2. 6 TIỀM NĂNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
3.1.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC KÈM THEO: GIẢI PHÁP KHOA HỌC
chính sách, kinh tế, giáo dục truyền thông,....
- Giải pháp về luật pháp, chính sách thể chế
Để nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và sử dụng đất hợp lý phải gắn việc khai thác sử dụng đất với công tác bảo vệ môi trường. Về phía Nhà nước cần có các văn bản quy định về khai hoang sử dụng đất, tránh tình trạng khai thác
bừa bãi gây hậu quả tiêu cực tới môi trường. Hướng nguời nông dân sử dụng đất theo quy hoạch. Có các biện pháp cưỡng chế mang tính kinh tế và mang tính bắt buộc.
Có thể thành lập một quỹ vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính bắt buộc, trong đó cổ động tính tự nguyện của người dân trong trong vùng và nhân dân cả nước trong việc bảo vệ, khôi phục những vùng rừng, các vùng cây phòng hộ ven sông ven biển. Có thể tổ chức học sinh, sinh viên tham gia trồng cây ở các vùng đất hoang hóa các vùng đất cát...
Trên phương diện quản lý vĩ mô, trong sản xuất nông nghiệp Nhà nước cần có chính sách bảo đảm sự ổn định về giá cải tạo môi trường sản xuất thuận lợi thông qua việc tác động vào thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị và tìm đầu ra cho xuất khẩu nông sản.
Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm trong các trường hợp thiên tai, mất mùa và giá nông sản bất lợi cho người sản xuất bằng các quỹ dự trữ vật tư, ngoại tệ... Nhà nước nên khuyến khích thành lập các hội liên hiệp các nhà sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Họ có một số quyền hạn nhất định trong việc thu mua, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông sản, tự thành lập quỹ hỗ trợ nhằm trợ cấp khi giá nông sản quá thấp thì quỹ đó thu mua và hỗ trợ thêm cho tái sản xuất, ngoài ra giảm tối đa sự ép giá của các tư thương trên thị trường trong và ngoài nước.
Các vùng đất trống đồi núi trọc khi được quy hoạch đầu tư với các loại cây trồng tập trung và chuyên môn hóa thì cần khuyến khích người dân tham gia mua bảo hiểm vườn cây.
Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, căn bản pháp luật, các quy định và quy trình kỹ thuật trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng và ổn định các khu TĐC.
Nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương và cho cộng đồng dân cư trong việc quản lý giám sát việc sử dụng các loại tài nguyên.
Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động chung có tác động trực tiếp tới cộng đồng.
Cần xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong khu TĐC nhằm đưa vào áp dụng trong toàn bộ các khu TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà khoa học, các ngành nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm cung cấp cho người dân phương thức tự bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình phát triển của các khu TĐC.
- Giải pháp về kinh tế
Có chính sách cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp theo chu kỳ thu hoạch của cây trồng, gắn kết với bảo vệ và phát triển rừng trồng với quy hoạch phát triển cây ăn quả. Thời gian cho vay vốn kéo dài để người dân có điều kiện tái đầu tư cho sản xuất.
Cần phân định rõ các hạng mục đầu tư về môi trường trong tổng số kinh phí đầu tư cho một khu TĐC nhằm tiến hành xây dựng các hạng mục ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường phát sinh trong các khu TĐC.
Ngoài việc hỗ trợ cây con giống cần hỗ trợ về chất đốt cho các hộ TĐC nhằm tránh việc khai thác trái phép củi làm chất đốt trong các khu rừng lân cận. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo định hướng tăng cơ cấu các ngành sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong các khu TĐC nhằm giảm sức ép lên các dạng tài nguyên, tăng sức chứa của 1 khu TĐC.
Huy động tối đa sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh vào công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng TĐC về đa dạng sinh học, tài nguyên và môi trường. Coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh. Hướng dẫn cộng đồng thay đổi thói quen chặt cây rừng làm củi, sử dụng bếp tiết kiệm củi, thay đổi hành vi xâm hại đến đa dạng sinh học.
Kết hợp các hoạt động thăm quan du lịch với bảo vệ rừng, giáo dục và bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng.
Đưa giáo dục đa dang sinh hoc vào hệ thống giáo duc trong nhà trường phổ thông.
Tuyên truyền thay đổi mô hình tiêu dùng trong địa bàn tỉnh như là một biện pháp hỗ trợ nhằm làm giảm sức ép lên việc khai thác quá ngưỡng phục hồi tài nguyên sinh vật.
- Giải pháp về khoa học kỹ thuật.
Ưu tiên khai thác, sử dụng các công trình đạt tiêu chuẩn về môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.
Đẩy mạnh việc xây dựng, nghiên cứu các dự án hỗ trợ trong công tác quản lý, lập kế hoạch và quy hoạch phát triển các dạng tài nguyên thiên nhiên.
Cần triển khai các dự án thân thiện với môi trường như sử dụng khí biogas đến từng hộ dân.
Tiếp tục các chương trình khuyến nông khuyến lâm để giúp các cộng đồng TĐC mới về các kỹ thuật canh tác trên đất dốc, các mô hình nông nghiệp sạch thân thiện với môi trường.
Tổ chức nghiên cứu triển khai dần biện pháp sinh thái hoá đồng ruộng ( đa dạng tập đoàn cây trồng, sử dụng các giống cây chịu sâu bệnh, bảo vệ đa dạng
- Giải pháp về vốn
Nhà nước sẽ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tái định cư như: đường giao thông (liên vùng, nội vùng và đường sản xuất), thuỷ lợi, cung cấp điện, cung cấp nước sạch và một số công trình công cộng khác như lớp học, nhà văn hoá, sân thể thao,.… Ngoài ra vốn ngân sách cho di dân TĐC cũng đầu tư cho việc xây dựng nhà ở cho các hộ dân tái định cư, hỗ trợ phát triển sản xuất mua vật tư phân bón, phục hồi và tăng cường dần độ phì cho đất theo hướng phát triển bền vững, làm tăng dần thêm thu nhập cho họ.
Trong quá trình thực hiện khi nguồn chưa được cấp đúng tiến độ, thì các doanh nghiệp, tổ chức tham gia xây dựng phục vụ công tác di dân TĐC cần phải tự ứng vốn trước để thi công các hạng mục đầu tư đảm bảo việc di dân đúng tiến độ.
Huy động nguồn vốn trong dân cũng cần được huy động trước để đầu tư cho: khai hoang, xây dựng nương định canh; mua cây giống, con giống; xây dựng đường nội đồng, đường nhánh trong khu dân cư,.…