2. 6 TIỀM NĂNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
3.1.1. XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG CÁC MÔ HÌNH VÀ BỐ TRÍ DIỆN
Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Định hướng phát triển:
+ Thời kỳ đầu (đến năm 2010) chú ý đầu tư phát triển sản xuất lương thực, đảm bảo ổn định cuộc sống nhân dân, nhất là đối với các điểm tái định cư. Cần tập trung đầu tư cho sản xuất lúa nương, ngô trên cơ sở tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác cây trồng trên đất dốc.
+ Thời kỳ tiếp theo (từ 2011-2015) phát triển các cây trồng hàng hóa như đậu tương, đậu xanh, sắn cao sản (giống mới KM94,....) để tạo sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
+ Phát triển kinh tế trang trại, hình thành các trang trại sản xuất nông-lâm kết hợp dựa trên cơ sở xây dựng hệ thống canh tác trên đất dốc. Đó là quá trình sử dụng tổng hợp các giải pháp: nông, lâm kết hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi với mô hình kinh tế vườn rừng.
Sau khi hình thành hồ, đất canh tác trên địa bàn xã cơ bản là trồng cây trồng cạn. Phần nhiều diện tích chỉ sản xuất 1 vụ trong năm nên hệ số sử dụng đất thấp. Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm dự kiến là 924 ha, hệ số sủ dụng đất là 1,31 lần. Đến năm 2015, mức độ ổn định cao hơn, tăng cường thâm canh các cây trồng hàng hóa, diện tích gieo trồng cây hàng năm dự kiến là 989 ha, hệ số sủ dụng đất là 1,41 lần.
- Cây lúa:
Do đặc trưng địa hình, nguồn nước nên không có khả năng hình thành các khu ruộng mới để trồng lúa nước. Khi ổn định cuộc sống, nhân dân có thể tận dụng các mảnh ruộng còn lại, tự khai phá những mảnh ruộng nhỏ ven suối. Nhìn chung đất ruộng trồng lúa nước sau khi hình thành hồ trên địa bàn xã là rất ít, không đáng kể, phân tán manh mún. Lúa nước được canh tác 2 vụ trong năm là vụ xuân và vụ mùa, bón phân đúng và đủ để cải tạo đất, nhất là với những chân ruộng mới khai phá. Sử dụng nhiều các giống lúa lai và giống lúa mới (80-85% với vụ xuân và 60-65% với vụ mùa). Các giống lúa chủ lực là nếp 87-97, nhị ưu 64, Nếp 87 dòng 2, VĐ8, N49... Trong vụ mùa trồng thêm giống nếp hoa vàng, bao thai, phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân.
Hình thức canh tác lúa nương cung cấp lương thực tại chỗ phục vụ cuộc sống nhân dân, càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện không có ruộng trồng lúa nước. Tuy nhiên canh tác lúa nương là hình thức gây xói mòn đất
mạnh. Khi sản xuất mang tính hàng hóa, có sự giao lưu trao đổi thì lương thực có thể được cung cấp từ bên ngoài. Trên địa bàn xã duy trì diện tích trồng lúa đủ đảm bảo nhu cầu ở mức trung bình. Lúa nương tiếp tục được gieo trồng với diện tích 266 ha (năm 2010) và năm 2015 là 176 ha trên nương định canh, có quay vòng cho đất nghỉ theo chu kỳ (nương hưu canh).
- Cây ngô:
Bố trí trồng trên đất nương rẫy, chủ yếu là vụ xuân hè, ngoài ra còn gieo trồng vụ hè thu trên đất trồng cây vụ xuân và xuân hè. Mở rộng diện tích trồng ngô lai với các giống như: LVN10, LVN88 ,... để đạt cơ cấu giống ngô lai khoảng 60 -70% diện tích gieo trồng ngô. Ngoài ra trồng các giống nếp địa phương để phục vụ tiêu dùng nội bộ theo thói quen của nhân dân. Diện tích gieo trồng cả năm trên đất không ngập dự kiến năm 2010 là 247 ha, sản lượng đạt 748 tấn và năm 2015 là 325 ha, sản lượng đạt 1.012,5 tấn.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới: Trồng ngô thâm canh có che phủ xác hữu cơ thực vật để hạn chế rửa trôi, xói mòn. Trồng ngô xen với đậu tương, đậu xanh nhằm cải tạo đất và tăng thêm thu nhập cho người sản xuất. Trồng ngô áp dụng kỹ thuật kiểu bậc thang, canh tác theo băng, có trồng băng cây xanh hoặc dứa để hạn chế rửa trôi, xói mòn tăng khả năng giữ ẩm của đất và tăng năng suất ngô.
Cây đậu tương, đậu xanh:
Đồng bào Thái trong xã chú trọng trồng cây đậu tương hơn, còn đồng bào La Ha chú trọng sản xuất lương thực và thích trồng đậu xanh hơn.
Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày là hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Với điều kiện, khả năng thâm canh, luân canh trong vùng có thể trồng và mở rộng diện tích cây đậu tương trên đất nương rẫy định canh.
Cây đậu tương có thể trồng vào vụ xuân hè và hè thu với các giống: DT 22, DT 84, VX9-3, ... Dự kiến năm 2010 bố trí 72 ha, sản lượng đạt 84,5 tấn và năm 2015 bố trí 95 ha, sản lượng đạt 151,5 tấn.
Cây đậu xanh trồng vụ xuân hè là chủ yếu, với diện tích 73 ha, đạt sản lượng 124,5 tấn (năm 2010).
- Sắn nguyên liệu: dự kiến năm 2010 trồng 148 ha, sản lượng đạt 1.580 tấn và năm 2015 duy trì 180 ha và cải tiến hơn nữa cơ cấu giống, sản lượng đạt 2.160 tấn. Sử dụng các giống sắn mới KM94, KM60... là những giống sắn ngắn ngày, hàm lượng tinh bột cao thích hợp cho công nghiệp chế biến, năng suất cao khả năng thích ứng rộng.
- Rau các loại: phát triển các loại rau đậu như rau cải, họ bầu bí, su hào, bắp cải, đậu đỗ các loại... tập trung trong vườn hoặc xen canh, tăng vụ trong diện tích đất chuyên màu. Dự kiến năm 2010 bố trí 14 ha, sản lượng đạt 700 tấn và đến năm 2015 bố trí 21 ha, sản lượng đạt 1.050 tấn.
- Cây ăn quả: trồng ở vùng đất thấp, chân đồi, trong vườn hộ gia đình gồm nhãn, vải, xoài chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
- Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả để nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả.
( Chi tiết xem phụ lục 4, 5)
Canh tác trên đất bán ngập:
Diện tích đất bán ngập trên địa bàn xã có thể sản xuất cây hàng năm là 72 ha, chủ yếu nằm ven suối Trai và ở bờ trái sông Nậm Mu. Do đặc điểm địa hình nên chỉ có thể khai thác trồng cây trồng cạn hàng năm, gieo trồng được 1 vụ ăn chắc trong năm.
Thành phần công việc: chuẩn bị phát đường trục, mở đường trục, đường lô, chặt phá dây leo, chặt hạ hoặc ủi đổ cây, cưa chặt thân, cành cây, vận chuyển xếp gọn trong phạm vi 50m để đốt hoặc vận chuyển, đào gốc cây to, vận chuyển xếp gọn trong phạm vi 50m, san lấp mặt bằng, rà rễ cày sới, bừa, gom dọn cây cỏ, rễ cây, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cây trồng.
Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đất cụm dân cư, đất xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phải khai hoang tạo mặt bằng.
Công tác khai hoang gồm: chặt cây, đánh gốc, rà rễ, cày đất, gom cây khai hoang thành bờ lô.
- Xây dựng đồng ruộng: đối với diện tích đất ruộng trồng lúa nước.
Yêu cầu: xây dựng ruộng bậc thang, hạn chế san ủi. Các hạng mục công việc bắt buộc phải tiến hành:
+ Bóc lớp đất mặt sâu 15 cm, gom vào một chỗ. + San nền đảm bảo độ dốc theo yêu cầu kỹ thuật.
+ Rải lớp đất mặt (đã gom ở bước trên) đều ra mặt ruộng. - Giải pháp về khuyến nông, hỗ trợ sản xuất
+ Hỗ trợ thâm canh lúa nương:
Xây dựng mô hình sản xuất lúa nương trên nương cố định, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trên đất dốc, trồng thử các giống lúa cạn mới cho năng xuất cao.
+ Hỗ trợ thâm canh ngô lai:
Dự kiến xây dựng mô hình tại khu tái định cư, sử dụng giống ngô lai đã được trồng ở địa phương và các giống tiềm năng phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Cây đậu tương, đậu xanh và lạc đã được trồng trong khu vực tái định cư, tuy nhiên mức độ thâm canh chưa cao, năng suất còn thấp. Để khai thác hết tiềm năng đất bãi bằng trong điểm tái định cư, cần thiết phải xây dựng mô hình thâm canh đậu tương và lạc, sử dụng giống mới có tính chống chịu khá, năng suất cao.
- Chuyển giao khoa học công nghệ
Tình trạng chung của nhân dân các dân tộc miền núi là trình độ dân trí thấp dẫn đến trình độ và kỹ thuật thâm canh thấp. Bởi vậy cần thiết phải mở các lớp tập huấn nhằm trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất trong gia đình.
Đối tượng tập huấn là những người có vai trò quyết định trong sản xuất và đời sống của gia đình, là những người có khả năng tiếp thu bài giảng, biết vận dụng kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của gia đình. Mỗi nông hộ ít nhất 1 người dự các lớp tập huấn.
Nội dung tập huấn:
Kết hợp giữa bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, có minh hoạ bằng giáo cụ trực quan và thực hành trên đồng ruộng, tham quan các mô hình trình diễn đã xây dựng tại địa phương và các điểm sản xuất ở các vùng lân cận với nội dung sau: + Phương pháp tổ chức sản xuất tại nông hộ.
+ Biện pháp thâm canh 1 số cây trồng vật nuôi chính trong cơ cấu sản xuất hiện có tại các vùng tái định cư.
+ Phương pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. + Kỹ thuật phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
+ Hạch toán thu chi trong sản xuất và đời sống của nông hộ. *. Chăn nuôi.
Tập trung đầu tư và khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi, để có sản phẩm hàng hoá, đem lại thu nhập cao và đủ sức hỗ trợ cho ngành trồng trọt, đặc biệt là có đủ nguồn phân bón hữu cơ đầu tư cho đất, làm cho đất ngày một phì nhiêu và phát triển theo hướng bền vững. Chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc chăn thả dưới tán rừng kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ rừng. Tiếp tục thực hiện Sind hoá đàn bò và nạc hoá đàn lợn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, có thể 1 hộ hoặc 1 nhóm hộ hình thành 1 trang trại. Bố trí chăn nuôi các loại gia súc ăn cỏ trên các trảng cỏ thứ sinh được khoanh nuôi bảo vệ hoặc trảng cỏ dưới tán rừng kết hợp với chăm sóc bảo vệ rừng. Chăn nuôi gia đình vẫn là phổ biến, phát triển theo hướng lấy thịt và cung cấp phân bón cho trồng trọt. Chú trọng việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Biểu 11: Dự kiến phát triển chăn nuôi, thuỷ sản xã Mường Trai Hạng mục Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Số lượng Giá trị (tr.đồng) Số lượng Giá trị (triệu đồng) 1. Đàn trâu tổng số con 355 425
Trong đó: Trâu cày kéo con 67 100
- Sản lượng thịt trâu xuất chuồng tấn 22 308 28 392
2. Đàn bò tổng số con 410 550
- Sản lượng thịt bò xuất chuồng tấn 16 256 19 304
3. Đàn lợn tổng số con 810 1150
Trong đó: Lợn nái con 100 145
- Sản lượng thịt lợn xuất chuồng tấn 33 429 45 585
4. Đàn gia cầm tổng số con 7900 9300
- Sản lượng giết mổ trong năm tấn 7 238 7 245 - Sản lượng trứng các loại 1000 quả 155 124 205 164 5. Đàn ngựa tổng số con 32 35 6. Đàn dê tổng số con 190 310 - Sản lượng thịt hàng năm tấn 11 242 16 352 7. Thuỷ sản - Sản lượng cá thịt nuôi tấn - Sản lượng cá thịt đánh bắt tấn 18 324 45 810 Chương trình hỗ trợ di dời và phát triển sản xuất đối với các điểm tái định cư và tái định cư xen ghép ở bản Huổi Muôn 1 sẽ giúp nhân dân có thêm vốn phát triển chăn nuôi. Vấn đề là hướng dẫn, vận động nhân dân sử dụng đồng vốn đúng cách, hiệu quả. Khi nhận cùng lúc nhiều tiền mặt, mà trước nay chưa có, cùng với các chế độ hỗ trợ của Nhà nước, sẽ dễ nảy sinh trong nhân dân tâm lý ỷ lại và tiêu tiền hoang phí vào những việc không cần thiết. Phát triển chăn nuôi gia súc dựa trên lợi thế của vùng là một biện pháp tốt sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhân dân.
- Đầu tư để phát triển các hoạt động dịch vụ chăn nuôi, thú y thôn bản. + Cung ứng, dịch vụ các sản phẩm thuốc thú y.
+ Dự tính, dự báo dịch bệnh.
+ Cung ứng, chế biến thức ăn chăn nuôi (kỹ thuật bảo quản thức ăn qua đông cho đàn gia súc).
+ Sản xuất, cung ứng giống vật nuôi.
+ Tư vấn kỹ thuật, thông tin kỹ thuật, thị trường. + Làm đầu mối tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.
- Trồng cỏ tạo thức ăn bổ sung cho chăn nuôi: mỗi hộ cần trồng khoảng 2000m2 cỏ (trồng tại các băng chống xói mòn trên nương rẫy, ven các bờ ao...) để lấy thức ăn xanh cho gia súc (thu hoạch khoảng 20 tấn cỏ/năm, có thể nuôi được 2-4 trâu hoặc bò)
- Tận dụng bãi chăn thả dưới tán rừng kết hợp với hệ thống chuồng trại.
- Cân đối trong phát triển trồng trọt đảm bảo nguồn thức ăn cho phát triển chăn nuôi
Phát triển lâm nghiệp
Đất rừng trên địa bàn xã hầu hết là rừng phòng hộ đầu nguồn cần được bảo vệ tốt. Các chương trình, dự án phát triển vốn rừng của Nhà nước luôn chú trọng tạo thu nhập cho người dân lao động, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích địa phương với lợi ích chung của toàn xã hội. Bảo vệ rừng đầu nguồn, ngoài ý nghĩa kinh tế, còn mang một ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng là giữ nguồn nước và chống bồi lắng lòng hồ, tăng tuổi thọ cho công trình thuỷ điện Sơn La.
Khi rừng khép tán và đến tuổi thu hoạch có thể khai thác tỉa, trồng rặm theo đúng quy trình được hướng dẫn.
Hướng bố trí sử dụng hợp lý đất rừng theo hướng phát triển bền vững thì dự kiến đến năm 2010, toàn xã có 2.667,04 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 64,17% tổng diện tích không ngập trong vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, trong đó rừng sản xuất có 105,6 ha, còn lại là rừng phòng hộ. Đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.767,24 ha chiếm 66,58% tổng diện tích không ngập trong vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La.
3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sự phát triển ngành nghề ở các điểm TĐC trong tương lai là rất cần thiết, không những có ý nghĩa trong việc nâng cao dần đời sống nhân dân trong vùng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo tính bền vững trong sử dụng đất .Các nghề thủ công như rèn, sản xuất công cụ cầm tay, mộc, nề ... cần được khuyến khích phát triển để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Khuyến khích khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống như thêu ren, dệt thổ cẩm để giữ gìn bản sắc dân tộc và phục vụ khách du lịch.
Nghề mộc dân dụng khuyến khích phát triển ở các cụm dân cư ven hồ thuỷ điện Sơn La, gần khu trung tâm xã mới là những nơi thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ sản phẩm. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ là ưu thế để phát triển nghề mộc dân dụng. Tạo điều kiện về vốn và khuyến khích các hộ có năng lực phát triển nghề đóng thuyền. Khi hình thành hồ thuỷ điện việc giao lưu bằng đường thuỷ sẽ có nhiều thuận lợi và trở thành một kênh giao lưu quan trọng, bởi vậy nhu cầu về thuyền cũng sẽ tăng lên nhiều.
Nghề rèn sẵn có ở các bản trong xã, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Phát triển nghề rèn ở các bản nhằm cung cấp công cụ sản xuất và dụng cụ sinh hoạt