Thực trạng số lượng sản phẩm tiêu thụ

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 67 - 74)

4. Phân loại lao động theo trình độ

4.1.1. Thực trạng số lượng sản phẩm tiêu thụ

4.1.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch số lượng sản phẩm tiêu thụ

Nhà máy ô tô VEAM là đơn vị trực thuộc tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, nên hàng năm, phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ của Nhà máy, kế hoạch này chủ yếu dựa vào các quyết định của Tổng công ty và chỉ thị của Ban lãnh đạo Nhà máy nên nhiều khi mang tính chủ quan không theo nguyên tắc, phương pháp cụ thể. Chưa có kế hoạch ngắn hạn cho từng tháng, từng quý. Kế hoạch nhiều khi không sát với thực tiễn, thường xuyên thay đổi đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ của Nhà máy. Do vậy, để có thể lập kế hoạch tiêu thụ chính xác, phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như tình hình thực tế của Nhà máy thì công tác lập kế hoạch của Nhà máy cần phải được chú trọng.

Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM được đánh giá thông qua bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Bảng 4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn từ 2011- 2013

Tên xe Loại xe

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kế hoạch

(Xe) Thực hiện (Xe)

Tỷ lệ hoàn thành

(%)

Kế hoạch

(Xe) Thực hiện (Xe)

Tỷ lệ hoàn thành

(%)

Kế hoạch

(Xe) Thực hiện (Xe)

Tỷ lệ hoàn thành (%) Rabbit Tải 169 139 82,2 134 110 82,1 126 102 81,0 Rabbit Ben 188 85 45,2 95 50 52,6 80 85 106,3 Cub Tải 278 136 48,9 130 113 86,9 98 97 99,0 Cub Ben 98 44 44,9 78 50 64,1 52 40 76,9 Fox Tải 589 351 59,6 192 192 100,0 159 185 116,4 Fox - 1 Tải 205 182 88,8 Puma Ben 10 0,0 49 32 65,3 Bull Tải 340 223 65,6 112 91 81,3 108 78 72,2 Dragon Tải 31 123 75 61,0 Dragon - 1 Tải 197 203 103,0 Tiger Tải 43 3 7,0 141 105 74,5 Lion Tải 94 31 33,0 85 101 118,8 Camel Tải 180 167 92,8 Hyundai 65 Tải 75 22 29,3 335 388 115,8 28 70 250,0 Hyundai 72 Tải 123 91 74,0 385 628 163,1 Maz 555102 Ben 94 45 47,9 11 13 118,2 11 4 36,4 Maz 543203 ĐK 9 3 33,3 9 0,0 9 8 88,9 Maz 642208 ĐK 31 13 41,9 10 8 80,0 6 0,0 Maz 437041 Tải 34 7 20,6 11 1 9,1 6 3 50,0 Cộng 2361 1394 59,0 1905 1882 98,8 2181 1909 87,5 (Nguồn: Phòng kế toán)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 Qua bảng 4.1. ta thấy, trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, chưa có năm nào Nhà máy ô tô VEAM đặt được kế hoạch đề ra về tiêu thụ sản phẩm, năm cao nhất là năm 2012 cũng chỉđạt 98,8 % là do trong năm 2012 có những dòng xe vượt kế hoạch đặt ra như: Huyndai 65 kế hoạch là 335 xe, nhưng tiêu thụ được 338 xe, huyndai 72 kế hoạch là 385 xe, thực hiện được 628 xe vượt 63,1 % kế hoạch do đây là dòng xe có uy tín chất lượng trên thị trường do Nhà máy lắp ráp theo quy trình công nghệ của Nhà máy ô tô Huyndai Hàn Quốc, tuy nhiên các dòng xe do Nhà máy lắp ráp tiêu thụđược rất ít so với kế hoạch đặt ra như: Maz 437041 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉđạt có 9,1 %, Tiger chỉđạt 7%,… thậm chí có những dòng xe không tiêu thụđược xe nào như: Maz 543203. Nguyên nhân là do, các dòng xe do Nhà máy lắp ráp mẫu mã chưa được phong phú, còn chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài,… Còn ở năm 2011 thì chỉ đạt có 59 % kế hoạch đặt ra là do hầu hết các sản phẩm do Nhà máy sản xuất kế hoạch đặt ra đều không thực hiện được, nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn làm cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm. Năm 2013 cũng chỉđạt 87,5 % kế hoạch. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty ô tô khác trên thị trường, mặt khác do nhu cầu của khách hàng.

4.1.1.2. Tình hình số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm

Nhà máy ô tô VEAM đang tiến hành sản xuất và lắp ráp rất nhiều các dòng xe khác nhau, Với chủng loại mặt hàng đa dạng, sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được mức thu nhập ở nhiều mức khác nhau của người tiêu dùng từ sản phẩm bình dân đến sản phẩm cao cấp phục vụ đến những người tiêu dùng khó tính nhất. Nhà máy ô tô VEAM tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm qua các năm với chất lượng ngày càng đảm bảo.

Sản lượng tiêu thụ hàng năm của Nhà máy có nhiều biến đổi, và mặt hàng tiêu thụ cũng biến động nên việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm đểđáp ứng nhu cầu thị trường là khá phức tạp. Đây là trách nhiệm lớn của phòng kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường đểđưa ra kế hoạch sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Bảng 4.2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Nhà máy giai đoạn 2011 – 2013

Tên xe Loxe ại Năm (Xe) So sánh (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Rabbit Tải 139 110 102 79,1 92,7 Rabbit Ben 85 50 85 58,8 170,0 Cub Tải 136 113 97 83,1 85,8 Cub Ben 44 50 40 113,6 80,0 Fox Tải 351 192 185 54,7 96,4 Fox Ben 10 22 41 220,0 186,4 Puma Tải 191 119 122 62,3 102,5 Puma Ben 32 Bull Tải 223 91 78 40,8 85,7 Bull Ben 43 Dragon Tải 31 75 241,9 Tiger Tải 3 105 3500,0 Lion Tải 31 101 325,8 Camel Tải 167 Hyundai 65 Tải 22 388 70 1763,6 18,0 Hyundai 72 Tải 91 628 690,1 0,0 Maz 555102 Ben 45 13 4 28,9 30,8 Maz 551605 Ben 32 14 7 43,8 50,0 Maz 651705 Ben 9 4 44,4 Maz 543203 ĐK 3 8 Maz 642205 ĐK 2 1 50,0 Maz 642208 ĐK 13 8 61,5 0,0 Maz 437041 Tải 7 1 3 14,3 300,0 Maz 533603 Tải 1 0 5 Maz 630305 Tải 1 7 3 700,0 42,9 Cộng 1394 1882 1909 135,0 101,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Qua bảng 4.2 ta thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ tại Nhà máy tăng lên qua các năm với mức tăng lần lượt là 35% vào năm 2012 và 1,4% vào năm 2013, nguyên nhân tăng vào năm 2012 là do số lượng xe Hyundai 65 và Hyundai 72 tăng mạnh do đây là 2 dòng xe do Nhà máy lắp ráp cho Nhà máy ô tô Huyndai của Hàn Quốc, đây là Nhà máy có uy tín trên thị trường, các sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ rất tốt vì chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Còn năm 2013, chỉ tăng có 1,4 % là do một số sản phẩm do công ty sản xuất ra đã giảm lượng tiêu thụ và đặc biệt là do số lượng xe Hyundai 65 và Hyundai 72 chỉ tiêu thụ có 70 xe, nguyên nhân là do trong năm 2013 linh kiện do Nhà máy Huyndai chuyển sang cho Nhà máy không đủđể lắp ráp.

4.1.1.3. Tình hình số lượng sản phẩm tiêu thụ theo thị trường

Dự đoán số lượng sản phẩm thị trường qua quan sát, phân tích nhu cầu, sự cạnh tranh, các trung gian, vấn đề chuyển giao công nghệ để nắm bắt nhu cầu của khách hàng có tầm quan trọng vô cùng to lớn.

Hiện nay, do thu nhập, thị hiếu của khách hàng và chiến lược thị trường của Nhà máy ở mỗi khu vực là khác nhau nên mức Nhà máy phân chia thị trường tiêu thụ thành 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

- Thị trường miền Bắc, Nhà máy mở rộng thị trường đến hầu hết các tỉnh, kể cả các tỉnh miền núi, Cao Bằng, Bắc Kan, Lai Châu… Đây là thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển tốt. Thị trường trọng điểm ở khu vực miền Bắc đó là Hà Nội.

- Thị trường miền Trung, hệ thống đại lý của Nhà máy được phân bố từ Thanh Hóa cho tới Lâm Đồng với 18 tỉnh thành và tổng số 33 đại lý bao gồm cảđại lý cấp 1 và đại lý cấp 2. Số lượng ô tô tiêu thụ tại thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xe tiêu thụ hằng năm, với thị trường trọng điểm tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất là Thanh Hóa.

- Thị trường miền Nam, lượng xe tiêu thụ của Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, tại thị trường miền Nam Nhà máy ô tô VEAM có tổng số 23 đại lý ở 14 tỉnh thành, các đại lý tập trung chủ yếu Thành phố Hồ Chí Minh với 7 đại lý, còn ở các tỉnh, thành phố khác chỉ có 1 đại lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Bảng 4.3. Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo thị trường giai đoạn từ 2011- 2013

TT

Tỉnh thành

2011 2012 2013 So sánh (%)

SL (Xe) CC (%) SL (Xe) CC(%) SL (Xe) CC (%) 2012/2011 2013/2012

1 Hà Nội 103 39,2 437 70,0 259 50,5 424,3 59,3 2 Vĩnh Phúc 14 5,3 7 1,1 6 1,2 50,0 85,7 3 Bắc Giang 18 6,1 13 2,1 4 0,8 81,3 30,8 4 Hải Dương 28 10,6 27 4,3 31 6,0 96,4 114,8 6 Ninh Bình 11 4,2 4 0,6 9 1,8 36,4 225,0 7 Nam Định 30 11,4 88 14,1 138 26,9 293,3 156,8 Tổng Miền Bắc 263 100,0 621 100 513 100,0 100,0 237,3 8 Thanh Hóa 98 30,8 96 29,7 57 17,6 98,0 59,4 9 Nghệ An 45 14,2 22 6,8 22 6,8 48,9 100,0 10 Quảng Trị 33 10,4 25 7,7 7 2,2 75,8 28,0 13 Quảng Ngãi 32 10,1 14 4,3 5 1,5 43,8 35,7 14 Ninh Thuận 0 0,0 16 5,0 41 12,7 0,0 256,3 15 Gia Lai 17 5,3 42 13,0 8 2,5 247,1 19,0 16 ĐăkLăk 28 8,8 35 10,8 47 14,6 125,0 134,3 Tổng Miền Trung 311 100,0 325 100 323 100,0 100,0 101,6 17 Bình Dương 42 5,1 45 4,8 82 7,6 107,1 182,2 18 Đồng Nai 18 2,2 39 4,2 88 8,2 216,7 225,6 19 TP.HCM 313 38,2 491 52,5 468 43,6 156,9 95,3 20 An Giang 33 4,0 10 1,1 25 2,3 30,3 250,0 21 Bến Tre 76 9,3 128 13,7 217 20,2 168,4 169,5 Tổng Miền Nam 820 100,0 936 100,0 1073 100,0 114,1 114,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 Qua bảng 4.3, ta thấy sản lượng tiêu thụ theo thị trường của Nhà máy ô tô VEAM trong 3 năm (2011 – 2013) có tăng qua các năm xong tăng nhiều nhất là tại khu vực miền Nam. Cụ thể, số lượng xe tại khu vực miền Nam tiêu thụ năm 2011 là 820 xe, năm 2012 là 936 xe và năm 2013 là 1073 xe, còn tại 2 thị trường còn lại là miền Bắc và miền Trung có tăng nhưng rất ít. Nguyên nhân là do nhu cầu mua xe của khách hàng tại hai thị trường này ít và tại hai thị trường này đối thủ cạnh tranh rất nhiều.

4.1.1.4. Tình hình số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kênh phân phối

Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường là thiết lập, phát triển hệ thống phân phối và phương thức phân phối sản phẩm. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Nhà máy đã thiết lập được một hệ thống phân phối sản phẩm khá hiệu quả như sau :

Sơđồ 4.1. Hệ thống các kênh tiêu thụ của Nhà máy

Bảng 4.4. Sản lượng tiêu thụ theo kênh phân phối giai đoạn 2011 – 2013 Năm

Chỉ tiêu

2011 2012 2013

SL (Xe) CC (%) SL (Xe) CC (%) SL (Xe) CC (%)

- Đại lý cấp 1 900 62,24 1.311 69,62 1.414 74,07 - Đại lý cấp 2 494 35,76 571 30,38 495 25,93

Tổng 1.394 100,00 1.882 100,00 1.909 100,00

(Nguồn: Báo cáo thường niên VEAM)

Khối lượng sản phẩm của Nhà máy VEAM tiêu thụ theo kênh phân phối, thể hiện qua đồ thị sau:

Nhà máy ô tô VEAM

Đại lý cấp I Đại lý cấp II

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đại lý cạp 1 Đại lý cạp 2

Biểu đồ 4.1. Sản lượng ô tô tiêu thụ qua các kênh

Nhà máy đã ký kết các hợp đồng với các đại lý tiêu thụ sản phẩm ở hầu hết các tỉnh ở cả 3 miền. Việc quản lý các đại lý và theo dõi đại lý này được giao cho các cán bộ phòng kinh doanh.

Đại lý cấp 1: Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Nhà máy. Kênh tiêu thụ này chiếm phần lớn doanh số tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM: Năm 2011 là 62,24%, năm 2012 là 69,62%, năm 2013 là 74,07% trong tổng doanh số bán ra của Nhà máy. Đa số các đại lý này đều là khách hàng thường xuyên và trung thành với Nhà máy và phân bố ở rất nhiều khu vực khác nhau trong cả nước.

Đại lý cấp 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm 35,76% năm 2011; 30,38% năm 2012 và đến năm 2013 chiếm 25,93% trong tổng số lượng sản phẩm bán ra toàn Nhà máy. Lý do chính là do các đại lý thường mua với số lượng ít hơn, mẫu mã không phong phú chưa đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 67 - 74)