Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 77 - 82)

4. Phân loại lao động theo trình độ

4.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoà

4.2.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị a) Chính trị

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị rất ổn định, do đó, trong ngắn hạn, nền kinh tế nói chung và ngành ô tô nói riêng sẽ không phải chịu ảnh hưởng của biến động về chính trị. Tình trạng tham nhũng đã được thừa nhận và Chính phủ Việt Nam đang có những bước đi để giải quyết.

Yếu tố chính trị ảnh hưởng lớn nhất đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian gần đây chính là những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông. Hiện nay, Trung Quốc đang là nhà cung cấp linh kiện lớn thứ 2 cho Việt Nam, vì vậy, xung đột xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất trong nước.

Các linh kiện sử dụng để lắp ráp ô tô chủ yếu tại Nhà máy ô tô VEAM được cung cấp chính bởi các đối tác Trung Quốc, như vậy nếu có mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của Nhà máy.

b) Kinh tế

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực châu Á với mức tăng trung bình 7.1% trong thời kì từ năm 2000-2012. Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của tầng lớp trung lưu, những người có nhu cầu về tiêu thụ xe ô tô. Ngoài ra, tốc độđô thị hóa lớn cũng góp phần khiến cho nhu cầu ô tô tăng cao.

Về phía Chính phủ, việc kiên trì với mục tiêu toàn cầu hóa qua quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được coi là những bước đi đúng hướng. Cùng với đó, Việt Nam cũng trở thành thành viên của WTO và AEC hứa hẹn tạo ra sự cạnh tranh và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển. Ra nhập WTO sẽ làm cho Nhà máy phải cạnh tranh với ô tô của các nước trên thế giới, đó cũng là một thách thức không nhỏđối với Nhà máy mới như Nhà máy ô tô VEAM.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức. Chính sách giảm giá tiền tệ mặc dù có những tác động tích cực đến cán cân thương mại. Đối với Nhà máy ô tô VEAM các linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy khi Nhà nước đưa ra Chính sách giảm giá tiền tệ sẽ làm cho Nhà máy gặp bất lợi về chi phí đầu vào.

4.2.1.2. Đối thủ cạnh tranh

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, tổng sản lượng bán hàng của các thành viên đã tăng trưởng 20% trong năm 2013, đạt 96.688 chiếc.

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trong nước chủ yếu của Nhà máy là Trường Hải, TMT, Vinaxuki. Hiện nay, Nhà máy đang phải cạnh tranh khá bất lợi với nhiều đối thủ nặng ký đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Điển hình nhất, phải kể đến các DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…...

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước và sự gia tăng của các công ty sản xuất ô tô và kéo theo đó là sự phát triển của thị trường ô tô. Nhà máy ô tô VEAM là Nhà máy mới, chưa có thương hiệu trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy bước đầu đang vô cùng khó khăn. Thị phần của Nhà máy ô tô VEAM năm 2013 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Qua biểu đồ trên ta thấy hiện nay trên thị trường thị phần của Thaco là 32,5%, của Hino là 30,6 % đây là hai doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ số lượng san phẩm lớn nhất và thị phần nhiều nhất cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất mà Nhà máy phải cạnh tranh trên thị trường, thị phần của Nhà máy ô tô VEAM chỉ chiếm có 2,1 % như vậy có thể thấy thị phần của Nhà máy nhỏ hơn hai đối thủ lớn nhất ít nhất 15 lần. Như vậy, để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường Nhà máy cần đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm phù hợp.

* Đối thủ tiềm năng

Ô tô sản xuất trong nước đang được sự bảo hộ của Nhà nước với mức thuế suất nhập khẩu 50%. Theo lộ trình cắt giảm thuế trong AFTA, thuế nhập khẩu tiếp tục giữ 50% trong năm 2015, giảm còn 40% trong năm 2016, 30% trong năm 2017 và 0% vào năm 2018. Lộ trình này áp dụng cho hầu hết các loại xe trên thị trường Việt Nam. Như vậy, khi thuế suất nhập khẩu tiếp tục giảm đến mức 30% thì xe nhập khẩu sẽ có giá tương đương xe lắp ráp trong nước. Nếu không có hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp thì xe nhập khẩu sẽ hoàn toàn đánh bại xe trong nước.

Các đối thủ tiềm tàng của Nhà máy ô tô Veam sắp tới là xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 1- 2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu gần 1.680 xe các loại từ Trung Quốc, gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 495 xe tải nguyên chiếc, gấp 1,9 lần cùng kỳ năm ngoái và chiếm 22,7% lượng ô tô tải nhập khẩu của cả nước.

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho biết sở dĩ lượng xe nhập khẩu Trung Quốc tăng cao do trong nước không đáp ứng đủ. Giá xe nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ bằng 2/3 giá các loại xe từ ASEAN, châu Âu, trong khi chỉ cần 3-4 năm đã hoàn vốn. Vào thời điểm tháng 10-2014, nhu cầu mua xe của các doanh nghiệp vận tải tăng đột ngột sau khi cơ quan quản lý nhà nước siết chặt tình trạng chở hàng quá tải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

4.2.1.3. Khách hàng

Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được tiêu thụ khi nó thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Như vậy, khách hàng và sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngành ô tô hiện đã vượt qua vùng đáy khủng hoảng. Nền kinh tếđang trên đà phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu đầu tư tài sản cố định trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên phải lưu ý rằng, khi Việt Nam ra nhập WTO ô tô nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có giá cả phù hợp hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏđến kết quả tiêu thụ của Nhà máy, vì sản phẩm nhập khẩu sẽ có giá rẻ hơn, khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm phù hợp hơn.

Khách hàng chủ yếu của Nhà máy là các cá nhân, các Công ty. Với yêu cầu về sản phẩm rất cao như: mẫu mã, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán…. Hiện nay, sản phẩm của Nhà máy mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng. Nếu muốn sản phẩm của Nhà máy được khách hàng chấp nhận thì Nhà máy cần đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về sản phẩm.

Khách hàng là người quyết định có tiêu dùng sản phẩm hay không. Vì thế sức ép từ phía khách hàng ở mức cao.

4.2.1.4. Nhà cung cấp

Đối với Nhà máy ô tô VEAM nguồn nguyên liệu của Nhà máy vẫn phải nhập chủ yếu ở nước ngoài với giá không rẻ.

Ngoài ra, Nhà máy mua nguyên vật liệu của các Công ty trong nước như: + Công ty cao su miền Nam (cao su MINA)

+ Công ty pin, ắc quy miền Nam (PINACO) + Công ty dầu nhờn ESSO, CALTEX Việt Nam. + Công ty sơn Nippon, Sơn PPG…

Nếu 1 trong các Công ty này ngừng cung cấp đầu vào cho Nhà máy sẽ làm cho hoạt động của Nhà máy bị gián đoạn đặc biệt là các Công ty ở nước ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

4.2.1.5. Sản phẩm thay thế

Thay thế cho các sản phẩm của công ty có thể gồm các loại sản phẩm sau: Các phương tiện vận tải hàng không: Hiện nay hàng không đã được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn, do dịch vụ hàng không ngày càng cải thiện theo hướng thuận lợi tối đa với lợi ích người tiêu dùng.

Các phương tiện vận tải đường thủy: Các loại tàu thuyền phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa được tăng lên rất cao vì giá dịch vụ của đường thủy rất rẻ.

Tuy nhiên mức độ tiêu thụ sản phẩm của hàng không và hàng thủy ít hơn nhiều so với sản phẩm của ôtô do vốn đầu tư cho sản phẩm lớn hơn rất nhiều.

Hiện nay, ô tô vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ so với khả năng của đại bộ phận dân số Việt Nam. Xe máy và các phương tiện khác là sản phẩm thay thế rất tốt cho ô tô. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ô tô Việt Nam đang không chịu nhiều áp lực từ sản phẩm thay thế do giá ô tô vẫn rất cao, lợi nhuận vẫn hoàn toàn được đảm bảo và không có phương tiện nào có thể thay thế các tính năng mà ô tô có được như: chuyên trở hàng hóa với khối lượng lớn, tiết kiệm chi phí vận chuyển…. Vì vây, sức ép từ sản phẩm thay thếở mức thấp.

Từ các yếu tố trên đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 77 - 82)