CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO MỨC BỀN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 94 - 98)

2. 6 TIỀM NĂNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

3.1.4. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO MỨC BỀN

trường của cộng đồng

- Phát triển kinh tế - xã hội của xã Mường Trai và các điểm TĐC phải gắn liền với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư bảo vệ và trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn. Sản xuất nông nghiệp trên nương định canh, sản xuất theo mô hình nông, lâm kết hợp. Sản xuất cây trồng ngắn ngày xen canh với sản xuất lâm nghiệp khi rừng chưa khép tán. Kết hợp chăn thả gia súc dưới tán rừng với việc bảo vệ khoanh nuôi rừng. Chấm dứt việc chặt phá rừng để làm nương rẫy. Đảm bảo xã hội hoá ngành lâm nghiệp. Xây dựng nương định canh, canh tác theo đường đồng mức không những đảm bảo đạt năng suất ổn định mà còn góp phần hạn chế xói mòn.

- Giao đất, giao rừng cho người dân và cộng đồng dân cư quản lý, đảm bảo rừng có chủ, được bảo vệ tốt để làm tốt chức năng phòng hộ đầu nguồn, chống rửa trôi, xói mòn đất, lắng đọng lòng hồ.

- Hướng dẫn, vận động, đầu tư để nhân dân áp dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc, vừa đảm bảo thâm canh cho năng suất cây trồng cao lại bảo vệ được đất theo hướng phát triển bền vững và lâu dài.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, không săn bắn, mua bán ăn thịt động vật hoang dã. Thông qua các dự án nâng cao nhận thức của cộng đồng hoặc các buổi nói chuyện, các tạp chí, tờ rơi về vấn đề này.

- Có thể dựa vào chương trình giáo dục phổ thông, lồng ghép các kiến thức cơ bản về động vật hoang dã, thực vật bản địa vào chương trình ngoại khoá. Trên thực tế các hoạt động này rất cần phẩi có nguồn tài trợ từ một dự án nào đó.

- Cơ quan khuyến lâm, khuyến nông của huyện, xã khuyến khích và tạo điều kiện (về giống, vốn, kỹ thuật, phân bón..) cho cộng đồng để đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. Hướng dẫn cộng đồng sản xuất thâm canh, sử dụng phân bón hợp lý, chú trọng cây phân xanh, phân hữu cơ, để nâng cao độ phì cho đất, tăng năng suất cây trồng. Mặt khác không ngừng hướng dẫn cộng đồng các kỹ thuật canh tác trên đất dốc có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc canh tác bền vững.

- Cần có các hoạt động thiết thực cuốn hút cộng đồng cùng tham gia vào các công tác bảo vệ môi trường và thực hiện các hoạt động như trồng cây xanh quanh khu dân ở, tuyên truyền vai trò của rừng với cộng đồng, nâng cao vai trò của các cá nhân trong công tác bảo vệ rừng. Việc này có thể thông qua các tổ chức quần chúng trong từng cộng đồng.

- Cần phải hướng dẫn người dân biết tận dụng những sản phẩm phụ từ cây trồng như ngô, mía, sắn để đưa vào đun nấu, trên thực tế nghiên cứu cho thấy nhiên liệu dùng để nấu nướng được cộng đồng sử dụng chủ yếu là từ các sản phẩm phụ của rừng.

- Tuyên truyền, khuyến cáo người dân không vứt rác tuỳ tiện, cần có ý thức thu gom tập trung và xử lý hợp vệ sinh. Mặc dù tại thời điểm hiện tại thì môi trường sống của người dân ở đây hoàn toàn có thể dồng hoá được vì lượng rác thải còn ít. Nhưng việc làm này cần thiết phải được thực hiện tại cộng đồng với mục đích “phòng còn hơn chống”, hơn nữa ý thức và nhận thức BVMT của cộng đồng không cao nên đây là việc làm hết sức cần thiết. Cũng như rác thải, nước thải trong cộng đồng vào thời điểm hiện tại chưa có gì đáng lo ngại nhưng nó tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm đến đất và nguồn nước là rất lớn, vì vậy cũng cần phải có biện pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường sống của cộng đồng.

- Phải có những hành động nhằm nâng cao tính đoàn kết của cộng đồng. Trong một cộng đồng mà có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhau, để cộng đồng có thể phát triển theo hướng bền vững thì đây là việc làm bắt buộc với tất cả các cộng đồng nói chung và ở xã Mường Trai nói riêng. Cộng đồng có đoàn kết lại được thì công việc chung của cộng đồng nhất là công việc bảo vệ môi trường mới đạt kết quả cao. Để làm được điều này có thể áp dụng các biện pháp sau:

+ Cần thường xuyên có các hoạt động quần chúng, có thể lôi kéo được đa số các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia. Có thể thông qua các hoạt động văn nghệ, các lớp học bồi dưỡng kiến thức trong nông nghiệp, các lớp học dạy nghề thủ công,.... ở đó tạo cho họ có cơ hội chia sẻ với các thành viên khác trong cộng đồng mình.

+ Thường xuyên có những buổi họp bản để chia sẻ kinh nghiệm, bàn bạc công khai về những vấn đề chung của cộng đồng.

+ Thành lập các chi hội, câu lạc bộ trong cộng đồng để họ có nhiều cơ hội gặp gỡ nhau hơn thông qua những buổi sinh hoạt của hội hoặc câu lạc bộ.

+ Cộng đồng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao năng lực nhận thức và khả năng giải quyết các vấn đề xảy ra trong cộng đồng, tăng cường khả năng giải quyết thành công các thách thức, khủng hoảng.

+ Tăng cường các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.

- Những hành động nhằm nâng cao trình độ dân trí đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhân thức cộng đồng về các vấn đề như vai trò đa dạng sinh học, phát triển kinh tế lồng ghép với BVMT và PTBV.

+ Cần giúp cộng đồng nhận thức được vai trò và mức đóng góp của cộng đồng trong sự phát triển chung của tỉnh, quốc gia và cao hơn nữa là thế giới. Muốn làm được điều này thì trước mắt phải thu hút các dự án hỗ trợ về tài chính và năng lực quản lý.

+ Chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi đọc sách báo, nói chuyện thời sự theo chủ đề. Có thể kết hợp với các buổi chuyển giao kinh nghiệm canh tác hoặc họp bản.

+ Nâng cao mức sống của người dân cũng là một hành động được ưu tiên vì đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện thì người dân có điều kiện tiếp xúc với những thông tin đa chiều như ti vi, radio, sách báo... từ đó cách nhìn mới về thế giới sẽ xuất hiện trong cộng đồng ngày càng rõ rệt hơn.

+ Tăng cường tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ với các vùng miền khác, để cộng đồng có thể có sự tự tin và hiểu biết được thêm nhiều điều từ vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững khu tái định cư Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La thuộc dự án thuỷ điện Sơn La (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)