+ Mục đích, yêu cầu * Mục đích
Trước đây, mặc dù có chuyển đổi đất đai, đã dồn lại được một số thửa nhỏ
thành lớn, tuy nhiên, dồn lại nhưng chưa có chủ trương quy hoạch, tức là chỉ làm khâu trước mắt nhưng chưa chú ý quy hoạch lại ruộng đồng, do đó GTNĐ và hệ
thống thủy lợi còn chưa đáp ứng yêu cầu. Tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM tức là sẽ tiếp tục khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được phê duyệt. Phấn đấu sau thực hiện dồn điền đổi thửa mỗi hộ còn từ 3 đến 4 thửa.
Đồng thời thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đảm bảo đồng bộ để quản lý, sử
dụng quỹđất nông nghiệp của các xã, thị trấn được hiệu quả và chặt chẽ hơn.
* Yêu cầu
Tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự
tham gia của cả hệ thống chính trị về công tác thực hiện dồn điền đổi thửa.Tổ
chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, nhà nước để nhân dân hiểu rõ dồn điền
đổi thửa mang lại lợi ích thiết thực cho chính các hộ sử dụng đất và đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn; từ đó các hộ tự nguyện thực hiện việc
+ Nội dung thực hiện * Về công tác quy hoạch
- Đẩy mạnh chỉ đạo, thực hiện công khai quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt để nhân dân biết và thực hiện; từ đó xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ
2011- 2020. Đồng thời căn cứ quy hoạch được duyệt, tiến hành khoanh định rõ cho từng vùng cụ thể và tổ chức công khai, làm cơ sở cho các hộ chủđộng xây dựng phương hướng sản xuất trên diện tích vùng chuyển đổi.
* Về các hoạt động trong tổ chức DĐĐT
+ Về công tác tuyên truyền:
Nội dung tuyên truyền và phương thức tuyên truyền sẽ phải được thống nhất quan điểm và cách làm từ cấp huyện đến cấp xã, xóm. Kế hoạch đặt ra là huyện Can Lộc phấn đấu sẽ tuyên tuyền vận động tất cả người dân trong huyện biết về chủ trương tổ chức DĐĐT và sẽ thay đổi được hầu hết nhận thức của người dân bằng cách tận dụng các hình thức tuyên truyền (loa, đài, internet…). Đây cũng là một hoạt động quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kết quả chuyển đổi đất đai.
+ Về hoạt động họp dân:
Hoạt động này rất quan trọng, vì thông qua họp dân chúng ta sẽ trực tiếp lắng nghe được ý kiến của người dân cũng như những băn khoăn, thắc mắc mà người dân đang gặp phải. Trước đó, do công tác tuyên truyền, vận động người dân không tốt do đó ít người dân biết đến và tham dự cuộc họp. Do đó không thể
tổng hợp được ý kiến của người dân. Kế hoạch đặt ra là các xóm phải tổ chức các buổi họp dân có sự tham gia đông đủ của người dân- đối tượng trực tiếp hưởng lợi, qua đó cán bộ sẽ trả lời những thắc mắc của người dân một cách hợp lý nhất.
Đồng thời qua buổi họp dân, cần xây dựng được các bản đề án, các văn bản cũng như mọi người có thể tham gia tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM.
+ Về lựa chọn phương án:
Trước đó, khâu lựa chọn phương án không được thông qua cuộc họp dân mà cán bộ tự quyết, tức là tiếp cận theo hình thức trên xuống, cán bộ tự quyết và người dân chỉ việc làm theo, trước đó đã chia theo phương án vận động người
dân tự chuyển đổi đất cho nhau, tự thương lượng giá cả và thời gian chuyển đổi. Như vậy câu hỏi đặt ra là liệu phương án này có hợp lý không? Liệu phương án này có thay đổi hướng quy hoạch theo NTM?
Kế hoạch đặt ra cần thống nhất với cấp huyện, xã đến cấp xóm để đưa ra các phương án và lấy biểu quyết ý kiến của hộ nông dân để lựa chọn phương án tốt nhất. Các cán bộ cần phân tích được ưu, nhược điểm của các phương án, cần hỏi ý kiến người dân xem tại sao không chọn phương án này mà lại chọn phương án kia. Kế hoạch đặt ra là phải lựa chọn được phương án tốt nhất để cán bộ xã, xóm kịp thời triển khai và cho hộ nông dân thực hiện. Đồng thời cần lưu ý đến vấn đề quy hoạch GTNĐ và thủy lợi.
+ Về bốc thăm, bốc phiếu:
Trước đó, một gia đình có thể có 2 người bốc, bốc xong không công bố, một số cán bộ còn lợi dụng quyền để dành phần đất tốt về cho mình, họ hàng mình. Bốc thăm, bốc phiếu phải thể hiện sự công bằng, nếu không công bằng sẽ
làm mâu thuẫn người dân tăng lên và dẫn tới xung đột. Do đó kế hoạch đặt ra là phải chia công bằng ruộng cho người dân, sau đó cần phải công bố số thứ tự và danh sách các nhóm hộ, các nhóm đất cách đánh số thứ tự phiếu gắp thăm với số
thứ tự trên bản đồ. Sau khi hoàn thành cắm mốc ranh giới giữa các bên liên quan. Kế hoạch của hoạt động này là cần tổ chức công khai, minh bạch và đặt lợi ích lên làm đầu.
+ Về hoạt động đo đạc để đo lập bản đồ địa chính:
- Khó khăn: Một số cán bộ cấp xã không có chuyên môn vềđịa chính hay lên kế hoạch quy hoạch nên khi triển khai đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp tài liệu, số liệu. Việc thống kê các biểu mẫu ruộng đất khá phức tạ, ngoài sơđồ, bản đồ, biên bản trích lục (khoảng từ 18- 26 loại giấy tờ khác nhau). Các xã còn phải hoàn thiện từ 6- 12 biểu mẫu thống kê ruộng đất, mỗi biểu mẫu, ít nhất là 7 chỉ tiêu.
sách còn lỏng lẻo, tài liệu thất thoát, không đầy đủ nên có xã gần như phải xây dựng lại từđầu hồ sơ ruộng đất.
Trước khi đo vẽ để lập bản đồ địa chính thì cần phải có sự tham gia của
đơn vị tư vấn đo đạc, trưởng xóm, cán bộđịa chính.
- Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Kế hoạch đặt ra cần hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân một cách nhanh chóng nhất để hộ nông dân có thể yên tâm đầu tư sản xuất.
* Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện , bình quân một xã làm 4 tháng, tối đa 6-7 tháng, thực hiện chủ trương của ban thường vụ Huyện Ủy phấn đấu cơ bản hoàn thành quy hoạch đất đai trong xây dựng NTM. Đồng thời việc triển khai công tác giao thông nội đồng theo quy hoạch đã được phê duyệt, các xã phải ra quân đồng loạt trong một thời điểm chung toàn huyện làm cơ sở cho việc tổ chức DĐĐT.