Chi phí dự phòng (≈10%) 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 122 - 126)

Cộng 1160 360 1560 335 370 1410 210 510 1010 210 520 835 10.966

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

1. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, nó nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đó là điều kiện tiền đề để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường xác định cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, cho đến đánh giá khả năng sản xuất của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định đầu tư tối ưu nhất. Nội dung tiêu thụ sản phẩm gồm: Nghiên cứu thị trường, kế hoạch hóa tiêu thụ, các chính sách xúc tiến hỗn hợp trong doanh nghiệp và tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ bán hàng.

2. Qua phân tích thực trạng về tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM tôi đã đánh giá được hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy trong thời gian qua như sau: Công tác tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy trong những năm qua đã có một bước tăng trưởng không ngừng, từng bước chiếm lĩnh được thị trường, tạo được uy tín với người tiêu dùng, Địa bàn tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy là rất lớn, trải dài trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên qua đó, phát hiện các hạn yếu đang tồn tại tại Nhà máy là: sản lượng tiêu thụ của Nhà máy chỉđạt 81,2% kế hoạch; các đại lý tiêu thụ mới chỉ tập trung ở các trung tâm thành phố lớn do đó sản phẩm của Nhà máy cũng chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng, chủ yếu tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; mạng lưới đại lí phân phối chưa hợp lí không đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm đúng thời gian và địa điểm; Chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng còn hạn chế; Các hoạt động quảng cáo còn chưa được thường xuyên, liên tục, chưa mang tính chuyên nghiệp; dịch vụ sau bán hàng chưa được quan tâm đúng mức, phụ tùng sửa chữa còn thiếu. Nguyên nhân là do Chưa có chính sách đào tạo, quản lý hữu hiệu với lực lượng bán hàng và làm công tác tiêu thụ; Việc quản lý thông tin thị trường còn yếu kém, thông tin thu thập, xử lý chậm, thiếu chính xác; Sự hoạt động ngày càng tăng của các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113 doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước dẫn đến tính cạnh tranh ngày càng gay gắt; Một số khó khăn từ nền kinh tế mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế và một số khó khăn do cơ chế, chính sách.

3. Để đạt được mục tiêu đã đề ra của Nhà máy đề tài đã đưa ra một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ô tô VEAM – Bỉm Sơn – Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2020 gồm: (i) Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán sản phẩm; (ii) Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường; (iii) Tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng; (iv) Hỗ trợ tài chính cho khách hàng mua xe của VEAM MOTOR; (v) Tăng cường chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng của Nhà máy; (vi) Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng; (vii) Tăng cường công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng của Nhà máy. Hy vọng các giải pháp này khi được vận dụng trong thực tiễn sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về mua xe của khách hàng, để trong tương lai không xa Nhà máy ô tô VEAM trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để cho mọi người dân đến mua xe trong quá trình kinh doanh và trong cuộc sống của mình.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Kiến ngh vi Nhà nước

Hiện nay tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ô tô diễn ra phổ biến và có chiều hướng ngày càng phức tạp, do đó Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Luật kinh doanh ô tô; rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh ô tô, đồng thời, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ và áp dụng các biện pháp chế tài, xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp ô tô.

5.2.2. Kiến ngh vi Tng công ty công nghip ô tô Vit Nam

Sự ra đời của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian qua đã đánh dấu một bước phát triển mới trên thị trường ô tô của Việt Nam; thực hiện vai trò trung gian trong việc giám sát và giải quyết các vấn đề nảy sinh có liên quan giữa các doanh nghiệp ô tô thành viên. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian qua là khá mờ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114 nhạt, chưa thể hiện đầy đủ các chức năng và quyền hạn của mình, nhất là trong việc giám sát, chế tài và kiến nghị xử phạt các doanh nghiệp ô tô vi phạm các quy định của pháp luật và các thoả thuận chung trong tổng công ty; chưa làm tốt chức năng trung gian để gắn kết trong hoạt động giữa các doanh nghiệp thành viên. Trong thời gian tới, để làm tốt hơn nữa vai trò của mình, tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam cần:

Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện các đơn vị thành viên vi phạm các quy định của pháp luật và các thoả thuận chung để có các biện pháp kiến nghị và xử phạt nghiêm minh nhằm làm lành mạnh hoá thị trường ô tô Việt Nam.

Hình thành hệ thống thông tin chung giữa các công ty ô tô. Khi thị trường ô tô ngày càng phát triển, các đối tượng mua xe ngày càng nhiều. Trong khi đó giữa các doanh nghiệp ô tô thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin cho nhau trong việc tiêu thụ xe. Hơn nữa, các doanh nghiệp ô tô, một phần do thiết thông tin, một phần do cạnh tranh giành giật khách hàng của nhau mà chưa áp dụng chính sách giá ô tô dựa trên cơ sở thu nhập của khách hàng. Từ đó việc thực thi một chính sách phí linh hoạt là rất khó khăn trong tình hình hiện nay. Vì vậy, việc hình thành hệ thống thông tin chung giữa các doanh nghiệp ô tô là một trong những yêu cầu cần thiết hiện nay. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp ô tô khác để cùng nhau phát triển và khai thác thị trường. Các lĩnh vực có thể hợp tác là đào tạo đội ngũ tư vấn viên , xây dựng uy tín, quảng bá hình ảnh tốt đẹp về ngành, đặc biệt là việc tạo lập và duy trì sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường ô tô của Nhà máy ô tô VEAM nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 122 - 126)