Kinhnghi ệm một sốn ơi khác ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 31)

Từ những quy định của NĐ 64/CP dẫn đến tình trạng ruộng đất bị manh mún, tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở các vùng Đồng bằng Bắc bộ, Khu 4 cũ, Trung du miền núi phía Bắc.

2.2.2.2 Chủ trương của Đảng về đất đai Việt Nam

* Thời kỳ hợp tác hoá - tập thể hoá 1961 – 1985

Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp đã diễn ra nhanh chóng, với sự tập trung cao độ ruộng đất và các tư liệu sản xuất, lao động; từ hợp tác xã bậc thấp chuyển lên HTX bậc cao, ruộng đất đã được tập thể hóa triệt để,. Chếđộ sở hữu tập thể

về ruộng đất đã được thiết lập.

Mô hình tập thể hóa nông nghiệp đã đạt đến đỉnh cao, hoàn chỉnh, phân công lao động trong HTX nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa. Vào năm 1975 cả nước có 17.000 HTX, bình quân 1 HTX có tích đất canh tác là 115 ha, , 199 hộ và 337 lao động trong độ tuổi.

Đại Hội Đảng CSVN lần thứ IV (12/1976) khẳng định: “Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, xóa bỏ kiểu tổ chức sản xuất và ăn chia theo đội. Thực hiện việc quản lý, sử dụng ruộng đất tập trung, thống nhất trên quy mô HTX. Các HTX phân phối lại ruộng đất cho các đội trên nguyên tắc tiện canh tiện cư với quy mô lớn, tránh phân tán, chia sẻ ruộng đất manh mún”.

- Ngày 13/1/1980 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100.

- Ngày 18/1/1984 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị 35 “về khuyến khích phát triển kinh tế gia đình”; “Vềđất cho phép các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất”.

Với các chính sách trên, trong giai đoạn từ 1981-1985 sản xuất nông nghiệp

đã có bước phát triển: Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 6%, thu nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6%, sản lượng lương thực tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%; diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22,1%.

Chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về việc chuyển đổi ruộng đất thực hiện “dồn điền đổi thửa” trong nông nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý, thuận lợi cho việc tích tụ và tập trung đất đai. Tuy nhiên văn bản pháp luật ban hành còn

chậm, chưa tương xứng với nhau cầu thực tiễn của việc phát triển nông nghiệp trong tình hình mới (Ngô Việt Phương, 2009).

2.2.2.3 Tình hình dồn điền đổi thửa ở một số địa phương trong cả nước

Hiện nay công tác DĐĐT đang được nhiều địa phương trên cả nước thực hiện mạnh mẽ và trở thành phong trào lớn.

- Tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa:

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường trình bày tại Hội nghị, ngày 3/9/1998, ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về cuộc vận động thực hiện dồn điền, dồn thửa. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ

chức thực hiện, Sở Tài nguyên - Môi trường đã có văn bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nội dung, phương pháp tiến hành, huyện Nga Sơn đã dựa theo các đề án về DĐĐT để thực hiện với các mục tiêu là xoá bỏ tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún tạo điều kiện cho các hộ nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thực hiện quyền của người sử dụng đất. Đồng thời, quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh; đẩy mạnh kiên cố hoá kênh mương và giao thông nội đồng; từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đưa công tác quản lý ruộng đất, chỉ đạo sản xuất vào nề nếp; ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất công ích

(Bùi Đức Hòa, 2013).

- Tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình:

DĐĐT là một trong số đề án thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 13, đã về đích trước tiên. Huyện Thái Thụy đã dựa vào đề án này mà thành lập nên phương án thực hiện riêng cho huyện. Thành công của đề

án này, không chỉ mang lợi ích cho những nông dân mà còn là những bài học về

hình tổ hợp tác, mô hình doanh nghiệp nông nghiệp đến hợp tác kinh tế vùng, tiểu vùng. Từđó thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợđầu tư và xúc tiến thị trường tiêu thụ cho sản xuất nông sản hàng hoá.

Sau DĐĐT các vùng chuyên canh lớn hình thành đồng thời với tăng cường hợp tác vùng sẽ hạn chế được nhiều cơ sở chế biến ra đời không gắn với vùng nguyên liệu và ngược lại. Khi thực hiện DĐĐT có thể sắp xếp lại đất công điền tập trung ở những vị trí gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ hay những công trình công cộng đòi hỏi phải giải phóng mặt bằng. Đi trước một bước sẽ giảm

được nhiều phiền phức, tốn phí không đáng có (Nguyễn Thị Phương, 2014).

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)