Định hướng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 101 - 102)

4. Phân loại lao động theo trình độ

4.3.1. Định hướng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy

Để công việc kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn Nhà máy ô tô VEAM đã xây dựng kế hoạch định hướng chiến lược phát triển trong năm 2015 và những năm tiếp theo, mục tiêu chiến lược của Nhà máy là ‘‘Tạo sự ổn định vững chắc, trên cơ sở đó phát triển hoạt động kinh doanh, một cách toàn diện, mở rộng hoạt động kinh doanh khắp địa bàn các tỉnh trong nước, quyết tâm trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tại Thanh Hóa trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất ô tô’’ Từ những mục tiêu trên Nhà máy đã có những định hướng sau:

Nhà máy xây dựng kế hoạch sản xuất 2.268 xe ô tô các loại, tiêu thụ 2.100 xe, đạt doanh thu 700 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 101 tỷ đồng, thu nhập bình quân 5,4 triệu đồng/người/tháng.

Về công tác cán bộ: Tiếp tục nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, tạo dựng mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo với công nhân viên và giữa công nhân viên với công nhân viên.

Về kinh doanh: Phấn đấu doanh thu bán hàng hàng năm tăng từ 6% đến 12%, duy trì các mặt hàng thế mạnh của mình, đồng thời đưa thêm nhiều loại sản phẩm mới ra thị trường.

Về công tác thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, chào hàng khuyến mại tham gia các hội thảo về hàng tiêu dùng, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá triển lãm sản phẩm tại các hội chợ thương mại được tổ chức hàng năm, khai thác thêm thị trường bằng nhiều mẫu mã mặt hàng mới.

Theo dõi, phân tích tình hình biến động nhu cầu của thị trường, để đưa ra được những dự báo, kế hoạch kinh doanh hợp lý trong thời kỳ ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh quyết liệt.

Xét theo khía cạnh doanh nghiệp và sản xuất thì mục tiêu phấn đấu đó sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho gần 704 lao động hiện nay cũng như phát huy công suất sử dụng máy móc lên 60%. Đối với mục đích kinh doanh thì đó sẽ là con sốđảm bảo bù đắp chi phí và một phần dành cho tích lũy (có lãi). Về mặt thị trường, xét theo khía cạnh Marketing, thị phần của Nhà máy cũng sẽ tăng với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 mức độ khoảng 5% so với hiện tại là 17%. Nhà máy đang nghiên cứu và đầu tư vào các sản phẩm mới phù hợp với xu thế chung của thị trường ô tô và xu thế phát triển của xã hội. Cụ thể, Nhà máy đang tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp của các hãng như Trường Hải, Vinaxuki... để triển khai lắp ráp loại xe tải nhẹ và tiến hành đàm phán với hãng Kia để lắp ráp xe buýt 24 chỗ ngồi, phát triển giới thiệu loại xe ben mới, đặc biệt công ty sẽ ra mắt loại xe tải 2,7 tấn là loại xe mà từ trước nay được tiêu thụ rất nhiều tại thị trường Việt Nam vào đầu năm 2015.

Mục tiêu chiến lược Marketing của Nhà máy là mở rộng thị trường, do đó ngoài việc khai thác các thị trường truyền thống như ở các trung tâm kinh tế chính trị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy còn phải dành sự quan tâm thích đáng tới các thị trường các địa phương khác cũng có nhiều tiềm năng. Các địa phương như Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hải Phòng đã được Nhà máy khai thác. Tuy nhiên hoạt động của một sốđại lý còn tỏ ra kém thuyết phục so với những lợi thế tiềm năng cũng như tiềm năng của thị trường địa phương. Ngoài mục tiêu mở rộng thị trường, chiến lược Marketing của Nhà máy còn phải đảm bảo nâng cao uy tín của Nhà máy cũng như sản phẩm của Nhà máy, nâng cao chất lượng dịch vụ trước, trong và sau quá trình bán hàng và phát triển lực lượng Marketing chuyên nghiệp trong và xung quanh Nhà máy. Cải tiến chất lượng sản phẩm, có chính sách giá phù hợp với thu nhập của khách hàng, tăng tỉ lệ nội địa hoá trong nước để hướng tới xuất khẩu là mục tiêu của Nhà máy.

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 101 - 102)