Chuẩn bị nguồn lực cho đơn vị

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 66)

+ Nguồn nhân lực:

Muốn quá trình tổ chức DĐĐT diễn ra thuận lợi thì ngoài sự nỗ lực, đồng lòng đoàn kết của người dân thì chúng ta cần phải có sự lãnh đạo tài tình của cán bộ. Vậy khâu lựa chọn cán bộ trong BCĐ và TCT vô cùng quan trọng. Đối với Huyện Can Lộc, cơ cấu BCĐ và TCT được thành lập như sau:

BCĐ của cấp nào là do cấp ấy quyết định, tùy vào tình hình cụ thể từng huyện, từng xã mà quyết định số lượng thành viên tham gia BCĐ. Các thành viên trong BCĐ tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM phải được phân công nhiệm vụ

cụ thể. Ban chỉđạo có trách nhiệm giúp UBND cung cấp tổ chức thực hiện việc DĐĐT, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc Ban chỉ đạo dưới sự hướng dẫn của nông dân trong việc tổ chức DĐĐT trong xây dựng NTM.

Giúp việc cho ban chỉđạo các cấp là tổ công tác gồm cán bộ từ các ngành có thành viên tham gia ban chỉđạo.

Xây dựng đề án, quán triệt chủ trương, thành lập BCĐ, Tiểu Ban và tổ

giúp việc tại các xóm, xác định rõ ràng nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.

- Cấp Huyện:

Chúng ta thành lập BCĐ đồng thời thành lập hai TCT của Huyện: TCT về DĐĐT do đồng chí Trưởng phòng tài nguyên và môi trường làm tổ trưởng tổ

công tác và Tổ công tác về xây dựng nông thôn mới do đồng chí Trưởng phòng nông nghệp và Phát triển nông thôn làm tổ trưởng. Hai tổ công tác có nhiệm vụ

giúp BCĐ hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện DĐĐT để xây dựng NTM, phối hợp với các xã giải quyết khó khăn, vướng mắc thường xuyên theo

dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của cấp xã, báo cáo kịp thời với ban chỉ đạo của Huyện.

BCĐ tổ chức DĐĐT đất nông nghiệp được thành lập, cơ cấu các thành phần gồm: UBND Huyện; Các phòng ban chức năng (Phòng Nông nghiệp và PTNT (Trưởng phòng làm Phó ban), Phòng Tài nguyên và Môi trường (Trưởng phòng làm Phó ban trực), Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng công thương, Chủ

tịch UBND của 23 xã, thị trấn Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM, Ban ngành, đoàn thể

Thành phần BCĐ huyện gồm 52 người và có đầy đủ các thành viên đại diện cho các ban ngành, cơ quan đoàn thể trong huyện.

+ Nhiệm vụ của BCĐ:

BCĐ huyện có trách nhiệm chỉ đạo, tập huấn, kiểm tra, đôn đốc các xã trong huyện thực hiện DĐĐT theo các văn bản đã ban hành của tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của huyện liên quan đến DĐĐT trong xây dựng NTM. Đồng thời, BCĐ có trách nhiệm trình UBND huyện phê duyệt phương án của cấp xã và giải quyết các vướng mắc của người dân. Trưởng ban chỉ đạo có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BCĐ , kiểm tra, đôn đốc việc tổ

chức DĐĐT trong xây dựng NTM của các cấp: xã, thị trấn và cam kết thực hiện

đúng tiến độ và đảm bảo các yêu cầu đề ra. - Ở xã:

Cơ cấu thành phần gồm: Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; Phó chủ tịch xã làm phó ban và một số thành viên khác tham gia (Cán bộ Tài nguyên và môi trường, Cán bộ địa chính (phụ trách giao thông nội đồng, thủy lợi), Cán bộ phụ

trách xây dựng NTM...

Như vậy, BCĐ xã có trách nhiệm là tuyên truyền về tổ chức DĐĐT đất nông nghiệp trong xây dựng NTM và có trách nhiệm vạch ra kế hoạch quy hoạch lại hệ thống TL và GTNĐ Do vậy, BCĐ cấp huyện được chia thành hai tổ: Tổ

+ Nhiệm vụ của BCĐ xã:

BCĐ xã có trách nhiệm giúp UBND xã xây dựng, tổ chức thực hiện phương án DĐĐT và cấp giấy chứng nhận QSDRĐ của xã.Thẩm định phương án của xóm trình lên UBND xã; Đồng thời đôn đốc TCT ở xóm xây dựng phương án. Cuối cùng BCĐ xã có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện phương án của xóm và giải quyết các thắc mắc của người dân.

+ Ở xóm:

Cơ cấu của BCĐ và TCT cấp xóm bao gồm:

Trưởng xóm, bí thư chi bộ, đại diện các đoàn thể quần chúng ở thôn và một số người nắm vững tình hình ruộng đất trong xóm, có uy tín trong dân và nhiệt tình, có khả năng thực hiện công việc được giao.

Còn đối với TCT: Cán bộ trong tổ công tác yêu cầu có trình độ học vấn và am hiểu ruộng đất, đặc biệt là không phân biệt nam nữ. TCT có nhiệm vụ như sau:

Điều tra thống kê hiện trạng sử dụng đất của từng hộ gia đình thuộc địa bàn xóm tất nhiên là theo sự hướng dẫn của BCĐ.

Đánh giá khả năng lợi nhuận của đất, hướng dẫn, đôn đốc các hộ thực hiện DĐĐT theo phương án đã được phê duyệt.

Tổ chức đo đạc đất ngoài thực địa tới từng hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các xã điểm chúng ta chọn ra để nghiên cứu thì thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác được thực hiện như sau:

Bảng 4.6 Cơ cấu BCĐ của các xã điều tra

TT Số người Giới tính Độ tuổi Trình độ chuyên môn Nam Nữ ĐH TC SC 1 Thiên Lộc 40 29 11 24- 55 9 18 10 3 2 Thượng Lộc 34 26 8 28- 52 7 9 7 11 3 Khánh Lộc 29 25 4 28-45 4 12 7 6 Tổng: 103 80 23 27- 51 20 39 24 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy, số người trong BCĐ của xã Thiên Lộc là 40 người chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba xã, việc thành lập số lượng BCĐ dựa vào

lượng dân số trong xã, theo đó độ tuổi còn khá trẻ chỉ từ 24 - 55 tuổi, trình độ

chuyên môn khá cao, tỷ lệ người học đại học chiếm 22,5%, tại xã này số cán bộ nữ

chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba xã là 27,5%. Chúng ta cũng phân tích tương tựđối với xã Thượng Lộc, ban chỉđạo có 34 người với độ tuổi từ 28 - 52 và có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, trong đó nữ có 8 người chiếm tỷ lệ 23,5%; xã Khánh Lộc có số người trong BCĐ là 29 người trong đó nữ có 4 người chiếm 13,8% với độ tuổi từ 27 - 51%

* Cơ cu thành phn t công tác ca các xã điu tra:

Bảng 4.7 Cơ cấu Tổ công tác của các xã điều tra

TT Số

tổ

Số người

Giới tính

Độ tuổi Trình độ chuyên môn

Nam Nữ ĐH CĐ TC SC

1 Thiên Lộc 15 82 51 31 24-54 2 39 32 9 2 Thượng Lộc 13 61 40 21 23-59 1 24 28 9 3 Khánh Lộc 9 52 31 21 24-65 0 16 28 8

Tổng: 37 195 122 73 24 – 59 3 79 88 26

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015

Qua bảng 4.7 ta thấy:

Số tổ của các xã được căn cứ vào số lượng người trong xã, xã Thiên Lộc là xã có số TCT nhiều nhất vì dân sốởđây đông nhất so với ba xã điểm, trong đó nam 51 người, nữ 31 người, có độ tuổi từ 24 - 54 tuổi. Xã Thượng Lộc có 13 tổ, tổng số thành viên là 61 người bao gồm 21 nữ, độ tuổi từ 23 - 59 tuổi. Xã Khánh Lộc có 9 tổ với tổng số 52 người trong đó nữ chiếm 21 người, độ tuổi từ 24 - 65. So với cách thành lập của các TCT trước thì đội ngũ này xét về trình độ học vấn cao hơn, có trình độ

chuyên môn cà kỹ thuật hơn.

Hơn nữa, trong quá trình thực hiện công tác DĐĐT đất nông nghiệp, các xã đã huy động người dân tham gia thực hiện đào đắp đường giao thông nội đồng, quy hoạch kênh mương, cải tạo đồng ruộng... để phục vụ cho việc chuyển đổi, vì đây là liên quan đến lợi ích thiết thực của nông dân. Vì thế người dân tham gia tương đối

+ Nguồn vật lực:

Bảng 4.8 Nguồn huy động tài chính phục vụ DĐĐT tại các xã điều tra Tên xã Tên xã Kênh huy động Thiên Lộc Khánh Lộc Thượng Lộc Tổng 3 xã Cấp huyện (đồng) 278.000.000 250.000.000 122.000.000 650.000.000 Cấp xã (đồng) 679.000.000 460.000.000 421.000.000 1.560.000.000 Cấp thôn, xóm(dân đóng góp) (đồng) 1.345.000.000 957.000.000 755.400.000 3.057.400.000 Cộng: 2.302.000.000 1.667.000.000 1.298.400.000 5.267.400.000

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Huyện, 2015

Bảng 4.8 thể hiện rằng, nguồn vật lực huy động cho công tác DĐĐT chủ yếu là ngân sách xã cộng với sựđóng góp của người dân, huyện chỉ hỗ trợ một phần. Theo số liệu thu thập tài phòng Tài chính huyện thì kinh phí thực hiện DĐĐT của huyện là:

- Tổng kinh phí: 5.267.400.000 đồng.

- Bình quân kinh phí thực hiện/ ha: 95.238.289 đ/ha.

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Huyện hỗ trợ căn cứ vào diện tích của xã, từ đó dựa vào diện tích chuyển

đổi của xã mà huyện cân đối ngân sách. Như vậy nguồn kinh phí này chỉ là một phần

để mang tínhc chất khích lệ động viên các xã. Nguồn kinh phí của huyện cấp là 650.000.000 đồng.

+ Ngân sách các xã: Chuyển đổi ruộng đất bao gồm rất nhiều chi phí, do đó sẽ

rất tốn kém, song nguồn kinh phí này lại chủ yếu là do người dân đóng góp, các xã chỉ

căn cứ vào điều kiện ngân sách của địa phương để hỗ trợ. Số tiền xã hỗ trợ là: 1.560.000.000 đồng.

+ Dân đóng góp: Dồn điền đổi thửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc sản xuất. Bằng công tác tuyên truyền, vận động người dân thì 100% hộ

nông dân đồng ý đóng nộp kinh phí để chuyển đổi đất. Số kinh phí nhân dân đóng góp là: 3.057.400.000 đồng.

Biểu 4.1: Tỷ lệ đóng góp tài chính phục vụ cho công tác chuyển đổi đất NN

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 66)