ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI: LOẠI ĐẤT, NHÓM ĐẤT, THÀNH PHẦN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 45 - 48)

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.3.ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI: LOẠI ĐẤT, NHÓM ĐẤT, THÀNH PHẦN

Trên địa bàn xã Mường Trai hiện có 4 loại đất như sau:  Đất phù sa ngòi suối (Py).

Diện tích 95 ha chiếm khoảng 1,86% diện tích khảo sát. Phân bố tập trung ven sông Nậm Mu và suối Trai.

Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm bồi tụ phù sa của hệ thống suối Trai. Phản ứng của đất trung tính hoặc ít chua. Lượng chất hữu cơ trung bình. Đạm tổng số giàu; Lân và kali dễ tiêu nghèo. Tổng số cation kiềm trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới thịt nhẹ.

Đây là loại đất tốt nhất của xã, được khai thác để làm 2 vụ lúa nước/năm đạt năng suất cao. Nhưng do đất phù sa ngòi suối nằm ở địa hình thấp sẽ bị ngập hoàn toàn khi hồ thuỷ điện Sơn La hình thành vì vậy khả năng khai thác sau này là không có.

Biểu 1: Tài nguyên đất xã Mường Trai Thứ tự Tên đất hiệu Toàn xã Chia ra Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Vùng không ngập (ha) Vùng ngập (ha) 1 Đất phù sa ngòi suối Py 95,00 1,86 95,00

2 Đất nâu vàng trên đá macma

bazơ và trung tính Fu 720,00 14,07 570,00 150,00 3 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 4277,6 5 277,65 83,59 3 392,29 885,36 4 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 25,00 0,49 25,00 Cộng diện tích đất khảo sát 5117,6 5 117,65 100,0 0 3 962,29 1155,36 155,36

Đất khu dân cư 82,60 6,96 75,64

Núi đá không có rừng cây 135,81 135,81

Sông suối và đất có mặt nước 170,94 50,94 120,00

Tổng diện tích đất tự nhiên 5507 507,00 4 156,00 1 351,00

Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

 Đất nâu vàng trên đá mácma bazơ và trung tính (Fu).

Diện tích 720ha, chiếm 14,07% diện tích đã khảo sát. Phân bố trên sườn núi từ khu vực trung tâm xã chạy dài theo sông Nậm Mu, qua bản Búng Quổng, bản Tra đến bản Nôm ra sát sông Đà.

Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá mácma bazơ. Đất có màu nâu vàng là chủ đạo, pH đất hơi chua, chất hữu cơ và đạm tổng số thấp hoặc trung bình; lân tổng số và lân dễ tiêu đều nghèo; kali tổng số

và dễ tiêu dao động từ nghèo đến trung bình; Tổng cation kiềm trao đổi thấp; Đất có thành phần cơ giới nặng.

Do phân bố chủ yếu ở địa hình dốc, thảm rừng bị chặt phá làm nương rãy qua nhiều năm, nên đất bị xói mòn rửa trôi mạnh vì vậy tầng đất mịn mỏng dưới 50cm. Diện tích đất dốc dưới 15o có 130 ha, 15-20o có 80 ha, 20-25o có 150 ha và trên 25o có 360 ha.

Diện tích đất dưới 20º hầu như bị ngập hết trong vùng lòng hồ nên khả năng khai thác làm ruộng trồng lúa nước không còn. Diện tích dưới 25º còn lại có thể khai thác trồng cây hàng năm trên nương cố định với các biện pháp canh tác trên đất dốc. Những nơi đất dốc trên 25o có thể sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp và khoanh nuôi bảo vệ rừng.

 Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)

Diện tích 4.277,65 ha, chiếm 83,59% diện tích khảo sát. Là loại đất có diện tích lớn phân bố rộng khắp trên vùng đồi núi của xã.

Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá sét, là loại đá dễ phong hoá. Đất có màu đỏ vàng là chủ đạo; Phản ứng của đất chua, chất hữu cơ và đạm tổng số trung bình; Lân tổng số giàu, dễ tiêu nghèo; Kali tổng số và dễ tiêu trung bình; Tổng cation kiềm trao đổi thấp; Thành phần cơ giới nặng.

Cũng như đất nâu vàng trên đá mácma bazơ và trung tính, do phân bố chủ yếu ở những vùng đất có độ dốc lớn nên có hiện tượng bị bốc mòn thoái hoá. Nhiều nơi thảm thực vật chỉ còn là trảng cỏ, cây bụi. Độ dày tầng đất mịn phổ biến từ 30-70cm, ít nơi dày trên 70cm.

Diện tích đất đỏ vàng trên đá sét chiếm tỷ lệ lớn, là địa bàn chính cho sản xuất nông, lâm nghiệp và bố trí các khu tái định cư của xã. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc như tạo băng gieo trồng theo

theo kiểu nông lâm kết hợp để sản xuất các cây lương thực, cây ăn quả gắn với trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng.

 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)

Diện tích 25 ha, chiếm khoảng 0,49% diện tích khảo sát. Phân bố ven sông Nậm Mu và rải rác ven các khe suối.

Đất được hình thành do cải tạo san ủi đất đỏ vàng thành ruộng bậc thang trồng lúa nước. Tính chất của đất còn chịu ảnh hưởng sâu sắc tính chất của đất đỏ vàng. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trung bình; Lân tổng số nghèo, dễ tiêu rất nghèo. Thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng.

Đây là loại đất được sử dụng trồng 1 hoặc 2 vụ lúa nước/năm tuỳ điều kiện tưới. Song do chủ yếu diện tích loại đất này nằm ở độ cao dưới mực nước dâng của hồ thuỷ điện Sơn La vì vậy khả năng khai thác là không còn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 45 - 48)