TÀI NGUYÊN ĐỘNG, THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 49 - 50)

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.5. TÀI NGUYÊN ĐỘNG, THỰC VẬT

- Thực vật

Năm 2006, toàn xã có 2.790,34 ha đất lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ với 2.682,88 ha (bằng 96,1% tổng diện tích), rừng sản xuất chỉ có 107,46 ha), không có rừng đặc dụng. Tỷ lệ che phủ của đất rừng là 51,61%, thể hiện một thảm thực vật tự nhiên được chăm sóc, bảo vệ khá tốt. Trong điều kiện xã giáp với sông Đà, sông Nậm Mu, đất dốc nhiều, địa hình chia cắt, thảm thực vật như trên có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ đất, hạn chế thiên tai, bảo vệ sản xuất và cuộc sống của nhân dân.

Rừng tự nhiên phòng hộ phân bố trên các đồi, núi cao, xa các khu dân cư. Trong đó, một diện tích khá lớn nằm gần các khu dân cư có thảm thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây lùm bụi, cỏ lào, sim mua, cây bụi xen cây gỗ rải rác, trảng cỏ xen cây bụi,.... Đó là các loại hình phổ biến trên các loại đất chưa sử dụng.

Thảm rừng tự nhiên của xã không còn nhiều, chủ yếu là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Hiện tại rừng chủ yếu là là gỗ tạp và dây leo, mật độ thưa. Các loại gỗ quý hiếm như: chò chỉ, nghiến, dổi, de... còn rất ít và chỉ còn ở những nơi rừng núi hiểm trở. Diện tích rừng bị phá huỷ mạnh ở thập niên 80- 90, những năm gần đây đã phục hồi khá, hiện nay là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh.

Cây trồng nông nghiệp gồm: các loại cây ăn quả (nhãn, vải, xoài...), cây trồng hàng năm (lúa, ngô, sắn, đậu đỗ các loại...).

Động vật tự nhiên gồm có các loại động vật nhỏ như: cáo, chồn, nhím, lợn rừng... số lượng không nhiều. Động vật nuôi gồm: trâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)