Trần Đình Hượu N ho giáo và vãn học Việt Nam Irung cận đại Nxb văn học 995, tr

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 42)

C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.

1 Trần Đình Hượu N ho giáo và vãn học Việt Nam Irung cận đại Nxb văn học 995, tr

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tầng lớp nho sĩ có vai trò lớn trong quá trình xây dựng và củng cố.hệ tư tưởng phong kiến. Các Nho sĩ đã góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi Phật giáo ra khỏi cung đình, đưa nho giáo lên địa vị độc tôn. Đội ngũ nho sĩ là thành luỹ vững chắc, dày đặc bảo vệ các triều đại phong kiến. Họ là người dẫn đường đưa lối hướng quần chúng nhân dan đi vào quỹ đạo của nho giáo. Các nhà nho vì vậy trở thành những nhà tư tưởng của chế độ quân quyền.

Tư tưởng của các nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm ... trở thành những bộ phận không thể thiếu của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Thông qua các tư tưởng của họ mà các quan niệm đạo trời, đạo người, đạo trị nước ... được thể hiện một cách rõ nét. Ở đó không chỉ bao chứa tư tưởng của Nho giáo mà đã có sự kết tinh những tinh hoa tư tưởng của dân tộc. Ví như ở nhà Nho, nhà tư tưởng lỗi lạc Ngô Thì Nhậm, một mặt ông vẫn tuyên truyền cho đạo đức nhân nghĩa, trung hiếu của nho giáo, vẫn bảo vệ chế độ phong kiến mặt khác tư tưởng của ông có sự gắn bó lợi ích giai cấp với lợi ích của nhân dân. Theo ông, triều đình muôn củng cố sức mạnh phải biết dựa vào dân, khoan sức dân, chăm chút cho dân. Dù quan niệm đạo đức của ông được dựa trên các chuẩn mực của Tống nho song ông không theo khuynh hưáng ngu trung, biết phân biệt rạch ròi chính tà, cổ vũ và kiên quyết ủng hộ những vị vua biết đứng về lợi ích của nhân dân. Ông là nho sĩ của triều đình Lê - Trịnh song lậi sẵn sàng ủng hộ chính nghĩa của quân Tây Sơn và trở thành cánh tay đắc lực của triều đại đó.

Không chỉ tuyên truyền củng cố hệ tư tưởng nho giáo, một số nhà nho cũng là người tiên phong trong việc đề xướng các tư tưởng cải cách, mặc dù trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, khuynh hướng cải cách không xuất hiện nhiều. Tiêu biểu là những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ ...

Cả trên bình diện tư tưởng lẫn thực tế diễn biến lịch sử, tầng lớp nho sĩ dù cách tân hay bảo thủ họ vẫn là người kiến tạo và bảo vệ hệ tư tưởng phong kiến đắc lực nhất. Họ là người trực tiếp duy trì, truyền bá hệ tư tưởng nho giáo từ thế hệ này đến thế hệ khác cả ở cung đình và chốn thôn quê.

Trong những thời điểm lịch sử nhất định, khi lịch sử đặt yêu cầu củng cố tập đoàn thống trị phong kiến vì nền độc lập của dân tộc, vì sự phát triển thịnh vượng của xã hội thì Nho giáo có nhiều vai ưò tích cực, vai trò của đội ngũ nho sĩ được đánh giá cao. Khi xã hội phong kiến đi vào thê suy vi, trở nên bảo thủ trì trệ thì tư tưởng của nho sĩ lại trở thành hàng rào “bê tông cốt thép” vững chãi bảo vệ chế độ phong kiến. Ở một thời điểm nhất định nho sĩ góp phần tạo nên sự trì trệ bảo thủ của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Nó trở thành một trong những nguyên nhân, một trong những thế lực dẫn đến tình trạng b ế tắc của hệ tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ thứ XX.

Hạn chế của Nho sĩ trong lĩnh vực tư tưởng được quy định trước hết bởi chính các tư tưởng cơ bản của Nho giáo, bởi lẽ Nho giáo hướng tới đào tạo con người thích trật tự hơn cạnh tranh, ưu cải tạo trong khuôn phép đã được quy định, không ưu cách mạng nhảy vọt, vượt ra khỏi trật tự đã có. Tầng lớp nho sĩ Việt Nam cũng không vượt ra khỏi khuôn mẫu này. Nhiều ý kiến cho rằng, trong tầng lớp nho sĩ Việt Nam không thiếu người có lòng yêu nước, có ý thức dân tộc, mong muốn xây dựng nước nhà trở thành quốc gia độc lập, hùng mạnh ... Song ở những thời điểm bước ngoặt của lịch sử họ lại gặp thất bại. Họ cho rằng nho sĩ Việt Nam thừa ý chí nhưng lại thiếu mất những phương pháp thích hợp. Cách lý giải này có phần hợp lý vì đã nhìn thấy những hạn chế của nho sĩ bắt nguồn từ chính tư tưởng nho giáo.

Ngoài ra, hạn chế của nho sĩ còn bị quy định bởi chính các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của xã hội phong kiến. Thực tế cho thấy, môt số nhà Nho đã từng đi nhiều, hiểu nhiều, biết rộng, nhìn thấy nhiều

cập của nho giáo tnrốc các bài toán của thực tiễn nên họ đã có những tư tưởng cải cách táo bạo vượt ra ngoài chuẩn mực nho giáo. Những tư tưởng đó như những ánh sao băng loé sáng trong màn đêm nên cũng thường tắt nhanh như khi nó xuất hiện bởi nó không được sự hậu thuẫn của chính thời đại nó xuất hiện. Hồ Quý Lỹ sớm thất bại và diệt vong bởi không chuẩn bị được các tiển đề kinh tế, chính trị, xã hội cho các cải cách của mình. Những đề xuất cải cách toàn diện của nhà nho, nhà tri thức theo đạo thiên chúa Nguyễn Trường Tộ trở nên muộn mằn và vô vọng trước triều đình phong kiến nhà Nguyễn nhu nhược, bảo thủ đã mất hết vai trò lịch sử cùng với một nến kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, phát triển méo mó và một nền giáo dục từ chương khoa cử phi thực dụng. Hạn chế của các nhà nho trong lịch sử không chỉ thuộc về cá nhân họ mà còn thuộc về thời đại họ.

Nhiều ý kiến đã thống nhất rằng: đánh giá vai trò cá nhân hay một tầng lớp người nào đó trong lịch sử phải đặt họ vào thời đại của họ, vào các điều kiện lịch sử cụ thể mà họ sinh sống cũng như ảnh hưởng của họ đối với xã hội, thời đại sản sinh ra họ. Căn cứ vào đó thấy rằng tầng lóp nho sĩ Việt Nam thực sự là đội ngũ trí thức của xã hội phong kiến, giữ vai trò quan trọng, góp phần làm bển vững trật tự phong kiến cũng như sự ổn định phồn vinh của dân tộc. Vai trò của họ trong xã hội không một tầng lóp nào có thể thay thế. Cho dù trong nội bộ họ có sự phân hoá theo nhiều hưóng khác nhau. Nhìn chung họ vẫn là niềm tự hào của xã hội phong kiến, được nhân dân kính mến quý trọng. Nhận xét về vai trò tích cực của nho sĩ. Dương Quảng Hàm trong sách “Việt Nam văn học sử yếu” đã viết: “Dù trong cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân, lấy phẩnthạnh làm mẫu mực cho người đời, lấy giáo hoá

mà tác động cho bọn hậu tiến lên được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều đình ban chức vị bổng lộc cũng được dân chúng quý mến phục tùng.1

Ánh hưởng của Nho giáơ vào xã hội, con người Việt Nam, đặc biệt dấu ấn của giáo dục nho học được khắc hoạ tập trung ở con người nho sĩ. Dù còn kẻ ngụy nho nhưng nhìn chung họ là những người trung tâm - những con ngưòi cần cho sự phát triển của xã hội phong kiến.

CHƯƠNG II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚIVIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG

Sự NGHIỆP CNH, HĐH HIỆN NAY.

2 _ /. Thách thức của thời đại và những định hướng giá trị cơ bản của

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 42)