Giải pháp về kinhphí thực hiện dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 101)

Kinh phí để thực hiện DĐĐT là một vấn đề rất nan giải không những đối với tổ chức DĐĐT mà còn đối với nhiều hoạt động khác. DĐĐT bao gồm nhiều hoạt động nên phải có kinh phí để thực hiện. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho dồn diền, đổi thửa đất nông nghiệp căn cứ vào kết quả điều tra chi phí cho hoạt

động DĐĐT đất Nông nghiệp, quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, giao thông thủy lợi nội đồng của các địa phương. Nhà nước nên hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác này từ 2- 3 triệu đồng/ ha. Trong đó 20% kinh phí dùng vào quy hoạch

thiết kế ruộng đồng và công tác chỉđạo cơ sở, 80% hỗ trợ kinh phí đắp bờ vùng, bờ thửa.

Nếu kinh phí còn thiếu thì có thể theo 2 hướng: Một là khuyến khích huy

động góp vốn của nông dân; hai là có thể vận động các nhà doanh nghiệp, nhà

đầu tư thực hiện dự án xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn bằng cách

đổi đất lấy công trình.

4.3.4 Gii pháp v phương thc s dng đất

Cần tổ chức và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo các quy hoạch, đề án, dự án được phê duyệt, tập trung chỉ đạo vùng sản xuất hàng hóa cho từng cây con, từng vùng; tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các vùng, khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Sau DĐĐT, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, thời gian tới cần phối hợp với các ngành, địa phương tổ

chức thực hiện tốt các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối; quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011 – 2020. Căn cứ vào lợi thế của mỗi địa phương mà lựa chọn phát triển các đối tượng cây trồng, con nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị

trường. Trong lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đẩy mạnh các mô hình đem lại hiệu quả

kinh tế cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy sữa. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng công nghiệp, xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Về thủy sản, tiếp tục đa dạng hóa các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

4.3.5 Gii pháp v chính sách

Nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích thị trường thuê, mượn, bảo đảm bình đẳng các quyền và sự bình đẳng tiếp cận ruộng đất. Cần

hộ nhận ruộng ở những nơi khó khăn hơn nhưng phải khuyến khích, khích lệ họ

tự nguyện nhận ruộng ở xa bằng cách ưu đãi thuế, hỗ trợ thêm kỹ thuật,...

Khi có chủ trương, chính sách, đề án cần phải tổ chức họp dân để triển khai đến tận từng hộ dân để người dân nắm bắt được các chủ trương của Đảng, tổ

chức thống kê diện tích, quy hoạch bờ vùng, bờ thửa, công khai kết quả bốc thăm, không thiên vị, không vì lợi ích riêng mà làm mất đi niềm tin của người dân. Xây dựng một chính sách cụ thể đối với các hộ gia đình để từđó thực hiện

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. DĐĐT là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để thuận tiện cho việc thâm canh tăng năng suất, phù hợp với vùng sản xuất theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM. Hiện nay, nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa sản xuất tập trung, nhu cầu tạo nên nhiều vùng hàng hóa tập trung là rất cần thiết, để làm được điều này thì DĐĐT đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là quá trình rất phức tạp vì tổ chức DĐĐT bao gồm nhiều hoạt động và yêu cầu kinh phí nhiều cũng như tổ chức DĐĐT lại liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nông dân nên nó lại càng phức tạp.

2. Huyện Can Lộc đang trong giai đoạn xây dựng NTM, do đó nhu cầu để tổ

chức DĐĐT vô cùng quan trọng và bức thiết. Từ những năm 2013 trở về trước, Huyện đã chuyển đổi được 11.140,88 ha đất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp chưa được quy hoạch và diện tích chưa chuyển đổi cũng tương đối nhiều. Trong công tác tuyên truyền, vận động người dân; hoạt động chuẩn bị nguồn lực (nhân lực và vật lực) cho đơn vị; hoạt động xây dựng phương án; hoạt động bốc thăm, bốc phiếu; đo đạc để lập bản đồđịa chính và hoàn chỉnh hồ sơ địa chính để

cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có những thuận lợi và khó khăn riêng. Sau khi tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM, tổng số hộđược giao đất ổn định là 27.577 hộ, tổng số thửa giảm 118.359 thửa so với khi chưa xây dựng NTM. Sau DĐĐT hộ nhiều nhất là 16 thửa nay chỉ còn 4- 5 thửa. Diện tích bình quân/ thửa sau tổ chức DĐĐT là 1070 m2. Hệ thống giao thông TL, GTNĐ dần được quy hoạch, thiết kế lại. Song chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra vẫn còn những hộ có 7 - 8 thửa; và một số xã triển khai mang tính hình thức chưa được sựủng hộ cao của người dân. DĐĐT tạo ra những ô thửa lớn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời đẩy nhanh việc cơ giới hóa vào sản

kinh tế cao, sản xuất tập trung, bố trí mùa vụ, làm tiền đề cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, từđó thu nhập của người dân tăng lên, làm cho cuộc sống của người dân thêm ổn định. Qua phân tích chúng ta thấy tổ

chức DĐĐT đất nông nghiệp ảnh hưởng bởi các yếu tố như: con người, tài chính, phương thức sử dụng đất và chính sách. Kết quả DĐĐT bị ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố này.

3. Kinh nghiệm trong quá trình dồn điền đổi thửa ở Hà Tĩnh cho thấy DĐĐT chỉ có thể thành công khi có sự tham gia chủđộng, trách nhiệm của người dân và sự lãnh đạo tài tình của cán bộ. Để tổ chức DĐĐT được thuận lợi, các giải pháp được đưa ra là giải pháp về các hoạt động của tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM: Về hoạt động tuyên truyền thì cần tuyên truyền duy trì thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức và giải quyết thắc mắc của người dân; về hoạt động họp dân thì cần phát huy được vai trò của ban nông nghiệp và cán bộ địa chính xã trong khâu DĐĐT; về hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính cần phải bàn bạc và đo đạc hợp lý; về xây dựng phương án cần phải linh hoạt, sáng tạo hoạt động bốc thăm, bốc phiếu và cấp lại ruộng. Và một số giải pháp khác như: giải pháp về năng lực, trình độ cán bộ và sự đồng thuận, năng động và tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để Sau khi DĐĐT các hộ đều

được thuận lợi về điều kiện canh tác và bảo vệ sản xuất... Nét mới nhất của các giải pháp này là căn cứ vào đặc điểm sản xuất hàng hóa tập trung, căn cứ vào lợi thế của từng vùng để có thể sản xuất theo hướng chuyên môn hóa dựa vào các vùng đất đã được địa phương DĐĐT và quy hoạch.

5.2. Kiến nghị

5.2.1 Vi Nhà nước

Nhà nước chỉ nên giữ vai trò điều chỉnh, định hướng, hỗ trợ. Nhà nước cũng tạo điều kiện hỗ trợ nguồn kinh phí để quá trình chuyển đổi thuận lợi hơn vì hiện nay chủ yếu do nhân dân đóng góp. Đồng thời, sau khi chuyển đổi xong đề nghị UBND huyện triển khai đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời để nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường công tác lãnh đạo chỉđạo trong tổ chức DĐĐT, cử cán bộ trực tiếp về chỉ đạo nhân dân thực hiện công tác DĐĐT.Đồng thời cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hệ thống trong quá trình thực hiện DĐĐT, tạo điều kiện cho các hộ nông dân tích tụ và tập trung ruộng đất.

Sau khi DĐĐTxong cần hỗ trợ cho nhân dân về KHKT để người dân áp dụng vào sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới có phẩm chất, năng suất tốt vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đối với những người tham gia thực hiện phải công minh, minh bạch không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi của địa phương. Kết hợp tốt việc thực hiện DĐĐT với tổ chức quản lý đất đai, thiết lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng tạo thuận lợi cho sản xuất.

5.2.3 Vi doanh nghip, Công ty, h gia đình

Cần có định hướng sản xuất đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tế của hộ mình. Những hộ ngành nghề dịch vụ nên chủđộng tham gia vào thị trường đất

đai, tập trung nguồn lực của hộ cho việc phát triển ngành sản xuất kinh doanh sẵn có của hộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (2013) .“Đánh giá thực trạng dồn đổi ruộng đất và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sử dụng đất canh tác tại xã Đông Lỗ, Huyện Ưng Hòa, tỉnh Hà Tây”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 139tr. 2. Lê Thụy Anh (2015). “Tạo nguồn nhân lực lãnh đạo khu vực nông thôn”, Tạp chí tổ

chức nhà nước, truy cập ngày 09/04/2015 từ

http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/9/0/19641/Tao_nguon_nhan_luc_lanh_da o_khu_vuc_nong_thon

3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014). “Thông tư quyết định về hồ sơđia chính”, Báo thư viện pháp luật, Truy cập ngày 19/05/2014 từ

http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-24-2014-TT-BTNMT-ho-so-dia- chinh-vb236560.aspx

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014). “Thông tư quyết định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Báo thư

viện pháp luật, truy cập ngày 19/05/2014 từ

http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-23-2014-TT-BTNMT-Giay-chung- nhan-quyen-su-dung-dat-so-huu-nha-o-tai-san-khac-gan-lien-dat-vb236488.aspx 5. Vũ Cân và Minh Sơn (2009). “Dồn điền đổi thửa ở Can Lộc, Hà Tĩnh”. Báo nhân

dân, Truy cập ngày 18/12/2008 từ

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/13924 602.html

6. Đỗ Kim Chung (2000). “Thị trường đất đai trong Nông Nghiệp Việt Nam: Thực trạng và các định hướng chính sách” , Tạp chí kinh tế số 260 tháng 2/2000:21- 23 7. Đỗ Kim Chung( 2005). “Dự án phát triển nông thôn”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Đỗ Kim Chung (2010). “Vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong sự

nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay: Quan điểm và những định hướng chính sách”, Nghiên cứu kinh tế số 1 (380) tháng 1 năm 2010, Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội: 52 – 55.

9. Khuyết Danh (2014). “Dồn điền đổi thửa phải phát xuất từ chính lợi ích của nông dân”, Báo Pháp luật điện tử, truy cập ngày 4/12/2014 từ

http://baophapluat.vn/cau-chuyen/don-dien-doi-thua-phai-xuat-phat-tu-chinh- loi-ich-cua-nong-dan-182335.html

10. Đoàn Minh Duyên (2010). “Nghiên cứu tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

11. Võ Tá Đinh(2010). “Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hà Tĩnh”. Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 12. Anh Đức (2015). “Can Lộc tổ chức soát xét các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới

năm 2015, 2016” , Báo nông thôn mới Hà Tĩnh, truy cập ngày 02/04/2015 từ

http://nongthonmoihatinh.vn/vi/news/huyen-Can-Loc/Can-Loc-To-chuc-soat-xet- cac-xa-dang-ky-dat-chuan-NTM-nam-2015-2016-32983/

13. Lê Thị Tuyết Hạnh (2004). “ Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây” Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học nông nghiệp Hà Nội, 142tr.

14. Bùi Đức Hòa (2013). “Dồn điền đổi thửa: nhìn từ thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa” , Báo Tạp chí Cộng sản, truy cập ngày 04/07/2013 từ

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-

thon/2013/22351/Doi-dien-don-thua-nhin-tu-thuc-tien-o-tinh-Thanh-Hoa.aspx 15. Đào Thị Hồng (2014). “Nghiên cứu thực trạng thuê – cho thuê đất nông nghiệp của

hộ nông dân tại xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”. Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 120tr.

16. Quốc Hương (2015). “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Hậu Lộc”, Cổng thông tin Thanh Hóa, truy cập ngày 22/04/2015 từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://baothanhhoa.vn/vn/xa-hoi/n137648/Dan-van-kheo-trong-xay-dung-nong- thon-moi-o-huyen-Hau-Loc

17. Phương Ly (2015). “ Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước Châu Á” , Báo trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, truy cập ngày 15/05/2015 từ

http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/kinhnghiemxaydungnongthon-nd-16393.html 18. Đinh Thu Nga (2013). “Vai trò của nông nghiệp, nông thôn và một số mô hình

CNH- HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Báo Trung tâm thông tin và dự báo KT- XH quốc gia, truy cập ngày 12/04/2015 từ http://ncseif.gov.vn 19. Nguyễn Quốc Ngữ (2004). “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công

tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp ở thành phố Hải Phòng”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 176tr. 20. Nghiêm Đình Nghĩa (2012). “Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến phát triển sản

xuất nông nghiệp ở Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,119tr

21. Ngô Việt Phương (2009). “Đánh giá tác động của dồn diền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,111tr

22. Nguyễn Thị Phương (2014). “Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Binh” , Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 123tr.

23. Minh Phương(2014). “Dồn điền đổi thửa, chỉnh trang lại đồng ruộng khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới”, cổng thông tin điện tử Huyện Ninh Giang, truy cập ngày 27/03/2014 từ

http://ninhgiang.haiduong.gov.vn/pages/chitiettin.aspx?newsId=fb70e947-6005- 4e47-83cb-6ad2df18db7a

24. Quốc hội (2013), “Luật đất đai”, Văn phòng chính phủ, truy cập ngày 16/12/2013 từ https://www.thuathienhue.gov.vn/Upload/LANDMAP/LANDDOC/Luatdatdaiso45.pdf

26. Lê Thị Thúy( 2013). “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”. Luận văn Thạc sỹ

khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

27. Đoàn Thư (2015). “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa”, Báo Tuyên Quang, truy cập ngày 08/05/2015 từ

http://www.baotuyenquang.com.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/thuc-day-san-xuat- nong-nghiep-theo-huong-hang-hoa-52430.html

28. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2013). “Tổ chức công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”. Khóa luận tốt nghiệp

Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

29. UBND huyện Can Lộc (2012). Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu.

30. UBND huyện Can Lộc (2013). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội – an ninh năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 101)