thể chấp nhận được.

- Nguyên tắc thứ tư: Những người quản lý chỉ đóng vai trò như các huấn luyện viên và để cho nhân viên tiến hành các công việc cụ thể và thực hiện những thay đổi cần thiết.

* Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Đặc trưng lớn nhất của sản phẩm hàng hóa là nó được sản xuất ra nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước trong phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm quyết định tính hiệu quả của một quá trình sản xuất và tái sản xuất trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình kinh doanh. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ:

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường: Không chỉđối với ô tô mà bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thì mới có khả năng tiêu thụđược. Nhu cầu về sản phẩm ô tô ngày càng tăng nhanh, đó là thuận lợi cho các doanh nghiệp ô tô nói chung nhưng muốn đẩy nhanh tốc độ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, các công ty cần phải tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường để phân chia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 thị trường thành từng đoạn, từng loại. Trên cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp chọn cho mình những thị trường thích hợp, có như thế mới đảm bảo sản phẩm sản xuất ra tiêu thụđược, tránh tình trạng thua lỗ bế tắc.

- Tăng cường công tác quảng cáo nhằm đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong điều kiện cho phép là vấn đề mang tính cấp bách. Mục tiêu của các công ty hiện nay là tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, vì vậy các công ty cần chú ý đến công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Quảng cáo được coi như một thông tin thị trường về hàng hóa, dịch vụ. Quảng cáo giúp công ty giới thiệu được một cách rộng rãi cho khách hàng biết về sản phẩm của mình, các ưu điểm tiện lợi của nó cũng như uy tín, thế lực của công ty, tạo ý thích và lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm của mình.

- Thúc đẩy hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, dịch vụ phụ tùng.

Sau khi mua và sử dụng xe ô tô, khách hàng vẫn có một nhu cầu cấp thiết nữa không kém gì nhu cầu mua xe ô tô, đó là nhu cầu về dịch vụ sửa chữa xe ô tô. Bởi vì ô tô là một sản phẩm không nhỏ, quá trình sử dụng bền, lâu dài nhất thiết cần đến dịch vụ bảo hành. Hơn nữa, yếu tố an toàn của xe có liên quan đến tính mạng con người và của cải của chính họ, vì vậy mà sự hướng dẫn sau bán hàng càng trở nên vô cùng quan trọng. Mặt khác, phụ tùng thay thế cho ô tô không đơn giản như xe đạp hay xe máy, mỗi hãng xe có một loại phụ tùng riêng mà các hãng xe khác nhau không thể lắp dẫn dùng chung được, đó là chưa kể cùng một hãng xe, một loại xe nhưng model khá nhau thì phụ tùng thay thế chưa chắc đã giống nhau. Đối với các công ty lắp ráp ô tô, dịch vụ sau bán hàng là một công cụ cạnh tranh mới và hiệu quả.

* Đầu tư chiều sâu vào công nghệ, đón bắt kỹ thuật tiên tiến.

Các công ty luôn phải nỗ lực theo đuổi sự hoàn thiện và liên tục cải tiến trang thiết bị, đầu tư và áp dụng công nghệ mới. Để tạo được nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ cần:

- Trích 2 - 5% doanh số bán ra cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sản phẩm, chi phí này tính trong giá thành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 thiết kế, tư vấn các bí quyết về công nghệ. Kết hợp hợp lý quá trình nghiên cứu và sản xuất đảm bảo mỗi năm có 3-5 sản phẩm mới được đưa ra thị trường.

- Ưu tiên nguồn viện trợ của nước ngoài cho phát triển khoa học công nghệ sản xuất cơ khí giao thông.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ sản xuất sản phẩm tiêu thụ hàng năm.

* Phát triển nguồn nhân lực

Nhân tố con người vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của công ty. Việc phát triển nguồn lực nhân lực là một chiến lược quan trọng. Trong đó, đào tạo được xem là một trong những nhân tố then chốt. Chú trọng đào tạo các kỹ sư, công nhân có trình độ tay nghề là cần thiết. Doanh nghiệp nên cố gắng tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi đào tạo ở các nước chính hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật nâng cao kiến thức chuyên ngành. Các công ty cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ những kiến thức cơ bản đến những kiến thức chuyên ngành, tránh tình trạng đào tạo tràn lan. Cần có chính sách tuyển người hợp lý và thực hiện theo công thức 4Đ: đào tạo, đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào thải để lựa chon những người có khả năng về nghiệp vụ.

Khuyến khích nhân viên có tay nghề cao, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề nâng bậc cho nhân viên, tạo động lực cho họ phấn đấu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của Nhà máy ô tô VEAM, Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 49 - 52)