4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.4. HIỆN TRẠNG CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
a. Sản xuất nông nghiệp
Nhìn chung sản xuất năm 2006 (cũng như 2005) bị đình trệ nhiều do tâm lý của người dân. Các bản đang di dời thì tập trung cho việc di chuyển, còn ít thời gian cho sản xuất, các bản đã di dời thì chỉ có ít người về sản xuất trên phần đất bãi bằng, phần nương rẫy bỏ không, các bản đang chuẩn bị di dời thì tâm lý không tập trung, ít đầu tư cho sản xuất ( chi tiết xem phụ lục 2).
*. Trồng trọt:
Cây lúa nước được trồng chủ yếu tại các dải đất bằng ven sông Nậm Mu. ở đây hình thành các cánh đồng tương đối rộng, tưới nước dẫn từ suối về qua hệ thống mương máng. Lúa nước tập trung chủ yếu ở các bản phía trên, các bản ở hạ lưu sông Nậm Mu (như Nôm, Hin Hon, Kìa Mòn, Tra, Pá Ban) có rất ít lúa nước.
Năm 2006 toàn xã gieo trồng 130 ha, năng suất bình quân cả năm là 54,5 tạ/ha, lúa vụ xuân đạt năng suất cao hơn, diện tích gieo trồng vẫn khá cao do nguồn nước phong phú.
Lúa nương vẫn được gieo trồng theo tập quán canh tác của đồng bào vùng cao, tuy nhiên diện tích gieo trồng không nhiều, năm 2006 chỉ có 20 ha, đã cung cấp sản lượng 40 tấn góp phần đảm bảo ổn định lương thực. Đất nương rẫy sau thời gian hưu canh (khoảng 3-4 năm) trở lại trồng lúa nương phát triển tốt. Tuy nhiên cần có biện pháp bảo vệ đất để chống suy thoái đất.
+ Cây ngô được gieo trồng chủ yếu trên đất nương rẫy vào vụ xuân hè (khi có mưa), năm 2006 đạt sản lượng ngô 1.085 tấn. Năng suất ngô cao nhờ các tiến bộ mới về giống ngô lai năng suất cao.
+ Cây sắn: giống như cây lúa nương, cây sắn được gieo trồng với diện tích thấp và thường được để lưu niên qua 2-3 năm hoặc hơn nếu gia đình chưa sử dụng đến. Diện tích gieo trồng năm 2006 là 30 ha, tuy hiệu quả kinh tế không cao nhưng là tập quán canh tác của người dân, sản phẩm chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi. Đặc biệt, phương thức canh tác sắn lưu niên được trồng trên đất có độ dốc cao, còn có khả hạn chế xói mòn, rửa trôi đất tốt hơn so với các cây trồng nông nghiệp khác.
+ Các loại cây trồng khác như cây ăn quả, đậu đỗ, rau màu,.... chỉ sản xuất mang tính chất tự cấp tự túc, hiệu quả kinh tế không cao.
Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã năm 2006 là 1.834 tấn, bình quân 495 kg/người/năm. ( Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại cây trồng chính, chi tiết xem phụ lục 2).
+ Các công thức luân canh cây trồng:
Trên đất ruộng chuyên trồng lúa (2 vụ lúa): Lúa vụ xuân - Lúa vụ mùa Trên đất không được tưới (nương rẫy): Sắn
Lúa nương - Ngô Lúa nương- Bỏ hoá + Giống cây trồng:
Lúa nước vụ mùa: Khẩu Chiến, nếp 87, nếp 97 chiếm chủ lực còn lại là giống Bao thai, CR203.
Lúa nước vụ xuân: lúa lai TQ, nếp là chủ yếu (khoảng trên 50%), diện tích còn lại là các giống Tam chiêm, IR352, CR203.
Lúa nương: giống địa phương (be lạnh, tam pon, nếp). Ngô: giống VNL10, DK348.
Sắn: giống địa phương (giống cần câu hay còn gọi là sắn đỏ). + Thời vụ gieo trồng:
Tuỳ theo diễn biến thời tiết hàng năm huyện có hướng dẫn lịch thời vụ cho các tiểu vùng trong huyện (nông lịch). Nhìn chung thời vụ gieo trồng thường là: Lúa xuân: gieo cấy cuối tháng 2 đầu tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5-6. Lúa mùa: gieo cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7 thu hoạch vào tháng 10. Lúa nương: gieo vào tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 8 - 9.
Ngô xuân hè gieo tháng 4 thu hoạch vào tháng 8. Ngô hè thu: gieo tháng 7 - 8 thu hoạch tháng 11. + Phân bón:
Nhìn chung nhân dân chưa có thói quen sử dụng phân bón, chỉ có lúa nước được bón phân, với lượng bón không nhiều (120-140 kg Urea/ha), một số hộ đã tận dụng nguồn phân chuồng từ chăn nuôi để bón cho ruộng gần nhà, nhưng
+ Sâu bệnh hại cây trồng:
Lúa nước vụ xuân: chủ yếu là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn...
Lúa nước vụ mùa: chủ yếu là sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, sâu đục thân, bệnh khô vằn
Lúa nương: bệnh tiêm lửa
Nhìn chung sản xuất trong xã là độc canh cây lương thực, chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm còn ít, chưa tạo được khối lượng hàng hoá đáng kể. Năng suất các loại cây trồng thấp, nguyên nhân chính là do đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa cao, còn sử dụng giống cũ năng suất thấp, tác động của khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
*. Chăn nuôi:
Ở các bản đã di chuyển nhiều hộ gia đình vẫn để gia súc ở lại tiếp tục chăn thả tại các khu vực cũ của mình. Một số hộ có người ở lại lập trại sản xuất, một số hộ nhờ người khác trông hộ, thỉnh thoảng về chơi và kiểm tra. Mặc dù chăn nuôi của các nông hộ chưa được đầu tư thâm canh song cũng mang lại nguồn thu khá. Đây là yếu tố rất quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi trong các nông hộ sau này.
Nhìn chung đồng bào người Thái chăn nuôi đa dạng cả trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gia cầm. Đồng bào người La Ha thường không nuôi trâu, ngựa, dê. Số lượng gia súc, gia cầm mỗi loại phân bố bình quân khá đồng đều trong các gia đình đồng bào Thái cũng như La Ha.
Chăn nuôi của các hộ gia đình trong xã tương đối phát triển và cân đối trong cơ cấu. Ưu thế nổi trội hơn là chăn nuôi gia súc và đại gia súc, đặc biệt là số lượng đàn trâu, đàn dê khá đông. Tuy nhiên, chăn nuôi ở các nông hộ vẫn mang
tính tự phát chưa tạo được sản phẩm hàng hoá để mang lại thu nhập cao và ổn định cho hộ.
Các hạn chế cơ bản là:
+ Giống gia súc, gia cầm chủ yếu là giống địa phương hoặc nguồn gốc không rõ ràng.
+ Chăn nuôi với hình thức tận dụng, chăn thả đầu tư thấp, gia súc, gia cầm hay bị bệnh dịch.
+ Hệ thống phòng chống dịch bệnh hầu như không có.
+ Thiếu những thông tin và kiến thức chăn nuôi, thị trường,....
Biểu 5: Hiện trạng chăn nuôi năm 2006
Hạng mục Đơn
vị Toàn xã
1. Đàn trâu tổng số con 800
Trong đó: Trâu cày kéo con 250
- Sản lượng thịt trâu xuất chuồng tấn 40
2. Đàn bò tổng số con 294
- Sản lượng thịt bò xuất chuồng tấn 9,2
3. Đàn lợn tổng số con 1920
Trong đó: Lợn nái con 210
- Sản lượng thịt lợn xuất chuồng tấn 73,5
4. Đàn gia cầm tổng số con 19000
- Sản lượng giết mổ trong năm tấn 12,25
- Sản lượng trứng các loại 1000 quả 390
Hạng mục Đơn
vị Toàn xã
6. Đàn dê tổng số con 255
- Sản lượng thịt hàng năm tấn 12,6
b. Thực trạng phát triển lâm nghiệp
Năm 2006, đất lâm nghiệp trên địa bàn xã có 2.790,34 ha, bằng 51,61% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Tỷ lệ trên là tương đối cao đối với một xã ven sông có địa hình dốc, chia cắt như Mường Trai. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp kể trên đã được giao tới chủ quản lý, sử dụng, trong đó giao cho hộ gia đình là
2.291,01 ha, bằng 82,1% tổng số.
Công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã được chú trọng, lực lượng kiểm lâm xã và các bản phối hợp chặt chẽ với hạt kiểm lâm huyện thực hiện tuần tra bảo vệ thường xuyên. Trong năm 2006 đã phát hiện 11 vụ phát rừng, làm nương, đã chuyển hạt kiểm lâm huyện xử lý 4 vụ, xã xử lý 7 vụ, phạt vi phạm 2 triệu đồng nộp vào ngân sách xã.
Diện tích rừng của xã hầu hết là rừng phòng hộ (chiếm tới 96%), phù hợp với xã ven sông, địa hình chia cắt. Rừng kinh tế chưa được chú trọng phát triển nên thu nhập từ lâm nghiệp hầu như không có ngoài những sản phẩm phụ từ rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng nội bộ (gỗ, củi, măng, thuốc...).
Chất lượng rừng tự nhiên rất hạn chế, rừng gỗ không còn nhiều, trữ lượng ít. Tình trạng phá rừng làm rẫy lấn đất rừng để sản xuất nông nghiệp vẫn xảy ra làm giảm diện tích rừng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vùng. Cây luồng, bương được trồng với diện tích ít ở quanh bản, khe suối thấp chưa tạo thành được vùng có quy hoạch, sản phẩm còn ít chưa thành hàng hoá. Thu nhập từ măng, cây cũng bổ sung phần nào cho thu nhập của nông hộ.
Nhìn chung trên địa bàn xã chủ yếu là rừng nghèo kiệt đang được khoanh nuôi bảo vệ, độ che phủ của rừng thấp. Sản xuất lâm nghiệp của xã chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ rừng, các sản phẩm khai thác từ rừng không đáng kể. Kinh tế lâm nghiệp hiện chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.
c. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
dân các bản trong xã và một số bản của xã lân cận thường qua lại, bởi vậy tại khu vực trung tâm của xã Mường Trai có vị trí như một trung tâm cụm xã. Đó là điều kiện thuận lợi để thương mại ở đây phát triển hơn các địa phương lân cận. Tuy nhiên, trong xã các hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu chỉ phát triển ở bản Là Mường với 45 hộ kinh doanh nhỏ.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là: hàng tiêu dùng, dụng cụ sản xuất, ăn uống nhỏ (cho người qua đường bị nhỡ bữa), một số mặt hàng thổ cẩm làm quà lưu niệm với lượng tiêu thụ ít. Tuy chưa có chợ để buôn bán tập trung nhưng các hộ ven đường phát triển các quầy hàng của mình tạo thành dãy hàng buôn bán khá sầm uất.
Đến thời vụ thu hoạch nông sản, mà chủ yếu là ngô, một số hộ làm đại lý thu mua gom cho các chủ hàng từ nơi khác đến.
Các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc, rèn, dệt thổ cẩm còn mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa trở thành hàng hóa.
Các dịch vụ phục vụ cho sản xuất như phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y chưa phát triển.
d. Giá trị sản phẩm các ngành sản xuất
Biểu 6: Tổng hợp giá trị sản phẩm các ngành sản xuất năm 2006
Hạng mục Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%)
Tổng giá trị sản xuất 17 .455 100,00
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp 17 .203 98,56
Trồng trọt 12. 727 72,91
Chăn nuôi 4 .455 25,52
Lâm nghiệp 21 0,12
2. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 252 1,44
Năm 2006, giá trị sản xuất bình quân trong toàn xã đạt hơn 19 triệu/hộ, bình quân mỗi khẩu là 4,7 triệu đồng.
Nhìn chung, trong cơ cấu giá trị sản xuất xã Mường Trai vẫn nặng về sản xuất nông, lâm nghiệp, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp trồng trọt và chăn nuôi vẫn là chủ yếu, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp.