Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ôtô

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 31 - 33)

* Sản phẩm ô tô có kết cấu phức tạp

Đặc điểm nổi bật của ngành đó là sản phẩm mang giá trị rất cao. Chiếc xe ô tô từ rất lâu đã không còn được coi chỉ là phương tiện đi lại đơn thuần mà các nhà chế tạo đã không ngừng trang bị cho nó vô số tiện ích khác, khiến cho ô tô giờđây như một mái nhà di động, một biểu tượng của sự giàu có, thịng vượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Một chiếc ô tô được hình thành từ rất nhiều chi tiết-gần 30 000 chi tiết đòi hỏi sự tinh vi trong chế tạo, một số chi tiết lại có khối lượng lớn, cồng kềnh. Ví dụ: đối với xe tải gồm các chi tiết như: Cabin, kính chắn gió, đèn chiếu sáng, hệ thống treo, hệ thống truyền động, thân, vỏ xe, động cơ sử dụng nhiên liệu, khung, gầm, động cơ….nên đã tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình lắp ráp sản phẩm. Do sản phẩm có kết cấu phức tạp, hơn nữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao nên quá trình lắp ráp sản phẩm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối bởi vì chỉ cần một sự sai lệch nhỏ cũng có thểảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm và do đó làm giảm uy tín của sản phẩm đó trên thị trường.

* Sản phẩm ô tô có giá trị lớn

Do đặc điểm này nên tại Việt Nam, ô tô được coi là loại hàng hóa tiêu dùng đặc biệt. Một chiếc xe ôtô có giá trị từ chục nghìn đôla cho đến hàng trăm nghìn đô, thậm chí có cái lên tới 700.000 đến 800.000 USD. Ví dụ: xe tải có giá từ 120.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, xe ben có giá từ 150.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng….

* Sản phẩm có sự đa dạng về chủng loại, phong phú về nhãn mác.

Chính nhờ các đặc điểm này mà ngành công nghiệp ô tô trở thành khách hàng của rất nhiều các ngành khác.

Quá trình đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, giao thông vận tải – Một khâu quan trọng của kết cấu hạ tầng cũng đang trong quá trình đó. Đảng ta đã đề ra chiến lược hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước để nhằm đưa nước Việt Nam lên hàng các nước Công nghiệp hóa. Chúng ta dự định hoàn thành quá trình công nghiệp hóa trong 25 năm. Lúc đó dân số nước ta khoảng 110 triệu người. Giả sử mật độ ô tô trên thế giới lúc đó vẫn là 10 người trên 1 xe thì lúc đó nước ta sẽ có 11 triệu xe ô tô, bằng số ô tô của Nhật năm 1967. Ngày này nước ta mới có khoảng 33.000 xe ô tô, như vậy mức độ tăng bình quân mỗi năm khoảng 450.000 xe ô tô, bằng mức tiêu thụ ô tô hiện nay ở Thái Lan.

Hiện nay, ngành cơ khí ô tô của Việt Nam là ngành hoàn toàn mới. Nhu cầu mua sắm của nhân dân ngày càng tăng. Để đảm bảo nhu cầu này Việt Nam phải lựa chọn phương thức: làm lấy ô tô hay mua ô tô dùng? Nếu không tổ chức sản xuất đi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 từ lắp ráp thì nước ta sẽ phải chi 800 triệu USD để nhập 40.000 xe ô tô, bằng sô tiền xuất khẩu 4 triệu tấn dầu thô. Ngược lại, nếu tổ chức sản xuất trong nước đi từ lắp ráp thì chúng ta thu thuế CKD ít nhất 30%, 15% thuế lợi tức, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người và nếu công việc trong nước chúng ta phấn đấu để cung cấp 10% giá trị thôi thì cũng đã có một sản lượng là 80 triệu USD. Vì vậy, chủ trương phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam là đi từ lắp ráp là đúng đắn.

Ngành công nghiệp cơ khí ô tô là ngành mới, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, ngành cơ khí ô tô không thể tách rời kết quả của những chính sách bảo hộ của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách hợp tác đầu tư, luật thuế cũng như các nghị định, thông tư và sự hợp tác thực hiện của các cơ quan hữu quan.

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 31 - 33)