Công tác tuyên truyền, vận động người dân

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 61)

Tuyên truyền, vận động người dân là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong tổ chức DĐĐT, công tác tuyên truyền, vận động người dân là trách nhiệm của cả toàn dân và cán bộ.

+ Thuận lợi:

Các đợt chuyển đổi ruộng đất trước đó, mặc dù đã có tuyên truyền nhưng tuyên truyền chỉ mang tính chất hình thức, và phương tiện tuyên truyền chỉđơn giản là trên loa phát thanh xóm, làng… Tuy nhiên hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, chúng ta có thể mở rộng các hình thức tuyên truyền làm cho phương tiện thêm đa dạng: internet, sổ tay, tờ rơi…, hơn nữa không những tuyên truyền bằng lời nói mà còn phải bằng hành động và lối sống của cán bộ.

+ Khó khăn:

Tuy nhiên tần suất phát trên các kênh còn không ổn định, nội dung nghèo nàn, một bộ phận nông dân kiên quyết phản đối do không muốn mất quyền ưu

đãi từ các lần chia trước, một số lại có tư tưởng ỷ lại… do đó công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.

+ Thực trạng tuyên truyền ở Huyện:

Thực hiện công tác tuyên truyền tốt sẽ tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của nhân dân. Người dân với tâm lý thích ổn định, ngại thay đổi, khi chưa thấy rõ được lợi ích trước mắt thì chưa làm. Do vậy để người dân hiểu được chủ

trương hiện đại hóa nông nghiệp, hiểu được chương trình xây dựng NTM của

Đảng và Nhà nước là nhằm từng bước thực hiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính người dân, cư dân khu vực nông thôn, nông nghiệp. Muốn thực hiện được những điều đó thì “nút thắt” DĐĐT phảiđược mở. Để người dân thấy được rõ lợi ích của DĐĐT sẽ tạo điều kiện tập trung ruộng đất, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có điều kiện để cơ giới hóa giải phóng sức lao

động, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất.

Mặt khác đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, động đến đất đai, là động đến quyền lợi thiết thực nhất, không làm tốt công tác tư tưởng, người dân không đồng thuận không những không thể thực hiện được, mà dễ dẫn đến kéo bè cánh, vận

động, lôi kéo, biểu tình, lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương đúng hướng này. Do vậy trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta đã phải tận dụng tối đa các phương tiện thông tin tuyên truyền, vận động trên các kênh khác nhau từ báo,

đài, truyền hình, in ấn hàng trăm tài liệu... đến hệ thống loa thông tin truyền thanh thị trấn, xã, xóm.

- Tại Huyện:

+ Hội nghị phổ biến, tuyên truyền:

BCĐ huyện tổ chức các hội nghị tại huyện để phổ biến: như: Chỉ thị của tỉnh uỷ, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, chỉ thị của Huyện uỷ, kế hoạch tổ

khăn khi tổ chức triển khai tới nông dân. Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ đảng và chính quyền phải giúp đỡ nông dân trong công cuộc đổi mới trong nông nghiệp ở nông thôn.

• Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh,

đài truyền hình về các chủ trương, chính sách và kế hoạch chuyển đổi ruộng đất của huyện cho mọi người dân được biết.

• Tổ chức tuyên truyền huy động nội lực: Ra quân làm các công trình giao thông thủy lợi phục vụ công tác DĐĐT (có cả băng rôn, áp píc, cờ, biểu ngữ...), thành phần tham gia từ cấp huyện đến thôn, xóm, từ các cấp ủy đảng đến cơ quan

đoàn thể và nhân dân.

- Tại xã:

•Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp UBND xã:

+ Đối tượng dự họp là: toàn đảng bộ (để thông qua kế hoạch chuyển đổi ruộng đất cho mọi đảng viên được biết để chỉđạo), các ban ngành trong xã, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các cán bộ thôn và Tổ công tác.

•Tuyên truyền thông qua kênh đài phát thanh của UBND xã: về các chủ

trương, chính sách của tỉnh, huyện, kế hoạch thực hiện của xã, về lợi ích mà bà con nông dân có được sau khi thực hiện DĐĐT.

- Tại xóm:

•Tổ chức họp, bàn biện pháp triển khai: Chi bộ, TCĐ các thôn họp tiến hành thảo luận, bàn biện pháp triển khai thực hiện công tác DĐĐTcủa thôn.

•Tổ chức các cuộc họp dân:

+ Đối tượng tham gia: đồng chí trưởng xóm - Chủ trì cuộc họp, các thành viên trong Tổ công tác của thôn (có đại diện BCĐ xã đến dự) và các hộ nông dân bao gồm các chủ hộ hoặc người thay mặt chủ hộđi họp,

Nội dung tuyên truyền bao gồm:

+ Làm rõ lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp, trước mắt với nông dân về việc chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất.

+ Cần phát huy vai trò xung phong gương mẫu của cán bộđảng viên, các

đoàn thể chính trị xã hội của xã, thôn, tình làng nghĩa xóm của nhân dân trong việc chuyển đổi ruộng đất. Khắc phục tư tưởng thiệt hơn, ngại khó, sợ va chạm, ỷ

lại. Số buổi họp trong các thôn từ 3 - 4 buổi.

Đối với các xã điều tra, công tác tuyên truyền được tổ chức như sau:

Bảng 4.5 Công tác tuyên truyền tại các xã điều tra STT Hoạt động tuyên STT Hoạt động tuyên truyền Thiên Lộc Khánh Lộc Thượng Lộc 1 Họp xóm Có 14 xóm với 71 buổi họp (bình quân 5 buổi/xóm) Có 12 xóm với 62 buổi họp (bình quân 5 buổi/xóm) 9 xóm với 44 buổi họp (bình quân 4 buổi/ xóm) 2 Hộp tổ 8 buổi 6 buổi 7 buổi 3 Thông báo trên

loa truyền hình

30 lượt 19 lượt 18 lượt 4 Treo băng rôn,

khẩu hiệu, cờ treo

Với khẩu hiệu:

Lễ ra quân toàn dân làm thủy lợi,

DĐĐT đất NN

Với khẩu hiệu:

Nhiệt liệt hưởng ứng chương trình xây dựng NTM Với khẩu hiệu: DĐĐT là nhiệm vụ quan trọng nhất

5 Tuyên truyền qua bài báo điện tử, trang web Có Có Có 6 Các loại tài liệu để tuyên truyền Luật đất đai 2013, các chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn, quyết định của tỉnh, huyện, xã về DĐĐT. Luật đất đai 2013, các chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn, quyết định của tỉnh, huyện, xã về DĐĐT. Luật đất đai 2013, các chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn, quyết định của tỉnh, huyện, xã về DĐĐT.

tác tuyên truyền tại các xã như sau: Có các buổi họp xóm, họp tổ, thông báo trên loa truyền hình, treo băng rôn với các khẩu hiệu như: Lễ ra quân toàn dân làm thủy lợi, DĐĐT đất nông nghiệp; Nhiệt liệt hưởng ứng chương trình xây dựng

NTM; DĐĐT là nhiệm vụ quan trọng nhất . Đồng thời tuyên truyền các tài liệu

qua bài báo điện tử, trang web như: Luật đất đai, Nghị định 64-CP, các chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn, quyết định của tỉnh, huyện, xã về DĐĐT.

Một phần của tài liệu tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 61)