Các nhân tố bên trong Nhà máy

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 82 - 96)

4. Phân loại lao động theo trình độ

4.2.2. Các nhân tố bên trong Nhà máy

4.2.2.1. Sản xuất của Nhà máy

Nhà máy ô tô VEAM đang tiến hành lắp ráp các dòng xe chủ yếu là xe tải, xe ben, xe đầu kéo và xe chuyên dùng. Từ những ngày đầu đi vào hoạt động đến nay sản lượng sản xuất ra của Nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm.

Bảng 4.8. Tình hình sản xuất sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM Tên Xe Loại

xe

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh SL

(xe) (%) CC (xe) SL (%) CC (xe) SL (%) CC 12/11 (%) 13/12 (%)

Rabbit Tải 121 6,7 153 6,5 93 4,4 126,4 60,8 Rabbit Ben 112 6,2 108 4,6 40 1,9 96,4 37,0 Cub Tải 90 5,0 197 8,4 101 4,8 218,9 51,3 Cub Ben 96 5,3 121 5,1 9 0,4 126,0 7,4 Fox Tải 308 17,1 220 9,4 251 11,9 71,4 114,1 Fox Ben 44 2,4 31 1,3 34 1,6 70,5 109,7 Puma Tải 214 11,9 178 7,6 59 2,8 83,2 33,1 Puma Ben 0,0 0,0 59 2,8 0,0 0,0 Bull Tải 200 11,1 101 4,3 108 5,1 50,5 106,9 Bull Ben 0,0 25 1,1 34 1,6 0,0 136,0 Dragon Tải 0,0 57 2,4 49 2,3 0,0 86,0 Tiger Tải 0,0 87 3,7 25 1,2 0,0 28,7 Lion Tải 0,0 99 4,2 33 1,6 0,0 33,3 Camel Tải 0,0 0,0 167 7,9 0,0 0,0 Hyundai 65 Tải 150 8,3 293 12,5 37 1,8 195,3 12,6 Hyundai 72 Tải 269 14,9 451 19,2 0,0 167,7 0,0 Maz 555102 Ben 84 4,7 35 1,5 7 0,3 41,7 20,0 Maz 551605 Ben 8 0,4 59 2,5 0,0 737,5 0,0 Maz 651705 Ben 0,0 17 0,7 11 0,5 0,0 64,7 Maz 543203 ĐK 30 1,7 0,0 0,0 0,0 0,0 Maz 642205 ĐK 5 0,3 24 1,0 0,0 48,0 0,0 Maz 642208 ĐK 25 1,4 2 0,1 0,0 8,0 0,0 Maz 437041 Tải 26 1,4 13 0,6 8 0,4 50,0 61,5 Maz 533603 Tải 20 1,1 1 0,0 16 0,8 5,0 16,0 Maz 630305 Tải 1 0,1 63 2,7 56 2,7 63,0 88,9 Tổng 1803 100,0 2351 100,0 2103 100,0 130,4 89,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Qua bảng 4.8 ta thấy tình hình sản xuất của Nhà máy hiện nay đang ở mức trung bình năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 30,4 % nguyên nhân là do trong năm 2012 Nhà máy đẩy mạnh sản xuất hai dòng xe Huyndai và đưa thêm vào sản xuất một số dòng xe khác như: Bull, Dragon, Tiger, Lion…xong sang năm 2013 lại giảm 10,5 %, là do trong năm 2013 Nhà máy không có đủ linh kiện để lắp ráp do các Nhà sản xuất linh kiện không đáp ứng được nhu cầu cho Nhà máy. Như vậy, năng lực sản xuất của Nhà máy hiện nay rất tốt. Tình hình sản xuất hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cụ thể: năm 2011 sản xuất 1803 xe tiêu thụ 1394 xe, sang năm 2012 sản xuất 2351 xe tiêu thụ 1882 xe, và cuối cùng năm 2013 sản xuất 2103 xe tiêu thụ 1909 xe.

4.2.2.2. Chất lượng sản phẩm

Ngày nay chất lượng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.

Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như: Mẫu mã, nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những loại hàng hoá có mẫu mã đẹp …luôn giành được ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại.

Nhà máy ô tô Veam đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong sản xuất với yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm và các sản phẩm sau khi được kiểm định sẽ là các sản phẩm có chất lượng, có uy tín trên thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Bảng 4.9. Tiêu chuẩn kỹ thuật xe xuất xưởng

1 Góc quay bánh xe

Giá trịđo Giới hạn cho phép Góc quay bên trái Góc quay bên trái

45 ± 1 40 ± 1 2 Cường độ sáng 2 Cường độ sáng đèn chiếu xa Trái Phải Giới hạn cho phép cd cd ≥ 12000 cd 3 Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng Giá trịđo Giới hạn cho phép m/km ≤ 5 m/km 4 Đo lực phanh Lực phanh trục 1

Trái Phải Tổng Sai lệch Giới hạn cho phép

KG KG KG % ≤ 25 %

Lực phanh trục 2

Trái Phải Tổng Sai lệch Giới hạn cho phép

KG KG KG % ≤ 25 %

Lực phanh trục 3

Trái Phải Tổng Sai lệch Giới hạn cho phép

KG KG KG % ≤ 25 %

Tổng lực phanh

Tổng lực phanh Hiệu quả Giới hạn cho phép

KG % ≥ 50 %

Phanh đỗ xe Tổng lực phanh Hiệu quả Giới hạn cho phép

KG % ≥ 16 %

5 Sai sốđồng hồ tốc độ

Giá trịđo Sai số Giới hạn cho phép

Km/h % -10% ÷ 20%

6 Khí thải Giá trịđo Giới hạn cho phép %HSU ≤ 50 %HSU

7 Âm lượng còi Giá trịđo Giới hạn cho phép dB(A) 90 ÷ 115 dB(A)

8 Độồn Giá trịđo Giới hạn cho phép

dB(A) ≤107dB(A)

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng)

Hiện nay, sản phẩm của Nhà máy đang được kiểm soát chặt chẽ, tất cả các sản phẩm sau khi sản xuất đều được kiểm tra qua dây chuyền kiểm tra chất lượng với thiết bị công nghệ hiện đại trước khi nhập kho và phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sau: đối với góc quay bánh xe trái và phải phải nằm trong giới hạn cho phép lần lượt là 45 ± 1 và 40 ± 1; cường độ ánh sáng đèn chiếu nằm trong giới hạn cho phép là ≥ 12000 cd; …. và một số chỉ tiêu chất lượng khác phải nằm trong giới hạn cho phép của bảng tiêu chuẩn (bảng 4.9).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Chất lượng sản phẩm của Nhà máy đang được đánh giá khá cao vì các sản phẩm sau khi xuất xưởng được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất bán. Tuy nhiên, theo ý kiến đề xuất của khách hàng được điều tra có các yêu cầu về sản phẩm của Nhà máy như sau: Cải thiện mẫu mã, màu sắc, thay thế các sản phẩm hay hỏng bằng các sản phẩm của Nhà cung cấp có uy tín, nghiên cứu trọng tải xe phù hợp với quy định mới về trọng tải của Nhà nước…..

4.2.2.3. Giá bán

Người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả. Giá bán sản phẩm là một yếu tốảnh hưởng lớn đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Nhà máy.

Với mục tiêu kinh doanh của Nhà máy là không ngừng tập trung sản xuất sản phẩm trọng điểm, đồng thời mở rộng khai thác thị trường tiềm năng, có thu nhập ổn định, người dân có thu nhập thấp hơn nhưng đang dần được nâng cao.

Nhằm đạt được năng lực cạnh tranh cao nhất, Nhà máy đã tiến hành định giá trên cơ sở chi phí sản xuất sản phẩm.

Bảng 4.10. So sánh giá bán sản phẩm của VEAM với một số doanh nghiệp khác năm 2013

Tên xe Thaco (Tr.đ) (Tr.TMT đ) VEAM (Tr.đ)

So sánh với đối thủ (%) Thaco TMT VB 100 229.000 211.000 288.000 125,8 136,5 VB 125 237.000 282.000 303.000 127,8 107,4 VB 150 254.000 293.000 316.000 124,4 107,8 VT 200 279.000 284.000 395.000 141,6 139,1 VT 250 289.000 301.000 396.000 137,0 131,6 VT 340 467.000 480.000 573.000 122,7 119,4 VT 490 568.000 595.000 598.000 105,3 100,5 VT 1110 990.000 985.000 1.023.000 103,3 103,9 VB 950 1.120.000 1.110.000 1.140.000 101,8 102,7 Maz 651705-19T 1.090.000 1.100.000 1.198.000 109,9 108,9 Maz 437041-5T 490.000 520.000 548.000 111,8 105,4 Maz 630305-13,3T 895.000 910.000 989.000 110,5 108,7 Maz 551605-20T 980.000 960.000 1.099.000 112,1 114,5 (Nguồn: VAMA)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 Qua bảng trên ta thấy giá bán các sản phẩm của Nhà máy so với các sản phẩm cùng loại về thông số kỹ thuật của Thaco và TMT đều cao hơn cao nhất là dòng xe tải 2 tấn với mức 41,6%, còn thấp nhất là dòng xe ben 9,5 tấn là 1,8%, như vậy có thể thấy được là giá bán các sản phẩm của Nhà máy hiện nay đang cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó, muốn có thể cạnh tranh về giá bán với các đối thủ cạnh tranh Nhà máy cần có biện pháp hợp lý để có mức giá bán có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

4.2.2.4. Chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng

Hiện nay, Nhà máy ô tô VEAM đang chia bộ phận bán hàng thành 3 nhóm như sau: Nhóm 1 - Phụ trách bán hàng khu vực miền Bắc, Nhóm 2 - Phụ trách bán hàng khu vực miền Trung, Nhóm 3 - Phụ trách bán hàng khu vực miền Nam. Kết quả thực hiện kế hoạch của các nhóm như sau:

Bảng 4.11. Tình hình thực hiện kế hoạch của nhân viên bán hàng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kế hoạch (Xe) Thực hiện (Xe) Hoàn thành (%) Kế hoạch (Xe) Thực hiện (Xe) Hoàn thành (%) Kế hoạch Thực hiện (Xe) Hoàn thành (%) Nhóm 1 401 263 65,6 495 621 125,5 720 513 71,3 Nhóm 2 690 311 45,1 520 325 62,5 480 323 67,3 Nhóm 3 1270 820 64,6 890 936 105,2 981 1073 109,4 Cộng 2361 1394 59,0 1905 1882 98,8 2181 1909 87,5

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng ta thấy, tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của nhân viên Nhà máy gần như chưa đạt kế hoạch chỉ có nhóm 1 trong năm 2012 vượt được kế hoạch 25,5%, còn nhóm 3 vượt kế hoạch ở 2 năm 2012 là 5,2% và năm 2013 là 9,4%, còn nhóm 2 không hoàn thành kế hoạch ở năm nào cả nguyên nhân chủ yếu do:

Hiện nay, đội ngũ nhân viên bán hàng của Nhà máy có tuổi đời trung bình từ 25 - 35 tuổi, tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành Marketing, kinh tế, quản trị…. Nên trình độ không đồng đều khó đạt được hiệu quả cao trong công việc và khó khăn trong việc giao kế hoạch bán hàng cho các nhân viên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên bán hàng còn nhiều hạn chế, việc nắm bắt thị trường đôi khi gặp nhiều khó khăn, nhân viên bán hàng chưa hiểu sâu về các dòng sản phẩm xe tải trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh cũng như các thông số kỹ thuật của sản phẩm xe tải của Nhà máy…Nên chưa giới thiệu được với khách hàng tính năng ưu việt của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.

Một số nhân viên bán hàng có tác phong, ý thức chấp hành kỷ luật chưa tốt, kỹ năng bán hàng thiếu tính chuyên nghiệp (còn có những nhân viên chỉ bán được 1 xe/tháng). Do đó, không đạt được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng tháng được giao.

4.2.2.5. Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy a) Hoạt động nghiên cứu thị trường

Hiện nay, Nhà máy chưa có phòng Marketing, công việc nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà trực tiếp làm việc là các nhân viên bán hàng, phụ trách Marketing và cố vấn dịch vụ. Nhà máy giao nhiệm vụ cho mỗi nhân viên quản lý một khu vực thị trường và chịu trách nhiệm về khu vực mà mình phụ trách.

Các nhân viên quản lý từng khu vực xác định nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về các loại xe mà do các Nhà máy khác cung cấp. Từ đó khoanh vùng thị trường ô tô của Nhà máy trên khu vực của mình phụ trách. Nghiên cứu và phân loại đối thủ cạnh tranh, thường xuyên nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh để có đối sách thích họp nhằm mở rộng thị trường trên khu vực mình phụ trách. Đề xuất ý kiến cho lãnh đạo giải quyết, nhằm lập kế hoạch và xây dựng những chính sách tiêu thụ linh hoạt, nhạy bén.

Thu thập thông tin thị trường được thực hiện theo hai cách:

Nghiên cứu tại các văn phòng: Cán bộ nhân viên phòng kinh doanh thu thập thông tin về nhu cầu của nghành ôtô thông qua các tài liệu, sách báo, sự gia nhập mới và số lượng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu; những thay đổi chính sách của nhà nước có liên quan đến nghành sản xuất ôtô Việt Nam...Ngoài ra, Nhà máy còn phân tích, nghiên cứu thị trường thông qua số liệu kế toán tài chính, thống kê tiêu thụ các năm trước. Song nguồn tài liệu này còn hạn chế rất lớn về tính toàn diện, về độ chính xác củ thông tin thu thập được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 nắm bắt khả năng tiêu thụ xe của Nhà máy và thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng sử dụng các loại xe do Nhà máy cung cấp.

Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường của Nhà máy là chưa tốt. Do chưa có phòng Marketing chuyên trách để đảm nhiệm việc nghiên cứu, phân tích thị trường, nên chưa dự báo chính xác nhịp độ tăng trưởng của thị trường.

b) Hoạt động mở rộng thị trường

Nhà máy ô tô VEAM là đơn vị chuyên sản xuất ô tô nhãn hiệu VEAM. Hiện nay, Nhà máy phân phối sản phẩm tại 54 tỉnh thành trong cả nước, với 90 đại lý đã góp phần đáng kể vào việc đa dạng kênh phân phối và đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng trong việc làm gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm và hình ảnh của Nhà máy ô tô VEAM.

Trong những năm qua, Nhà máy phát triển thị trường tiêu thụ tại tất cả thành phố, thị xã trong cả nước. Chiến lược này cũng đã và đang mang lại cho Nhà máy nhiều thành công lớn. Với uy tín, thương hiệu và tiềm lực tài chính lớn mạnh, việc mở rộng thị trường tiêu thụ của Nhà máy cũng có nhiều thuận lợi hơn so với nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác trong ngành.

Số lượng các trung gian phân phối của Nhà máy thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.12. Số lượng các trung gian phân phối của Nhà máy qua các năm

Năm ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%)

12/11 13/12

1. Đại lý cấp 1 Đơn vị 36 39 39 108,33 100,00

2. Đại lý cấp 2 Đơn vị 20 33 51 165,00 154,55

(Nguồn: Báo cáo thường niên VEAM)

Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM là quá trình mở rộng hay tăng khối lượng khách hàng và lượng hàng hoá bán ra của Doanh nghiệp bằng cách xâm nhập vào thị trường tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh, lôi kéo những người tiêu dùng hiện tại của đối thủ cạnh tranh sang thị trường tiêu thụ của mình. Việc mở rộng thị trường có thểđược thực hiện theo 2 cách, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu. Kết quả mở rộng thị trường của Nhà máy đến năm 2013 thể hiện qua đồ thị dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 ĐV T G Năm M B 1 0 1 3 1 8 2 5 M T 1 4 2 5 3 1 4 2 M N 7 1 5 2 0 2 5 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3

Biểu đồ 4.3. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ của Nhà máy ô tô VEAM giai đoạn 2010 – 2013

Theo đồ thị trên, ta thấy Nhà máy đã khai thác tốt ở các thị trường hiện có, tiến hành phân đoạn, cắt lớp thị trường, cải tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ sau bán hàng. Số lượng các đại lí ở cả 3 khu vực này đều tăng qua các năm. Mặc dù Nhà máy chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ ở cả 3 khu

Một phần của tài liệu giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam – bỉm sơn – thanh hóa (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)