4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
+ Hệ thống giao thông:
Đường nối trung tâm huyện với Mường Trai qua xã Pi Toong dài 12 km, mặt đường trải đá cấp phối, rộng 3-5 m. Tuyến đường Huổi Quảng (đi vào xã Mường Trai và thủy điện Huổi Quảng) có đoạn đầu trùng với tuyến đường này với chiều dài 5 km, đang được thực hiện nâng cấp. Đoạn còn lại từ điểm đấu nối với đường Huổi Quảng vào đến địa phân xã Mường Trai dài 7 km.
Đường liên xã (tiếp nối với tuyến trên và đi tiếp sang xã Mường Trai) dài 8,7 km, mặt đường rộng 3-5 m, đường đất nay đã xuống cấp, nhiều đoạn xuống cấp nặng. Trên tuyến có 1 cầu treo nhỏ qua suối Nậm Mu.
Đường liên thôn trong nội bộ xã (khoảng 21 km) là đường đất, mặt đường rộng 2,5-4 m. Trong đó có các tuyến chính như:
Cang Mường - Phiêng Ban dài 2,7 km Trung tâm xã - Bản Nôm dài 12,5 km Pá Ban - Huổi Ban dài 3 km
Ngoài ra còn nhiều tuyến đường nhỏ, mặt đường hẹp, xe cơ giới không đi lại được. Các tuyến đường sản xuất là đường mòn do dân tự làm.
Nhìn chung giao thông còn khó khăn, bị chia cắt bởi các sông, suối (Nậm Mu, Trai) và các dãy núi cao. Việc giao thông giữa 2 bờ sông Nậm Mu chủ yếu bằng đò nhỏ, thô sơ. Về mùa mưa giao thông đi lại trong xã và đến các xã khác là rất khó khăn.
+ Thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt
Các cánh đồng trồng lúa nước trên địa bàn xã khá tập trung, được tưới bằng các công trình thủy lợi nhỏ, có 11 phai nhỏ và các phai tạm khác. Hệ thống mương dẫn nước dài khoảng 19 km. Mương máng nội đồng chưa được hoàn thiện, thất thoát nước nhiều, hiện tượng nước chảy tràn bờ gây rửa trôi chất dinh dưỡng. Tổng diện tích đất trồng lúa nước được tưới là 59 ha.
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi trong xã còn yếu kém, chưa đồng đều, khi hình thành hồ thuỷ điện Sơn La toàn bộ diện tích đất ruộng trồng lúa nước và hệ thống thuỷ lợi bị ngập.
Cấp nước sinh hoạt: các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy trên địa bàn xã được xây dựng khá hoàn thiện. Nước được cấp về đến hộ, mỗi hộ có lắp đặt
bị hư hại, không được chú ý tu sửa. Năm 2006 trong xã có 70% dân số được dùng nước sạch.
+ Cấp điện sinh hoạt
Nhân dân trong xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia, hiện có 84% dân số dùng điện lưới. Một số bản ít người, ở hẻo lánh (như Hin Hon, Huổi Ban) chưa xây dựng đường điện tới và một số hộ đời sống khó khăn chưa có điều kiện lắp đặt. Một số hộ còn dùng máy phát điện nhỏ.
Khi hình thành hồ thủy điện Sơn La hầu hết hệ thống điện của xã bị ngập, chỉ còn lại đoạn đường dây 35 KV đến điểm tái định cư Khâu Ban.
+ Về y tế
Trạm y tế xã là nhà cấp 4 nằm trong khuôn viên trụ sở UBND với 6 giường bệnh. Trang thiết bị còn thiếu, nghèo nàn. Biên chế cán bộ y tế gồm: 2 y sỹ, 2 y tá, 1 nữ hộ sinh và 14 cán bộ y tế thôn bản. Trạm đã làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, đồng thời làm công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đạt kết quả tốt đã hạn chế được bệnh sốt rét, và các bệnh thông thường khác. Công tác truyền thông dân số thực hiện có kết quả, bước đầu làm giảm tỷ lệ tăng dân số của xã.
+ Về giáo dục
Trường liên cấp II+III có tổng diện tích 13.837 m2, với 19 phòng học xây nhà cấp IV. Tổng số giáo viên là 42, trong đó có 20 giáo viên trung học cơ sở. Hiện có 21 lớp, gồm 9 lớp trung học cơ sở (324 học sinh) và 12 lớp phổ thông trung học (419 học sinh). Tuy nhiên bậc PTTH mới chỉ có lớp 10 (6 lớp) và lớp 11 (6 lớp), chưa có lớp 12.
Trường tiểu học trung tâm có diện tích 5.966 m2, ngoài ra còn 4 điểm trường: Là Mường (955 m2), Hua Nong-Nà Hựa (4.666m2), Huổi Muôn (4.006
m2), Búng Cuổng (3.687m2). Tổng số có 19 phòng học, 25 giáo viên, hiện có 12 lớp với 337 học sinh.
Trường mầm non có 1 trường ở trung tâm xã và các lớp ở bản. Tổng cộng có 126 học sinh.