TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ, DÂN SỐ, DÂN TỘC VÀ TẬP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 50 - 54)

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ, DÂN SỐ, DÂN TỘC VÀ TẬP

a. Dân số, dân tộc và tập quán dân tộc

Đến cuối năm 2006 trên địa bàn xã có 912 hộ với 3.708 nhân khẩu, phân bố thành 13 bản. Trước khi thực hiện di chuyển toàn xã có 18 bản với mật độ dân số là 87,4 người/km2 .

Biểu 2: Dân số xã Mường Trai phân theo các bản

TT Tên bản Số hộ Số khẩu Tổng cộng 912 3708 1 Hua Mường (*) 69 298 2 Bó Ban-Phiêng Xe(*) 127 494 3 Cang Mường (*) 87 348 4 Là Mường (*) 145 609 5 Búng Cuổng (*) 67 257 6 Hua Nà (*) 77 316 7 Phiêng Ban (*) 34 151 8 Hua Noong (*) 39 151 9 Nà Hựa (*) 89 324 10 Huổi Muôn 2 (*) 56 255 11 Phiêng Phường (*) 29 108 12 Huổi Ban 36 150 13 Huổi Muôn 1 (*) 57 247

Ghi chú: Nguồn: UBND xã Mường Trai

(*) bản bị ngập

Hiện có 2 dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Mường Trai là Thái và La Ha

Dân tộc La Ha chỉ có ở bản Huổi Ban với 36 hộ, 150 nhân khẩu. Ngoài bản Huổi Ban, người La Ha còn sống ở bản Pá Ban và Hin Hon nhưng nay đã chuyển đến nơi tái định cư mới. Khi hình thành hồ thủy điện Sơn La thì 12/13 bản hiện nay của xã bị ảnh hưởng ngập khu dân cư, chỉ có bản Huổi Ban không bị ngập đất ở, không phải di chuyển. Bản Huổi Muôn 1 có 22 hộ không bị ngập đất ở, đồng thời tại đây có thể xen ghép được 18 hộ.

Nhân dân các bản trong xã có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, xây dựng quê hương giàu đẹp. Các dân tộc anh em trên địa bàn xã có những nét khác nhau về phong tục, tập quán trong sinh hoạt và sản xuất nhưng đồng thời cũng có nhiều nét tương đồng. Trình độ văn hoá, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không ngừng được cải thiện và nâng cao. Giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, các dân tộc được khuyến khích và ngày càng phát triển. Nhiều tiến bộ mới được ứng dụng trong sản xuất đem lại hiệu quả cao như phát triển trồng ngô, đậu tương, đậu xanh với các giống mới năng suất cao hơn, hình thành các vườn đồi trồng nhãn, xoài,....

Phân bố dân cư trên địa bàn xã là không đều, các bản đều tập trung dọc theo sông Nậm Mu. Tập quán sản xuất của người dân 2 dân tộc này chủ yếu là canh tác lúa nước và trồng một số loại cây hàng năm, vì vậy để thay đổi được tập quán của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn và cần phải có thời gian. Do sự chia cắt của địa hình nên giao thông đến các bản bên bờ phải sông Nậm Mu rất khó khăn, vì vậy giao lưu văn hoá giữa vùng này và vùng khác gặp rất nhiều trở ngại. Thực hiện chủ trương di dời, giải phóng mặt bằng hồ thủy điện Sơn La có 5 bản trong xã đã di dời về nơi tái định cư theo kế hoạch, đó là các bản: Tra, Kìa Mòn, Pá Tra, Nôm và Hin Hon.

b. Thu nhập và đời sống

Tổng cộng: 100,0% - Sản xuất nông, lâm nghiệp: 98,6%

+ Trồng trọt: 61,2%

+ Chăn nuôi: 37,2%

+ Lâm nghiệp: 0,2%

- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: 1,4%

Nguồn thu nhập chủ yếu vẫn từ trồng trọt, chiếm 61,2% trong cơ cấu thu nhập. Chăn nuôi được chú ý phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương là xã có diện tích rừng nhiều, nơi có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc với hình thức chăn thả. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng tương đối cao với 37,2%, đặc biệt đây là nguồn thu nhập bằng tiền mang ý nghĩa hàng hoá, là lợi thế lớn cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cho vùng sau này.

Mặc dù có diện tích rừng cao nhưng hầu hết là rừng phòng hộ, diện tích rừng sản xuất rất ít đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Bởi vậy sản phẩm từ rừng rất ít, thu nhập chủ yếu từ công bảo vệ, chăm sóc rừng. Sản xuất lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu nhập của hộ.

Biểu 3: Hiện trạng đời sống, kinh tế - xã hội TT Hạng mục Đơn vị Tỷ lệ 1 Phân loại hộ 100,0 - Giầu % số hộ 5,3 - Khá % số hộ 45,8 - Trung bình % số hộ 23,7 - Nghèo % số hộ 25,2 - Đói % số hộ

2 Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường

- Mầm non % số trẻ trong độ tuổi 57

- Tiểu học % số trẻ trong độ tuổi 92

- Trung học cơ sở % số trẻ trong độ tuổi 87

3 Đời sống

3.1 Được dùng điện lưới quốc gia % số hộ 80

Sử dụng máy điện nhỏ % số hộ 14

3.2 Được xem ti vi, điện thoại, rađiô

- Có ti vi % số hộ 65

- Không có ti vi % số hộ 35

- Không có ti vi nhưng được xem % số hộ 28

3.3 Sử dụng nước hợp vệ sinh % số hộ 68

3.4 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % 34

3.5 Tỷ lệ tăng dân số % 1,92

Trong những năm gần đây với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào các dân tộc đã định cư và canh tác trên nương định canh. Thu nhập và cuộc sống của nhân dân đã tăng lên từng bước. Tỷ lệ hộ hộ nghèo toàn xã năm 2006 theo tiêu chí mới còn 25,2% (230 hộ).

Xã Mường Trai đã có điện lưới quốc gia, tuy nhiên một số bản và các hộ ở xa chưa xây dựng đường dây tới được, một số hộ đời sống còn khó khăn chưa lắp đặt. Các hộ ở gần suối, thuận tiện lắp đặt vẫn sử dụng máy phát điện loại nhỏ. Nhân dân sử dụng điện chủ yếu để thắp sáng và xem tivi. Nhiều hộ trong xã đã mua được ti vi (67%). Những hộ chưa có vẫn có thể xem ở những nhà xung quanh hoặc ti vi chung của bản (được Nhà nước trang bị), trừ trường hợp những hộ ở lẻ, cách xa khu dân cư tập trung.

Theo số liệu thống kê của xã, năm 2006 toàn xã còn 34% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ tăng dân số toàn xã là 1,92%.

Chủ trương của xã là duy trì, giữ vững kết quả phổ cập tiểu học, chống mù chữ và tái mù, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hiện nay tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở đến trường khá cao. Tỷ lệ trẻ em đến các lớp học mầm non mới đạt 57%. ở các bản trong quá trình di chuyển hiện tượng các cháu cấp tiểu học và trung học cơ sở bỏ học có tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)