PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT THIẾU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 72 - 79)

2. 6 TIỀM NĂNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

2.3.2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT THIẾU

TĐC

- Nghiên cứu điều kiện đất đai chưa chính xác và các điều kiện cần thiết cho cộng đồng

Nếu tính theo diện tích và mật độ dân số, tỉnh Sơn La hoàn toàn có khả năng đáp ứng được toàn bộ số hộ dân phải di chuyển tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La. Song, nếu xét thêm các nhân tố giới hạn như địa hình, nguồn nước, thổ nhưỡng thì việc bố trí TĐC với mục đích là đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế trong khu TĐC theo định hướng phát triển bền vững là rất khó khăn. Đáng chú ý là tài nguyên đất và nước.

Hiện nay, việc lựa chọn địa điểm, tiến hành quy hoạch các khu TĐC dự án thuỷ điện Sơn La chủ yếu dựa trên các tiêu chí như các vùng có quỹ đất, có nguồn nước để phát triển nông lâm nghiệp mà không hề tính đến các vấn đề môi trường và xã hội trong và sau khi thực hiện dự án.

Việc đầu tư cho các khu TĐC chủ yếu là để xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú ý đúng mức đào tạo và xây dựng các mô hình chuyển đổi sản xuất cho người dân. Điển hình dự án đầu tư nuôi bò sữa, trồng chè và cây đặc sản cho cộng đồng TĐC Tân Lập huyện Mộc Châu.

- Sức ép tiến độ hoàn thành dự án di dân TĐC

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các nhà quản lý phải bỏ qua hoặc thực hiện không đúng quy trình một số yêu cầu bắt buộc của một dự án TĐC. Cái họ quan tâm tới là giải phóng mặt bằng, nhiều hơn các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường sẽ nẩy sinh của cộng đồng khi chuyển tới nơi ở mới.

- Tìm hiểu các điều kiện khác liên quan chưa đầy đủ và chính xác như: điều kiện các tài nguyên khác, điều kiện vốn, kỹ thuật canh tác, trình

độ dân trí vùng dự án, điều kiện thị trường tiêu thụ, văn hoá truyền thống từng dân tộc vùng dự án,.... và hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển

Nhiều chính sách vẫn đang trong quá trình tìm kiếm và thử nghiệm như đơn giá xây dựng, mức đền bù, chính sách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng. Dẫn đến tình trạng chậm tiến độ quy hoạch, xây dựng, tài chính và hàng loạt các vấn đề xã hội phát sinh. Nổi bật ở vùng nghiên cứu là các gia đình các hộ sinh con sau khi đã điều tra cơ bản, khi tới nơi ở mới họ không nhận được chế độ gì, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các trường hợp này.

Chưa xây dựng cơ chế giám sát về môi trường trong các quá trình thực hiện dự án. Kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa định rõ.

Trình độ dân trí của người dân TĐC còn thấp, trình độ canh tác chỉ mới ở mức độ quảng canh trên diện tích rộng, năng suất thấp, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp.

Ý thức và tập quán sinh hoạt của người dân còn giữ nguyên phong tục của những vùng quê cũ, chưa sẵn sàng chuyển đổi tư duy để thích ứng với các điều kiện mới. Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tính bền vững ở các khu TĐC và quá trình hoà nhập của cộng đồng vào sự phát triển kinh tế xã hội.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG CHO CÁC KHU TĐC VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1. Bố trí sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững

- Căn cứ vào mục tiêu phát triển về kinh tế xã hội huyện Mường La; xã Mường Trai đến năm 2010 và 2015, và dự báo dân số đến năm 2010 và 2015 trên địa bàn xã.

Biểu 7: Một số chỉ tiêu tổng hợp quy hoạch phát triển xã Mường Trai

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Tỷ lệ (%) Năm 2015

1 Thu nhập bình quân/hộ - Hộ đói 0 0 0 - Hộ nghèo 25,2 15 7 - Trung bình 23,7 27 30 - Hộ khá 45,8 50 50 - Hộ giàu 5,3 8 13 2 Hộ có nhà ngói 72 85 95 3 Trẻ em ở độ tuổi đến trường 72 95 100 4 Tỷ lệ tăng dân số 1,92 1,65 1,5

5 Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 34 15 5

6 Thu nhập từ trồng trọt 69 67 65

7 Thu nhập từ chăn nuôi, thuỷ sản 29,6 22 25

8 Thu nhập từ trồng rừng 0,1 6 6

Biểu 8: Dự báo dân số xã Mường Trai đến năm 2015

Thứ

tự Tên bản

Dân số trên địa bàn xã

đến tháng 12/2006 Dự báo cho dân số ở lại trên địa bàn xã Toàn xã Dân số ở lại Năm 2010 Năm 2015

Số

hộ khẩu Số Số hộ khẩu Số Số hộ khẩu Số Số hộ khẩu Số

Tổng số 912 3708 338 1385 366 1479 409 1601 1 Hua Mường 69 298 55 238 60 254 69 275 2 Bó Ban - Phiêng Xe 127 494 57 222 61 237 66 257 3 Cang Mường 87 348 87 348 94 372 103 402 4 Là Mường 145 609 17 71 19 76 22 82 5 Búng Cuổng 67 257 28 107 30 114 33 124 6 Hua Nà 77 316 18 74 20 79 23 86 7 Phiêng Ban (**) 34 151 8 Hua Noong (**) 39 151 9 Nà Hựa (**) 89 324 10 Huổi Muôn2(**) 56 255 11 Phiêng Phường(**) 29 108 12 Huổi Ban 36 150 36 150 39 160 43 173 13 Huổi Muôn 1 57 247 40 175 43 187 50 202

Ghi chú: (**) các bản phải di chuyển ra khỏi địa bàn xã

- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong xã, các điểm tái định cư. - Từ nay đến trước năm 2010, các hộ mặc dù đã di dời đến điểm tái định cư ở ngoài phạm vi xã nhưng cơ bản vẫn về sản xuất trên ruộng đất cũ của mình, đặc biệt là ruộng lúa nước. Đến 2010 , các hộ không tái định cư trên địa bàn xã sẽ không sản xuất trên diện tích đất như đã nói trên nữa . Một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp không bị ngập được giao cho các hộ còn ở lại trong xã sử dụng, phần diện tích ở xa các điểm dân cư, bị cách trở sẽ được khoanh nuôi tái sinh rừng. Tại các điểm tái định cư thực hiện khai thác đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp giao cho các hộ TĐC sử dụng.

Biểu 9: Bố trí sử dụng đất xã Mường Trai

(kể cả phần diện tích bị ngập trong lòng hồ thuỷ điện Sơn La)

(Đơn vị tính): ha Thứ tự Chỉ tiêu Hiện trạng Năm 2010 Năm 2015 Tổng diện tích đất tự nhiên 5.507,00 5.507,00 5.507,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 4.007,36 3.416,62 3.514,32

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.161,38 744,90 742,40

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.141,38 717,50 715,00 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 20,00 27,40 27,40

1.2 Đất lâm nghiệp 2.790,34 2.667,04 2.767,24 1.2.1 Đất rừng sản xuất 283,10 105,60 148,30 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.507,24 2.561,44 2.618,94 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 8,52 1.4 Đất nông nghiệp khác 47,12 4,68 4,68

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 273,31 1.481,95 1.484,45

2.1 Đất ở 35,48 20,38 20,38

2.2 Đất chuyên dùng 58,66 43,40 45,90

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,23 16,23 16,23 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 170,94 1.401,94 1.401,94

3 Nhóm đất chưa sử dụng 1.226,33 608,43 508,23

Thứ tự Chỉ tiêu Hiện trạng Năm 2010 Năm 2015

3.2 Núi đá không có rừng cây 135,81 135,81 135,81 - Qua biểu trên cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.507 ha. Khi hình thành hồ thuỷ điện Sơn La, trên địa bàn xã bị ngập 1.351 ha. Diện tích đất của xã được bố trí sử dụng theo hướng phát triển bền vững như sau ( chi tiết xem phụ lục 3, 6).

Diện tích nhóm đất nông nghiệp giảm so với hiện nay là 590,74 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 416,4 ha, đất lâm nghiệp giảm 123,3 ha.

Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp (không tính diện tích đồng cỏ tự nhiên, chăn thả dưới tán rừng) của 1 hộ năm 2010 là 1,85 ha tăng 0,58 ha so với hiện nay. Đến năm 2010, số hộ còn ở lại trên địa bàn xã là 402 hộ, rất ít so với hiện nay, mật độ dân số thưa, trong khi đó tại các điểm TĐC mới đã khai thác đất chưa sử dụng và chuyển đất lâm nghiệp đưa vào xây dựng nương định canh. Bởi vậy tuy một số diện tích đất tự nhiên bị ngập do hình thành hồ thuỷ điện Sơn La, trong đó có đất sản xuất nông nghiệp, nhưng bình quân đất sản xuất nông nghiệp của 1 hộ vẫn tăng. Tuy nhiên đất trồng cây hàng năm chỉ có đất trồng cây trồng cạn ngắn ngày, không còn đất ruộng trồng lúa nước.

- Đến năm 2015: từ sau năm 2010, nhân dân đã ổn định cuộc sống sau tái định cư, sản xuất đi vào ổn định, hướng phát triển đi vào thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm hàng hoá, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Diện tích đất canh tác cây hàng năm không tăng mà ổn định sản xuất thâm canh trên nương định canh. Trong khuôn viên đất thổ cư (bình quân từ 500-600m2/hộ) ngoài diện tích đất ở, các hộ chủ yếu sẽ trồng cây ăn quả và cây rau, màu .

Tăng diện tích đất chăn thả gia súc dưới tán rừng bằng cách khoanh nuôi diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có cây lùm bụi và cây thân gỗ rải rác. Tiếp tục khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ và trồng rừng sản xuất để có được diện tích đất lâm nghiệp là 2.767,24 ha, độ che phủ trên phần diện tích đất không ngập đạt tới 66,6% để bảo vệ môi trường vùng lòng hồ.

- Sử dụng đất bán ngập

Căn cứ lịch điều tiết nước hồ chứa nhà máy thủy điện Sơn La (thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2) và điều kiện thực tế về đất đai, địa hình, tập quán canh tác ... có thể xác định diện tích đất bán ngập trên địa bàn xã có thể sử dụng được 72 ha để sản xuất cây trồng cạn hàng năm. Vụ sản xuất chính, ăn chắc là vụ xuân- hè với các loại cây trồng như: ngô, lạc, đậu tương, đậu xanh.

Biểu 10: Một số chỉ tiêu bình quân sử dụng đất của hộ hiện nay đến 2010

Đơn vị: ha/hộ

Hạng mục Toàn xã Các điểm TĐC

Năm 2006 Năm 2010 Năm 2010 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1,27 1,85 1,67

- Đất trồng cây hàng năm 1,25 1,78 1,63 - Đất trồng cây lâu năm 0,02 0,07 0,04

2. Đất lâm nghiệp 3,06 6,63 0,26

- Rừng phòng hộ 2,75 6,28 0,16

- Rừng sản xuất 0,31 0,36 0,10

- Trên địa bàn xã có 1231 ha đất bị ngập các loại (trong tổng số diện tích đất bị ngập trong lòng hồ là 1351 ha) chuyển sang mặt nước chuyên dùng.

- Do nhân dân di dời ra khỏi địa bàn xã khá nhiều, mật độ dân số giảm đi, nên một số vị trí cách xa các điểm tái định cư mới, đất sản xuất nông nghiệp (cụ thể là đất nương rãy) không được tiếp tục sử dụng với mục đích cũ. Diện tích này định hướng chuyển sang các mục đích lâm nghiệp, cụ thể là 42,7 ha chuyển sang rừng sản xuất theo phương thức nông-lâm kết hợp, và 57,5 ha sang rừng phòng hộ.

- Tại các điểm tái định cư, để có đủ quỹ đất sản xuất cho nhân dân cần thiết phải khai thác đất sản xuất lâm nghiệp chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể là chuyển 47 ha sang trồng lúa nương và 133 ha sang trồng rau, màu. đất rừng phòng hộ chuyển một diện tích nhỏ sang làm đường giao thông và bố trí nghĩa trang mới.

- Khai thác 330,9 ha đất đồi núi chưa sử dụng vào các mục đích kinh tế. - Chuyển 60,7 ha nhóm đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp (không tính diện tích bị ngập chuyển sang mặt nước chuyên dùng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)