ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 99 - 100)

2. 6 TIỀM NĂNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

3.2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Việc san ủi tạo mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc, khu dân cư phần nào ảnh hưởng làm thay đổi địa hình tự nhiên. Quỹ đất sản xuất hiện nay bị ngập nhiều, phải tăng cường khai thác diện tích đất dốc đưa vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Những tác động trên cùng với hoạt động sản xuất của nhân dân ven hồ sẽ là tác nhân gây xói mòn đất, bồi lắng lòng hồ nếu không có giải pháp giảm thiểu hữu hiệu.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp (như phương án sản xuất đã nêu) cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trên đất dốc sẽ hạn chế thoái hóa đất. Bảo vệ và duy trì diện tích rừng hiện có, đồng thời hàng năm có kế hoạch và thực hiện khoanh nuôi bảo vệ để tái sinh rừng, tăng độ che phủ của thảm thực vật tự nhiên sẽ có tác dụng to lớn chống xói mòn đất, bồi lắng lòng hồ và phòng chống lụt bão.

Diện tích đất bán ngập được khai thác hợp lý, ngoài sản xuất cây nông nghiệp hàng năm, diện tích còn lại phát triển trồng cây lâm nghiệp với những loại cây chịu ngập góp phần phủ xanh đất và tạo “hàng rào xanh” bảo vệ đất.

Phương án sản xuất hợp lý, tổ chức tái định cư phù hợp với khả năng dung nạp và sức sản xuất của đất sẽ tạo ra sinh kế bền vững cho người dân, môi trường được đảm bảo bền vững, tạo cảnh quan đẹp, góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe cho nhân dân trong xã.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1- Xã Mường Trai hiện nay có vị trí như một trung tâm cụm xã, vị trí và điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nói riêng và kinh tế-xã hội nói chung. Việc hình thành hồ thủy điện Sơn La có tác động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã vì vậy việc nghiên cứu để bố trí sử dụng đất cho hợp lý theo hướng phát triển bền vững ở những điểm TĐC như Mường Trai là rất cần thiết.

2- Trong nghiên cứu để bố trí sử dụng đất đai, cần nghiên cứu toàn diện , kể cả điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội… trong vùng. Cần có những quan điểm bố trí sử dụng đất và phương pháp nghiên cứu đúng đắn, phù hợp với thực trạng tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu thì phương án mới đảm bảo tính khả thi cao.

3- Sau TĐC, diện tích đất ruộng trồng lúa nước ở xã Mường Trai là không còn nữa. Đất canh tác chủ yếu là đất nương rẫy, cần có phương pháp canh tác đúng, hệ thống canh tác thích hợp, theo hướng thâm canh tăng năng suất và nâng cao dần chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì cuộc sống của nhân dân trong vùng sẽ ngày càng được cải thiện.

4- Vùng TĐC xã Mường Trai ( Huyện Mường La,Tỉnh Sơn La) nếu được bố trí sử dụng đất hợp lý, đảm bảo tính khoa học,không những đời sống nhân dân trong vùng TĐC sẽ được nâng cao hơn trước khi TĐC ( Đến năm 2015, sản lượng quy thóc ước tính đạt gàn 800 kg/người/năm, bình quân giá trị sản phẩm đạt từ 20 -30 triệu đồng/hộ) mà có thể đảm bảo được tính bền vững lâu dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)