nông thôn mới
- Về hoạt động tuyên truyền, vận động người dân
DĐĐT là công việc khó khăn, phức tạp, gắn liền với lợi ích của đại đa số
sự là phong trào cách mạng tự giác quần chúng. Muốn vậy công tác tuyên truyền cần được duy trì thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức...
Để công tác chuyển đổi ruộng đất đạt kết quả tốt cần phải tập trung tuyên truyền. Tuyên truyền tốt thì nhận thức của người nông dân sẽ được cải thiện, từ đó khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ , tập trung ruộng đất của các hộ, tuyên truyền để hộ nông dân tham gia một cách có trách nhiệm vào tất cả
các hoạt động về tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM. Khó khăn của công tác tuyên truyền là một số hộ nông dân kiên quyết phản đối hoặc có tư tưởng ỷ lại..., nhóm hộ này phải cần sự giúp nhiệt tình của các cán bộ, các cán bộ cần phải tăng cường công tác tuyên truyền làm sao để nhóm hộ này hiểu bản chất và đồng tình. Trong quá trình vận động tuyên truyền cần phải tranh thủ những người có uy tín
ởđịa phương, dòng họ, cán bộ phải là những người gương mẫu, thuyết phục gia
đình. Khuyến khích các hộ sản xuất không hiệu quả chuyển nhượng lại đất cho các hộ sản xuất có nhu cầu tích tụ, điển hình là nhóm hộ trang trại... khắc phục tình trạng ruộng đất còn manh mún, phân tán sau DĐĐT nhằm tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời quy hoạch, thiết kế lại đồng ruộng, xây dựng các vùng chuyên canh, kiên cố hóa kênh mương, giao thông, thủy lợi nội đồng nhằm chủ động tưới tiêu, đi lại, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm, từng bước tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện biện pháp tuyên truyền cần phải năng động, kiên trì.
- Về hoạt động họp dân
Có tổ chức được các cuộc họp dân thì mới hiểu rõ được những trăn trở của hộ nông dân, do vậy cần tổ chức cuộc họp dân có sự tham gia đầy đủ của người dân. Họp dân để phát huy sức dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, mọi vấn
đềđều công khai, đưa ra bàn bạc. Đồng thời xây dựng lực lượng nòng cốt trong vùng, giải quyết thấu tình đạt lý mọi thắc mắc của người dân, cần nắm bắt yêu cầu DĐĐT ở địa phương mình, cần làm cho người dân biết rõ tác động của
nắm chắc tình hình đất đai và cán bộ địa chính giỏi thì nơi đó sẽ thực hiện tốt công tác DĐĐT.
- Về hoạt động đo đạc, bàn bạc, lập hồ sơ địa chính
Để khắc phục những khó khăn đã nêu trên trong hoạt động đo đạc, chúng ta phải khắc phục bằng cách khi chuẩn bị đo đạc thì phải có quy hoạch rõ ràng, cơ chế phối hợp quản lý ởđịa phương phải chặt chẽ. Các Bộ, ngành địa phương phải thực hiện nghiêm quy định về báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồđịa chính để tiện theo dõi. Công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ ngành phải chủ động và chú trọng đến công tác thanh tra.
Muốn lập hồ sơđịa chính thì chúng ta cần phải bàn bạc và đo đạc hợp lý, chính xác. Sau khi chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, các hộ phải thực hiện đo
đạc lập bản đồ số. Cần tổ chức đo đạc chính xác, hợp lý, sau khi đo đạc cần ghi chép lại đầy đủ.
- Về xây dựng phương án
Xây dựng phương án giao ruộng phải linh hoạt, sáng tạo, năng động tuỳ
từng điều kiện cụ thểở các địa phương để sau khi "dồn điền đổi thửa" các hộđều
được thuận lợi vềđiều kiện canh tác và bảo vệ sản xuất.
Thời điểm thuận lợi nhất để thực hiện việc giao ruộng trên thực địa là sau khi thu hoạch lúa và trồng vụđông. DĐĐT không khó nhưng đòi hỏi phải kiên trì trong công tác vận động. Phương án chuyển đổi của các xã phải được lập theo
đơn vị hành chính, trong đó phải lấy đơn vị xã, xóm làm đơn vị tổ chức thực hiện, từng hộ nông dân làm chủ thể. Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng
địa phương để chọn bước đi thích hợp, vững chắc, gắn với các phong trào khác. Phương án DĐĐT phải được xây dựng sát thực tế, đúng quy trình. Cần phải tổ
chức các buổi họp dân để người dân để người dân đóng góp ý kiến của mình vào phương án thêm hoàn thiện đồng thời có thể góp kinh phí để có thể thực hiện tốt vào công tác DĐĐT. Cần áp dụng nguyên tắc “tập trung dân chủ”, thiểu số phục tùng đa số.Khi phương án xây dựng được trên 70% nông dân đồng tình ủng hộ là bắt đầu triển khai thực hiện, sau đó phân công cán bộ các ngành tiếp tục vận động, thuyết phục hộ chưa đồng thuận.
- Về hoạt động bốc thăm, bốc phiếu và cấp lại ruộng
Việc chuyển đổi sử dụng đất phải được công khai, dân chủ trên cơ sở tự
nguyện của các hộ nông dân, tất nhiên dưới sự lãnh đạo của các cán bộ. Nhất là đối với hoạt động bốc thăm, bốc phiếu và cấp lại ruộng đất, cần phải minh bạch, rõ ràng
để tránh gây mâu thuẫn, điều quan trọng là trước khi bốc thăm, bốc phiếu phải tổ
chức cuộc họp dân. Đểđảm bảo sự công bằng cho xã hội trong quá trình dồn đổi đất cần ưu tiên các hộ nông dân thuộc gia đình chính sách, neo đơn không nơi nương tựa, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Khuyến khích các hộ nông dân có nhiều lao động, có vốn nhận một thửa đất xa, đất xấu trước. Khuyến khích các hộ nông dân tự
nguyện gọn thửa, gọn khu trên cơ sởđảm bảo số diện tích của mỗi hộ trước đây đã giao. Sau khi các hộ nhận ruộng thì cần báo lại với tổ công tác để ghi vào biên bản và ký tên.
- Về hoạt động cấp GCNQSDĐ:
Sau khi hoàn thiện hồ sơ địa chính thì cần nhanh chóng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để giúp nông dân ổn định sản xuất,
đầu tư thâm canh trên mảnh ruộng mới của mình.