2. 6 TIỀM NĂNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
2.3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi
+ Người dân có nguyện vọng thiết tha muốn được tái định cư trên địa bàn xã.
+ Điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi phù hợp để khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới, trồng các loại cây ăn quả. Đồng thời thuận lợi để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, tạo ra sản phẩm hàng hoá đa dạng góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và phát triển theo xu hướng bền vững.
+ Nhân dân đã quen với việc sản xuất các cây trồng mang tính hàng hóa như đậu tương, ngô, đậu xanh, là cơ sở để phát triển, tạo các vùng sản xuất hàng hóa.
+ Người dân đã được tuyên truyền, vận động nên hầu hết thống nhất, đồng thuận với chủ trương và kế hoạch di dân của Nhà nước. Các hộ di dời ra khỏi xã đã tự động viên, vận động để di chuyển theo dòng tộc phù hợp với khả năng dung nạp của nơi đến.
+ Khi hình thành hồ trên địa bàn xã có thể sử dụng 72 ha đất bán ngập để trồng các loại cây trồng cạn cho giá trị sản phẩm cao như ngô lai, đậu tương, đậu xanh,....
+ Người dân sau khi tái định cư mới gần nơi ở cũ, không thay đổi phong tục tập quán nên dễ và nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống mà không phải
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng bước đầu được đầu tư, nâng cấp, hứa hẹn cho nhân dân một cuộc sống tốt hơn.
b. Khó khăn
+ Đất bằng và diện tích đất thích nghi cao, thuận lợi cho phát triển sản xuất bị ngập nhiều. Phần diện tích còn lại là đất dốc, có cao trình cao nên chỉ có thể phát triển trồng cây trồng cạn, không có diện tích để mở mới đất ruộng trồng lúa nước. Diện tích nương rẫy còn lại là lớn (các hộ chuyển đi để lại) nhưng nằm phân tán.
+ Do thiết tha muốn ở lại quê cũ nên có hiện tượng người dân tự chuyển nhà lên cao hơn, nhiều người có tâm lý muốn tự chuyển. Nếu không được vận động tốt sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng vùng lòng hồ và ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường lòng hồ sau này.
+ Hầu hết các điểm tái định cư trong xã đều không dung nạp hết gọn số dân của bản được điều chuyển đến. Mỗi bản còn lại một số hộ phải di dời ra ngoài xã. Trong điều kiện mọi người đều muốn ở lại trong xã thì việc xác định danh sách các hộ tái định cư tại xã là rất phức tạp và có nhiều khó khăn. Việc tổ chức bốc phiếu sẽ gây hiện tượng chia tách: anh em, bố con không được ở gần nhau mà “kẻ đi, người ở”, không đảm bảo tính cộng đồng về dòng họ. Bởi vậy cần có sự vận động, thương thảo giữa các hộ trong cộng đồng thôn bản.
+ Do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc tương đối cao nên việc bố trí nơi ở, cơ sở hạ tầng và phương hướng phát triển sản xuất cho vùng dự án là rất khó khăn. + Sản xuất nông nghiệp còn mang nhiều tính quảng canh, kỹ thuật canh tác chưa cao, nhiều hộ còn mang tư tương sản xuất tự túc tự cấp.
+ Trình độ dân trí còn thấp, một số phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển chung trong cộng đồng dân cư.
Để khắc phục được những yếu kém trên cần phải quy hoạch lại việc sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội khác. Đồng thời cần phải nghiên cứu, tổ chức thử nghiệm đưa vào sản xuất những loại cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả cao để thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân.
*. Ý kiến cộng đồng về TĐC nơi bắt buộc phải di chuyển
+ Nhân dân và cán bộ trong xã đồng lòng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và về công tác di dân tái định cư các hộ bị ảnh hưởng ngập.
+ Nhân dân có nguyện vọng thiết tha muốn được tái định cư trên địa bàn xã. + Việc điều chuyển nhân dân đến các điểm tái định cư trong và ngoài xã cần quan tâm đến tính cộng đồng làng bản, dòng họ theo tập quán và truyền thống của nhân dân.
+ Các điểm tái định cư trong xã không dung nạp hết toàn bộ số hộ của bản được điều chuyển đến. Nếu chỉ áp dụng hình thức bốc phiếu để xác định danh sách hộ tái định cư tại chỗ thì sẽ có hiện tượng xé lẻ, không đảm bảo tính cộng đồng dòng họ. Bởi vậy cần tăng cường vận động, thương thảo để có được kết quả phù hợp nhất.
+ Cần có thêm các điểm tái định cư dự phòng ở ngoài địa bàn xã để nhân dân lựa chọn.
+ Cần có biện pháp thích hợp để đảm bảo tính công bằng giữa các hộ trong diện di dời ra khỏi xã, tránh trường hợp các hộ cố tình di vén lên cao thì được ở lại.
+ Các hộ di chuyển trong xã đề nghị được chuyển nhà cũ lên dựng lại tại khu tái định cư. Các hộ có nhà cũ đã xuống cấp, hoặc nhà tạm thì đã chuẩn bị