Cơ cấu quản lý xã hội nông thôn ở huyện Thanh Liêm sau hai lần cải lương hương chính

Một phần của tài liệu Luận văn: Hương ước cải lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942) (Trang 82 - 93)

i, Sự quân điề n thổ

2.3.2. Cơ cấu quản lý xã hội nông thôn ở huyện Thanh Liêm sau hai lần cải lương hương chính

lần cải lương hương chính

Mục tiêu của chính sách “cải lương hương chính” là giúp thực dân Pháp nắm quyền chi phối, giám sát bộ máy chính quyền cấp xã để thông qua bộ máy này can thiệp vào công việc nội bộ của làng xã, phá vỡ tính tự trị vốn có của nó, triệt để thực hiện việc đàn áp, bóc lột đối với nông dân. Ngay cả việc thiết lập sổ thu chi để kiểm soát nguồn ngân sách của làng xã, hay lập các hương ước mới để phổ biến tư tưởng cải lương đến với từng người dân, xóa bỏ bớt một số hủ tục cũng đều nhằm hỗ trợ cho công cuộc cải cách bộ máy hành chính nơi làng xã. Vì vậy, sau hai lần cải lương hương chính, các làng xã huyện Thanh Liêm cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Nam, đã chịu sự can thiệp khá sâu sắc của thực dân Pháp, với đội ngũ tay sai mà chúng nắm được, đó là giới chức sắc trong HĐKM.

Trong đợt cải lương hương chính năm 1921, chiểu theo Nghị định (12/08/1921), chính quyền thực dân tỏ rõ ý muốn về việc thay đổi cơ cấu quản lý xã hội ở cấp hành chính thấp nhất là các làng xã. Nhận thấy cơ cấu tổ chức của các làng Việt có sự cố kết rất chặt chẽ mà cơ sở là các dòng họ lớn trong làng, chính quyền thực dân cho rằng chỉ cần nắm được các dòng họ là nắm được các làng xã. Thực dân Pháp đã lập các tộc biểu để hạn chế sự lộng quyền của họ lớn trong khi các dòng họ này lại có nhiều người làm việc trong bộ máy quản trị làng xã. Hội đồng tộc biểu được thành lập với số lượng thành

viên có hạn định, tối thiểu là 4 người, tối đa là 20 người. Thành viên trong HĐTB được bầu từ các giáp, các dòng họ lớn trong làng, cứ 100 người thì được bầu 1 người. Chánh hương hội và Phó hương hội là người đứng đầu HĐTB. Ngoài ra còn có Thư ký, Thủ quỹ, hai viên kiểm sát và 7 viên nghị viện là: Tài chính, Học chính, Vệ sinh, Cảnh sát, Công nông thương do Chánh, Phó hương hội chọn ở trong các tộc biểu. HĐTB vừa là cơ quan quyết nghị vừa là cơ quan chấp hành; song giải quyết mọi công việc trong làng xã lại do các chức dịch khác như: Lý trưởng, Phó lý… Các thành viên trong HĐTB giữ chức năng và quyền hạn khá rộng rãi trong việc quản trị các mặt của đời sống làng xã, thi hành mệnh lệnh của Nhà nước, đặt lệ làng, phân bổ công điền, sưu thuế, cân đối ngân sách, quy định các khoản thu riêng của làng xã, quản lý tài sản và dân đinh, giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng ở làng xã.

Có thể thấy, trong đợt cải lương hương chính năm 1921, về đối tượng và phương thức tuyển chọn những người đứng đầu bộ máy quản lý làng xã gần như hoàn toàn khác với những tục lệ xưa của các làng xã. Số lượng tộc biểu tùy số dân đinh trong các dòng họ hoặc các giáp (những dân đinh từ 18 tuổi trở lên, không can án) với tiêu chuẩn là “những xã dân từ 25 tuổi trở lên và là người có tài sản trong làng, mà xưa nay chưa bao giờ làm mất quyền công dân” [42, 4]. Tất cả các tiêu chuẩn như phẩm hàm, văn bằng, tuổi tác… truyền thống trước kia đều không đề cập đến. Điền sản đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng nhất và còn là thước đo chủ yếu để được bầu vào bộ máy quản trị làng xã. Trước kia, khi HĐKM còn tồn tại thì việc lựa chọn các kỳ mục dựa theo tiêu chuẩn về tuổi tác, phẩm hàm, điền sản, đạo đức tùy theo tập tục của từng làng, không qua bầu cử và không chịu sự giám sát của chính quyền cấp trên. Điều này cho thấy sự khác biệt trong phương thức tuyển chọn những thành viên của HĐKM và HĐTB.

Việc bầu cử Chánh, Phó hương hội hay hay chỉ định các chức Thư ký, Thủ quỹ là do các thành viên của HĐTB quyết định. Phương thức bầu cử các

tộc biểu cũng rất chặt chẽ, phải có danh sách những người được chọn, khi bầu cử phải có một người Lý trưởng và một kỳ mục làm Thư ký để chấm sổ danh sách. Cứ ai được bầu thì Lý trưởng xem tên thẻ thuế thân rồi chấm tên vào sổ bầu trước sự chứng kiến của Chánh, Phó tổng hoặc quan sở tại phủ, huyện. Kết quả bầu cử được trình cho quan sở tại và phải được Công sứ chấp thuận.

Mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng được ấn định là 3 năm, song có quyền tái cử. Xã nào cũng phải nộp cho Tri phủ hoặc Tri huyện một bản danh sách các thành viên của HĐTB để tiện theo dõi. Khi khai trừ hoặc bổ nhiệm một tộc biểu nào cũng phải báo cáo cho Công sứ biết, không được tự ý làm. Khi Hội đồng họp bàn và quyết định một vấn đề nào đó phải được sự nhất trí của quá nửa số thành viên của Hội đồng thì mới được thi hành. Quyền quyết định cuối cùng bao giờ cũng thuộc về Chánh hương hội. Để tránh lề lối làm việc tùy tiện, không hiệu quả như HĐKM trước kia, chính quyền thực dân cũng quy định rất rõ về chế độ thưởng phạt đối với từng thành viên trong HĐTB.

Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy lý dịch cũng được quy định trong Điều 19 và Điều 20 của Nghị định năm 1921. Lý trưởng là người đại diện của làng trong mối quan hệ với chính quyền cấp trên và phải chịu mọi trách nhiệm trước chính quyền cấp trên về các công việc của làng xã. Như vậy, Lý trưởng là người đứng đầu cơ quan quyền lực cuối cùng trong hệ thống chính quyền thuộc địa. Mọi thứ giấy tờ lưu hành trong nội bộ làng xã, hay phạm vi ngoài làng xã đều phải có chữ ký và con dấu của Lý trưởng mới có giá trị. Lý trưởng là người có nhiệm vụ truyền đạt các mệnh lệnh, chỉ thị của chính quyền cấp trên xuống các làng xã và cũng là người có trách nhiệm báo cáo lên chính quyền cấp trên về tình hình mọi mặt của làng xã.

Nghị định ngày 25/06/1922, quy định về người ứng cử chức vụ Lý trưởng: phải là người nằm trong độ tuổi từ 25 đến 54, biết đọc, biết viết, có hạnh kiểm tốt và trung thành với nhà nước bảo hộ, đồng thời phải có tài sản để có đủ khả năng chịu trách nhiệm đối với những khoản phạt do không làm tròn

chức trách. Việc bầu Lý trưởng chỉ được giới hạn ở những người nằm trong danh sách các tộc biểu, các hội viên hàng tỉnh hoặc Hội đồng tư vấn có ghi tên trong các làng, các tổng lý, hương chức hoặc đã về hưu… Trước đây, việc lựa chọn Lý trưởng, Phó lý hoàn toàn nằm trong tay HĐKM và khi bàn việc thì Lý trưởng, Phó lý không được tham dự mà chỉ có nhiệm vụ thi hành những công việc mà HĐKM đã thông qua. Giúp việc cho Lý trưởng có Phó lý và một số chức dịch thừa hành. Họ đảm nhận các công việc của làng xã như giữ sổ sách và hộ tịch, thuế ruộng và đất công điền công thổ; phụ trách việc thu chi và quản lý tài sản của xã, có trách nhiệm bảo đảm trật tự an ninh trong làng xã.

Thời phong kiến, Lý trưởng (hay Xã trưởng) chỉ có nhiệm vụ chấp hành những quyết định của HĐKM, không có quyền bàn và quyết nghị việc làng. Dưới thời Pháp thuộc, Lý trưởng và một số chức dịch thừa hành đã có quyền bàn và quyết nghị việc làng, kể cả khi đứng ngoài bộ phận quyết nghị của cơ chế quản trị làng xã. Điều 12, Nghị định năm 1921, quy định: “Hương hội lấy người Lý-trưởng đương-thứ, người Phó-lý đương-thứ (nếu có nhiều Phó-lý đương-thứ thì lấy tất cả các Phó-lý), hay là lấy người Trương-tuần đương-thứ phụ vào Hội-đồng để bàn định” [42, 7-8].

Về lương bổng, vào đầu thời Pháp thuộc, có nơi các thành viên trong HĐKM và kỳ dịch đều được trả lương bằng ruộng đất được tính trong sổ công điền công thổ của làng xã, nhưng cũng có địa phương chỉ cấp lương cho các kỳ dịch. Về sau theo chính sách cải lương hương chính, cấp lương đồng niên bằng tiền cho Lý trưởng, Phó lý, Trương tuần, Thư ký, Thủ quỹ dựa trên khả năng của mỗi làng xã. Ngoài ra, Lý trưởng còn tiền phụ phí khi đi làm việc cách làng quá 5km. Theo đó, Lý trưởng và các kỳ dịch cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Nếu Lý trưởng không làm tròn chức trách thì cách trừng trị là khiển trách, bãi dịch. Khi Lý trưởng bị cách chức thì đồng thời bị thu hồi bằng triện và có thể hạ hoặc bị hủy bỏ phẩm trật.

Rõ ràng, khi tiến hành “cải lương hương chính” chính quyền thực dân Pháp đã tiến xa hơn chính quyền phong kiến trước đây trong việc can dự vào các vấn đề có liên quan đến sinh hoạt làng xã. Một bộ phận chức dịch trong bộ máy Nhà nước phong kiến trước kia ngày càng gắn chặt vào chính quyền thực dân, dần tách ra khỏi khối cộng đồng làng xã và đi ngược lại với quyền lợi của làng xã. Họ trở thành công cụ mẫn cán trong việc giúp chính quyền thực dân với tay đến tận cấp xã và điều hành công việc nội bộ của làng xã.

Qua nội dung hương ước cải lương ở các làng xã của huyện Thanh Liêm, chúng ta có thể đánh giá được mức độ thành công của hai cuộc cải lương hương chính mà thực dân Pháp tiến hành. Những vấn đề cơ bản trong tổ chức làng xã người Việt đã có sự thay đổi theo ý muốn của chính quyền thực dân. Mỗi hương ước các làng xã dù ít hay nhiều đều cho thấy mô hình về cơ cấu tổ chức của làng xã mình phỏng theo mô hình mà chính quyền thực dân đã dựng sẵn. Thực dân Pháp đã rất khôn khéo và đặc biệt thành công trong việc lợi dụng sức mạnh của hương ước để quản lý nông thôn. Một khi các điều khoản của Nghị định cải lương hương chính biến thành lệ làng, mọi người dân đều biết và thực hiện. Các bản hương ước đó dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng đều thực hiện theo yêu cầu của chính quyền thực dân và theo tinh thần của các Nghị định cải lương đã ban hành. Cho nên, từ việc cải lương hương ước thì những vấn đề cơ bản của tổ chức làng xã ở huyện Thanh Liêm có những thay đổi rõ rệt. Chức vụ và quyền hạn của các chức sắc trong bộ máy quản lý làng xã sau khi tiến hành cải lương hương ước đã khác nhau, trong đó vai trò của Lý trưởng, Phó lý đã được đưa lên mức độ cao hơn. Hầu hết, các hương ước cải lương trong cả hai đợt cải lương hương chính của thực dân Pháp trong phần chính trị đều ghi: “Việc chính trị trong làng… thì phải chiểu theo nghị định quan Thống sứ…”[94, 1].

Văn bản Nghị định của đợt cải lương hương chính năm 1927, đánh dấu sự có mặt trở lại của HĐKM. HĐKM có chức năng tư vấn bên cạnh HĐTB

nhằm mở rộng hơn quy mô của cuộc cải lương hương chính về nhiều mặt. Lúc này HĐTB được kéo dài nhiệm kỳ từ 3 năm đến 6 năm, còn việc thành lập HĐKM phải phụ thuộc vào số kỳ mục của làng. Trong làng phải có ít nhất 4 kỳ mục theo tiêu chuẩn quy định thì mới được thành lập HĐKM. Thực chất, HĐKM được dựng lại nhưng về tiêu chuẩn, chức năng và tổ chức có quy định rõ ràng. Những người được phép ứng cử vào HĐTB lần này không có gì thay đổi, là “những người xứng đáng và có học”. Đối với các kỳ mục thì có quy định mới: Người được tham dự vào HĐKM phải là dân đinh trong xã, ít nhất là 30 tuổi và phải đạt một trong những điều kiện mà Điều 9 Nghị định năm 1927 đã quy định.

Vai trò của HĐKM không còn giống như trước, tức là đã mất quyền tự trị trước kia. Những quyết định của HĐTB phải được HĐKM thỏa thuận thì mới có hiệu lực thi hành, vì HĐKM có chức năng cơ bản là tư vấn giám sát hoạt động của HĐTB. Những chức dịch được chỉ định đứng bên cạnh Lý trưởng như Chưởng bạ và Hộ lại đều cho thấy bộ máy chính quyền cấp xã đã được tăng cường và ngày càng chặt chẽ hơn. Những quyết nghị của HĐTB phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của các tộc biểu tham dự phiên họp. Mỗi vấn đề đem ra bàn tại HĐTB đều phải lấy biểu quyết và ghi rõ tỷ lệ ý kiến tán thành. Biên bản đó phải được chuyển ngay cho Chủ tịch HĐKM để các thành viên đóng góp ý kiến.

HĐKM lúc này không còn mang đầy đủ quyền lực bàn thảo và quyết định mọi công việc của làng, của xã nhưng vẫn giữ được những đặc quyền truyền thống trong bàn bạc việc làng về các vấn đề tài chính, an ninh… và giám sát hoạt động của Lý trưởng hay Xã trưởng. HĐTB chỉ mang tính chất đại diện cho từng họ của mình để tham dự và thảo luận cùng các thành viên trong HĐKM về nghĩa vụ của từng họ trong Hội đồng. Làng xã nào còn tồn tại các giáp thì người đứng đầu là Giáp tộc cũng có chức năng, nhiệm vụ

giống như HĐTB. Họ cùng bàn bạc việc làng với HĐKM và sau đó triển khai các quyết nghị ở phạm vi giáp của mình.

Ở các làng xã còn tồn tại một bộ phận giúp việc gồm: Thư ký, Thủ quỹ, Trương tuần, Chưởng bạ, Hộ lại… Thủ quỹ được dân làng bầu ra thông qua HĐKM để theo dõi thu chi tài chính, xuất quỹ, nộp thuế từ dân làng và ghi chép những điều liên quan đến việc sử dụng quỹ công. Trương tuần có nhiệm vụ tổ chức cắt cử các tráng đinh trong làng xã mình thực hiện việc tuần tra chống trộm cắp, canh phòng bảo vệ hoa màu, đê điều thủy lợi, đường xá và kể cả việc theo dõi, phát hiện những người lạ vào làng để trình báo với Lý trưởng. Chưởng bạ có trách nhiệm quản lý và giữ sổ địa bạ. Hộ lại đảm nhiệm việc giữ các sổ sinh tử, giá thú.

Từ sau đợt cải lương hương chính lần thứ hai của thực dân Pháp, cơ cấu quản lý xã hội nông thôn ở huyện Thanh Liêm tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng có lợi cho chính quyền thực dân. Tổ chức làng xã truyền thống vốn tồn tại lâu đời cùng tính tự trị cao đã từng bước bị thực dân Pháp can thiệp sâu hơn. Làng xã buộc phải tuân thủ những quy định trong việc tổ chức lại bộ máy quản lý và cung cách hoạt động của mình, theo mong muốn của chính quyền thực dân ở một mức độ nhất định. Lý trưởng với tư cách là “cầu nối” giữa nhân dân làng xã với chính quyền cấp trên trở thành một bộ phận quan trọng trong các chức sắc của làng xã, đặc biệt là đối với HĐKM. Đôi khi Lý trưởng thực sự trở thành một tên tay sai đắc lực của chính quyền thực dân. Ở một số làng xã, chức danh Lý trưởng dù đứng dưới Chánh hương hội nhưng lại là người đại diện duy nhất của làng xã để làm việc với chính quyền thực dân, nói lên tiếng nói của nhân dân. Do đó, những việc làm của Lý trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của nhân dân ở nông thôn và cả hoạt động của các cá nhân trong tổ chức quản lý làng xã.

Bộ phận chức dịch trong làng xã đến thời điểm này chỉ có nhiệm vụ thực thi những quyết định mà chính quyền thực dân giao cho thông qua chức

danh Lý trưởng. Những chức sắc hoàn toàn có quyền bàn luận và quyết nghị trong những việc trọng đại của làng trước kia quyền lợi cũng gắn chặt với chính quyền thực dân Pháp. Lý trưởng, Phó lý do chính quyền thực dân quyết định, xã chỉ có quyền lựa chọn rồi giới thiệu. Trong một số trường hợp, Công sứ có toàn quyền bổ nhiệm chức danh Lý trưởng. Các Lý trưởng, Phó lý phải chấp hành

Một phần của tài liệu Luận văn: Hương ước cải lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942) (Trang 82 - 93)