Kinhnghi ệm một sốn ước

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 28)

* Trung Quc:

Từ thời phong kiến đến nay, quyền sở hữu ruộng đất luôn là yếu tố trung tâm trong mối quan hệ giữa chính quyền và nông dân Trung Quốc. Hiến pháp Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý; nông dân chỉ có “quyền sử dụng” đất nông nghiệp theo hợp đồng 30 năm. Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể, nông dân không được chuyển nhượng hoặc cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp. Một thực tế là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ sử dụng một khoản đất nhỏ, bình quân 0.67 héc ta/ hộ gia đình. Những nông dân ra thành phố kiếm việc làm đã lên tới 200 triệu người trong những năm vừa qua, phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng đó hoặc bỏ ruộng hoang mà không thể bán đi được. Trong khi đó,

ở thành phố, cư dân đô thị từ lâu đã được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hạn chế và rất nhiều người giàu lên rất nhanh cùng với sự sôi động của thị

từ năm 1978 - 1984 và giai đoạn hai từ 1985 - 1990 sau đó đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn cho thập kỷ 90 (Đoàn Minh Duyên, 2010).

Trong phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn, nhà nước Trung Quốc vẫn đặt ra vấn đề: “Tiếp tục ổn định chếđộ trách nhiệm khoán sản đến hộ”, chỉ thị số 18 năm 1990 của Trung Quốc đã quy định “ổn định quan hệ ruộng đất nhận khoán không có nghĩa là không cho phép có sựđiều chỉnh về mảnh ruộng và số lượng ruộng khoán, những thửa ruộng quá phân tán, không thuận tiện cho việc canh tác thì có thể căn cứ nguyện vọng quần chúng mà điều chỉnh”. Trung Quốc dự

kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu ha đất trồng trọt tính tới năm 2020 thông qua việc dồn điền đổi thửa. Tại Hội nghị toàn thể T.Ư lần thứ 5 khóa 16 Ðảng CS Trung Quốc năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa". Ðây là một kế hoạch xây dựng mới của sự

nghiệp cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc và quy hoạch này đã được

đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm năm lần thứ 11 (2006 - 2010). Mục tiêu của quy hoạch này là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ". Quy hoạch này bao gồm cả xây dựng văn minh tinh thần và vật chất, phát triển chính trịở nông thôn. Ðây là một mục tiêu vô cùng to lớn. Hiện nay, Trung Quốc đã có thời cơđể đẩy nhanh tiến trình thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa chính là phải dưới tiền đề tính toán chung cho sự phát triển kinh tế của thành thị và nông thôn, từng bước điều chỉnh cơ cấu và cách thức phân phối thu nhập quốc dân, đưa sự nghiệp xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa vào công tác trọng tâm, chuyển ngày càng nhiều nguồn vốn và lực của xã hội về nông thôn để thu nhỏ sự cách biệt ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa là một công trình có hệ thống mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu nông dân, đồng thời cũng là một quá trình lâu dài. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa không chỉ bao hàm việc xử lý mối quan hệ

* Nht Bn:

Xuất phát điểm từ chính sách trước những năm 1960 dẫn đến ở Nhật Bản chỉ có 31% số mảnh đất liền kề với mương tưới tiêu và 28% số mảnh đất liền kề đường giao thông và đa số mảnh đất đã được chia nhỏ đến 3 lần, mỗi hộ nông dân ở Nhật có nhiều thửa ruộng phân tán có quy mô từ 500m2 – 1000m2. Vào thời kỳ này, Nhật Bản sản xuất nông nghiệp còn thô sơ, cụ thể sử dụng lao động thủ công và sức kéo của gia súc là chủ yếu do đó tạo ra sự chênh lệch rất lớn về

thu nhập của các lao động nông nghiệp với các lao động của ngành khác (Nghiêm Đình Nghĩa, 2012).

Để chấn hưng nông nghiệp, năm 1961 chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật cơ bản về nông nghiệp. Một trong ba mục tiêu chính của Luật cơ bản nông nghiệp là

đưa đất nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Đểđáp ứng nhu cầu chính phủ

Nhật Bản tiến hành các biện pháp:

- Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi ruộng đất từ các thửa nhỏở xa nhau thành các thửa lớn.

- Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng. Do việc chuyển đổi muốn đạt hiệu quả thì phải tiến hành nhiều công đoạn, nhiều biện pháp. Do đó trước khi chuyển đổi phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho mục đất phi nông nghiệp với yêu cầu ít nhất 8 năm kể từ khi xử lý, không được thay đổi mục đích. Việc quy hoạch đất nông nghiệp và mục đích phi nông nghiệp cũng nhằm kêu gọi đầu tư

tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa lao động nôg nghiệp và các lao động khác, giảm việc nông dân di cư vào thành phố. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất đai là khó khăn, phức tạp vì vậy phải làm dần từng bước, lúc đầu có thể là từ 500m2 – 1000m2, sau vài năm lên 2000m, vài năm sau lên 3000m2.

Nhật Bản đặc trưng với xây dựng NTM từ phong trào“Mỗi làng một sản phẩm”. Từ những năm 1979, ở tỉnh Oi – ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phòng trào này. Với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi xướng

phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP. Đó là, địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (Phương Ly, 2015).

Sau khi thực hiện DĐĐT và chương trình xây dựng NTM thì kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đã được xử lý, chuyển đổi. Số

còn lại chủ yếu là đất trồng cỏ. Trước chuyển đổi bình quân một hộ có 3,4 thửa ruộng, sau khi chuyển đổi còn 1,8 thửa. Việc xử lý chuyển đổi đất nông nghiệp đã làm tăng hiệu suất của máy nông nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, làm tăng năng suất lao động của người nông dân, tạo điều kiện phát triển hàng hoá để nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp. Vì vậy, cùng những yêu cầu khác, việc chuyển

đổi xử lý đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3000 kg gạo/ha năm 1960, lên 6000 kg gạo/ha năm 1992. Hiện nay việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được tiếp tục khuếch trương lên 1ha hoặc 2 ha, có thể lên tới 3 ha hoặc 6ha, tiến gần đến quy mô thửa ruộng. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương Đồng thời thực hiện xây dựng NTM với phong trào OVOP đã tạo ra thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái. Họđược hưởng toàn bộ thành quả chứ

không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào OVOP 'Mỗi làng, một sản phẩm' của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre... được sản xuất với chất lượng và giá bán rất cao (Nguyễn Thị

Phương, 2014).

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)