Các hoạt động trong tổ chức dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 71)

- Xây dựng phương án:

Do đất nông nghiệp ngày trước chia theo NĐ64, ruộng có xấu, có tốt, có xa, có gần. Do vậy giờ phân chia lại cần phải dựa theo hệ số “K” để điều chỉnh nhằm đảm bảo sự công bằng trong sử dụng đất giữa các hộ sử dụng đất. Hệ số “K”

được dự kiến cho từng khu vực, từng loại đất và căn cứ vào mức độ tốt, xấu, điều kiện canh tác và khả năng sinh lời của từng loại đất. Hệ số "K" tỷ lệ nghịch với chất

đất và khả năng sinh lời của đất, tỷ lệ thuận với khoảng cách về vị trí giữa vùng với nơi ở. Khu vực đất và điều kiện canh tác bình thường có thể dự kiến hệ số khoảng 0,9 - 1; khu vực đất tốt, điều kiện canh tác thuận lợi, Hệ số "K" dự kiến có thể 0,7 - 0,8; khu vực đất xấu, điều kiện canh tác không thuận lợi, dự kiến hệ số "K" khoảng 1,5 - 1,6. Diện tích thực tế của hộ sau dồn đổi dược dựa vào hệ số "K" của từng vùng và tính theo như sau:

Diện tích sau DĐĐT = K ×Diện tích hộ được giao sử dụng

Sau khi hệ số “K” được xác định, các hộ sẽ xây dựng phương án chuyển

đổi đất.

hoặc có điều kiện canh tác thuận lợi hơn thì diện tích được nhận nhỏ hơn so với diện tích cũ. Yêu cầu của phương án này là phải xác định hệ số quy đổi cho toàn bộ diện tích cần chuyển đổi theo xứđồng. Mỗi hộ chỉđược nhận từ 3 - 4 thửa theo khu đồng để chống manh mún, nhỏ lẻ. Khi thực hiện phương án này phải được sự

nhất trí cao của các hộ dân, tránh áp đặt gây tâm lý không tốt cho người dân. Phương án 2: Phương án chia lại ruộng

+ Hộ nông dân phải được bàn bạc dân chủ, công khai và tự nguyện tham gia DĐĐT đất nông nghiệp, không gò ép, bắt buộc.

+ Giữ nguyên hạng đất tính thuế, lựa chọn thời điểm chuyển đổi sao cho không ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất.

+ Quá trình DĐĐT đất nông nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm bảo đảm yêu cầu xây dựng, kết cấu hạ

tầng, khai thác, sử dụng tốt quỹđất công và các diện tích chưa sử dụng.

+ Trong chuyển đổi cần khuyến khích đầu tư thâm canh và quan tâm thoả đáng tới các đối tượng chính sách xã hội.

+ CGCNQSDĐđất theo số ô, số thửa sau chuyển đổi. - Tổ chức các buổi họp dân:

DĐĐT ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của hộ nông dân, do đó việc lắng nghe ý kiến của người dân là vô cùng quan trọng, vì có như thế mới nắm bắt

được các tồn tại mà người dân đang gặp phải. Đồng thời qua tổ chức các buổi họp dân, cán bộ có thể triển khai được các đề án, các văn bản cũng như có thể

huy động được mọi người tham gia tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM.

+ Đối tượng dự họp là: Đồng chí trưởng xóm chủ trì cuộc họp, các thành viên trong tổ công tác và các hộ nông dân bao gồm các chủ hộ hoặc người thay mặt chủ hộ đi họp. Trong buổi họp dân, cán bộ sẽ làm rõ lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp với nông dân về DĐĐT đất nông nghiệp để khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất. Đồng thời, cần khắc phục tư tưởng thiệt hơn, ngại khó, sợ va chạm, ỷ lại.

Trong quá trình họp dân, một số thắc mắc lo lắng của người dân cần phải giải quyết: Bảng 4.9 là bảng định tính nên không có chỉ tiêu nghiên cứu.

Bảng 4.9 Thắc mắc lo lắng của người dân và cách giải quyết Vấn đề Ý kiến thắc mắc Quan điểm GQ của các ĐP Vấn đề Ý kiến thắc mắc Quan điểm GQ của các ĐP Tình trạng không ổn định về ruộng đất 1. DĐĐT liệu có mâu thuẫn gì với quan điểm nghị định 64, chia đất lâu

dài cho hộ nông dân không?

Nghị quyết của Đảng là dồn từ thửa nhỏ thành thửa lớn chứ không phải chia lại ruộng, tiêu chuẩn các hộ

nông dân không bị mất đi 2. Đối với những hộ vắng mặt tài thời

điểm chuyển đổi thì làm sao?

Vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn khi thực hiện NĐ64/CP, không rút ra và cũng không chia thêm, chỉ rà soát lại cho chính xác.

3. Có hay không sự điều chỉnh RĐ

giữa các địa phương (thôn, xóm…), liên quan đến vấn đề thay đổi nhân khẩu (lấy chồng, chuyển chỗở…)

Chỉ điều chỉnh đối với các trường

hợp cùng thôn mà không nằm trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường hợp giữa các thôn, các xã, các huyện... với nhau.

4. Những hộ không làm nông nghiệp, vậy diện tích đất đã chuyển nhượng, cho thuê, bán lại được xử lý thế nào?

Nếu chuyển nhượng theo đúng thủ tục thì dồn đổi bình thường, nếu không thì coi nhưđất vẫn của chủ cũ.

5. Hai thửa ruộng gần nhau của hai chủ

hộ khác xã thì có được sát nhập lại với nhau cho thuận lơi việc sản xuất không?

Dù thửa ruộng gần nhau nhưng không được sát nhập vì chủ hộ là khác xã.

6. Tại sao phải thực hiện DĐĐT? DĐĐT xuất phát từ chính lợi ích của hộ nông dân, yêu cầu sản xuất hàng hóa cấp thiết. DĐĐT bắt nguồn từ

công tác quy hoạch và xây dựng NTM

7. Trong quá trình quy hoạch GTNĐ, diện tích đất NN giảm đi, vậy có được bồi thường không?

Không được bồi thường đất nhưng

được bồi thường chi phí đầu tư vào vùng đất còn lại. Quyền lợi và nghĩa vụ tham gia và phương thức thực hiện 1. Những trường hợp đã tự dồn đổi, diện tích khá lớn có nhất thiết phải dồn đổi không? Hộ quá ít khẩu thì dồn thế nào? Hộ có ít khẩu có thể quy về 1 chỗđể bảo đảm diện tích tối thiểu trên mảnh ruộng.

Theo nguyên tắc rũ rối chia lại, những mảnh to vẫn phải làm lại để khỏi ảnh hưởng đến các hộ khác.

2. Tại sao có những hộ ruộng tốt, quy mô lớn nhưng vẫn phải dồn đổi?

Theo phòng trào của huyện, lấy ý kiến đa số, không thể vì lợi ích của một nhóm hộ mà ảnh hưởng đến hộ được. Mà sau DĐĐT điều kiện sản xuất chắc chắn tốt hơn. 3. Đất công điền được sử dụng như thế nào? Có chính sách ưu tiên sử dụng

cho đất này không?

Nhân dân tự quyết định, ưu tiên các cháu sinh sau mốc chia ruộng năm 1994, (nhưng vẫn phải bảo đảm diện tích tối thiểu).

4. Đất lấy ra quy hoạch, đường, mương máng có trừ vào đất giao cho hộ không?

Đất quy hoạch sẽ không trừ vào đất giao cho hộ mà trừ vào đất công điền?

Lựa chọn phương án:

Bảng 4.10 Ý kiến người dân với hai phương án đưa ra

ĐVT: Hộ

Phương án Xã Thiên Lộc Xã Khánh Lộc Xã Thượng Lôc Tổng

Phương án 1 5 2 3 10

Phương án 2 35 38 37 110

Tổng cộng 40 40 40 120

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015

Nhìn vào bảng 4.10. ta thấy: Hầu hết các hộ nông dân được điều tra đã

đồng ý lựa chọn phương án 2 để tiến hành tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM. Song trong nội dung của 2 phương án ấy vẫn chưa giải thích được một số thắc mắc của người dân như sau:

+ Đối với những hộ sử dụng đất nhưng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính như thuế nông nghiệp hoặc các khoản liên quan thì phải làm sao?

+ Đối với những hộ được nhà nước giao đất mà đi làm ăn xa hoặc vì một số lý do nào khác không sản xuất, không hoạt động tại địa phương, không thực hiện các nghĩa vụ tại địa phương sốđất đó sẽ xử lý thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi con em đi lấy chồng đến địa phương khác hay từđịa phương khác lấy về trong xã thì ruộng đất chia theo NĐ64 được hưởng như thế nào?

+ Con em sinh sau Nghị định 64/CP đang rất cần ruộng đất để sản xuất sinh sống thì lại không được cấp đất, trong khi đó những người được cấp đất theo Nghịđịnh 64/CP đã chết thì ruộng đất vẫn không rút, làm cho hiệu quả sữ dụng ruộng đất không cao. Đây là tính bất cập hiện nay song Ban chỉ đạo, Tổ công tác không đề cấp đến phương án giải quyết...

-Bốc thăm, bốc phiếu:

Trước khi tổ chức bốc thăm ngoài thực địa thì phải tổ chức các cuộc họp dân để thống nhất phương án chia cũng như lấy ý kiến của người dân để phương

án thêm đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đồng thời có thể giải quyết được các thắc mắc của hộ mà có thể chưa nêu ra trong phương án.

Sau khi thống nhất được phương án thì chúng ta sẽ tiến hành bốc thăm và giao đất ngoài thực địa. Cần chuẩn bị phiếu bốc thăm và đánh số thứ tự. Nguyên tắc đánh số thứ tự là phải đánh trong phiếu và ở trên ruộng (số thứ tự tại ruộng

được đánh tương ưng trên bản đồ); gắn phiếu vùng, xứđồng. Các nhóm hộ bốc thăm chia làm 3 nhóm: Nhóm 1- 3 khẩu, nhóm 4- 5 khẩu, nhóm 6 khẩu trở lên.

Đồng thời nhóm hộ dân dựa trên nhóm cùng sở thích, cùng dòng họ, cùng tổ liên gia. Các hộ công khai ghi số phiếu của mình để TCT ghi vào biên bản và ký tên. Sau đó công bố công khai danh sách các nhóm hộ, các nhóm đất cách đánh số thứ tự

phiếu gắp thăm với số thứ tự trên bản đồ.

Chỉ có chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền (có giấy uỷ quyền) mới

được tham gia bốc thăm. Tổ chức bốc thăm giữa các hộ có toàn bộ diện tích dồn đổi thuộc tiêu chuẩn của khẩu chính sách được nhận gọn một thửa vào nhóm đất tốt. Tổ

chức bốc thăm giữa các hộđăng kí nhận gọn một thửa vào nhóm đất xấu. Tổ chức bốc thăm giữa các hộ . Tổ chức gắp thăm các hộ còn lại.

- Đo đạc để lp bn đồđịa chính

Đo đạc bản đồđịa chính là cơ sở quan trọng cho khâu kê khai đăng ký, lập hồ sơđịa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trước đó Huyện đã có chiến dịch chuyển đổi đất nông nghiệp và đo đạc để

lập bản đồđịa chính, tuy nhiên việc triển khai đo đạc và bản đồ địa chính còn bất cập do thiếu quy hoạch, kế hoạch dài hạn, đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác đo

đạc còn bịđộng, không ổn định, cơ chế phối hợp quản lý đầu tư chưa chặt chẽ dẫn

đến đâu đó còn có hiện tượng trùng lặp, lãng phí. Mặt khác, do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện không nghiêm quy định về báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản

nhiệm giám sát hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi quản lý của mình. Hiện nay hồ sơđịa chính đất nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi ruộng đất vẫn còn nhiều tồn tại như: chất lượng bản đồ, đo vẽ chỉnh lý bằng phương pháp thủ

công nên độ chính xác chưa cao. Để khắc phục được những hạn chế nêu trên, sau khi dồn đổi ruộng đất nông nghiệp ổn định, các xã phải thực hiện đo đạc lập bản đồ

số, khu vực đất nông nghiệp thế hệ tới thửa đất từng hộ sử dụng. Phải đo đạc cắm mốc vùng lúa nước cần giữ gìn và bảo vệ theo mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thành lập bản đồ khu vực đất nông nghiệp tỷ lệ 1/2000, đối với thửa đất có diện tích nhỏ thì lập bản trích đo với tỷ lệ lớn hơn.

- Hoàn chnh h sơ địa chính và cp li giy chng nhn quyn s

dng đất

Sau khi hoàn thành bàn giao đất ngoài thực địa, ban chỉ đạo xã có trách nhiệm giúp UBND xã hoàn chỉnh, giao nạp về UBND huyện các loại tài liệu đã lập trong quá trình chuyển đổi ruộng đất.

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 71)