Nguyền Tài Thư Nho học vàN ho học ờ Việt Nam Nxb KHXH, Hà Nội 997 tr.94.

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 64)

C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.

1 Nguyền Tài Thư Nho học vàN ho học ờ Việt Nam Nxb KHXH, Hà Nội 997 tr.94.

2 T ràn Đ ình H ượu. Đ ến hiện đại từ truyền thống, chương trình K HCN cấp nhà nước K X .07, H 1994 tr.3.5 N g u y ễn Tài Thư, N ho học và N ho học ờ Việt N am , N xb K H X H , H. 1997, tr. 195. 5 N g u y ễn Tài Thư, N ho học và N ho học ờ Việt N am , N xb K H X H , H. 1997, tr. 195.

phải phê phán cảnh giác, loại bỏ. Vì vậy chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong việc xây dựng con người cũng cần thiết phải có sự phân loại các ảnh hưởng đó. Với những ảnh hưởng tiêu cực cần cảnh giác, phê phán, loại bỏ, tìm những căn nguyên gốc rễ của nó để hạn chế những tiêu cực do nó gây ra, cần tạo ra những tiền đề kinh tế, chính trị xã hội để khắc phục nó. Tuy nhiên cũng xác định rõ việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó phải là một quá trình lâu dài bởi lẽ truyền thống vốn có tính bảo thủ, vốn có tính ổn định, không thể loại trừ ngày một ngày hai. Để thay đổi một thói quen, một nếp nghĩ, một cách nhìn ... không chỉ dựa vào nhận thức của cá nhân mà phải tìm căn nguyên của nó từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội. Phải có những biện pháp mạnh từ phía xã hội, kết hợp với sự tự giác, tích cực của cá nhân mới mong khắc phục được tần gốc những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo trong việc xây dựng con người hiện nay.

4. Chủ động phát hiện những ảnh hưởng có tính tích cực của tư tưởng Nho giáo để k ế thừa và phát huy nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Việc thừa nhận tư tưởng Nho giáo còn có nhân tô có ảnh hưởng tốt tới con người hiện nay, không có nghĩa là phục hồi nguyên vẹn tư tưởng của Nho giáo vể một vấn để gì đó. Biết rằng tư tưởng Nho giáo ra đời trong những thời điểm lịch sự hết sức xa lạ với điều hiện xã hội ngày nay. Những vấn đề cụ thể nêu ra ở đó thật khó có thể hình dung trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên tư tưởng không chỉ thuần tuý là sự phản ánh cái trực diện đang diễn ra, có những tư tưởng còn phản ánh được cái quy luật vận động của cuộc sống, tìm thấy cái bất biến trong muôn vàn cái thường xuyên biến đổi qua các thời đại, chế độ lịch sử ... Tư tưởng nào phản ánh được những cái đó sẽ có sức sống trường tồn hơn, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn.

Có thể thấy Nho giáo là một trong những tư tưởng như vậy bởi lẽ lịch sử đã chứng minh sức sống dai dẳng của nó trong xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vưc đào tạo con người. Nho giáo có những ý tưởng độc đáo không chỉ phát

huy ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội phong kiến mà trong xã hội hiện đại nó vẫn có ý nghĩa gợi mở tích cực. Trong đại hội triết học thế giới lần thứ XIX diễn ra ở Matxcơva vào tháng 8 năm 1993, có nhà triết học phương Tây nêu lên rằng, thế giói quan Nho học rất cần cho sự đào tạo con người ở thế kỷ sau. Gần đây, một nhà triết học Mỹ sau khi chỉ ra những hạn chế của tự do, dân chủ “kiểu M ỹ” hiện nay đòi chủ trương phải tiếp thu tư tưởng Nho giáo để giải quyết những hiện tượng tiêu cực đang phát sinh ở xã hội hiện đại” 1.

Nói vậy để thấy rằng việc chỉ ra những nhân tố có tính tích cực đê phát huy k ế thừa y*V những ảnh hưởng của nó trong xã hội là vấn đề hết sức phức tạp, khó có thể định lượng một cách cụ thể. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singgapo ... người ta đã nói nhiều đến việc khai thác thành công yếu tố truyền thống Nho giáo, phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó phục vụ cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Vận dụng yếu tố Nho giáo để khai thác nguồn lực người, song ở Trung Quốc hay ở Việt Nam thì chưa hoàn toàn như vậy, thậm chí có thòi kỳ nó còn bị kịch liệt phê phán, lên án và phủ định. Thực tế cho thấy việc xác định những yếu tố, những ảnh hưởng được gọi là tích cực để k ế thừa phát huy là cực kỳ quan trọng.

Việc xác định ảnh hưởng nào là tích cực, ảnh hưởng nào là tiêu cực đối với sự nghiệp xây dựng con người hiện nay không thể xuất phát từ chính tư tưởng, cũng không phải vì nó là truyền thống, cũng không thể xuất phát thuần tuý từ kinh nghiệm của lịch sử, mà phải xuất phát từ chính yêu cầu xây dựng con người trong xã hội mới, từ hệ giá trị cần có của sự nghiệp xây dựng con người hiện nay, để đói chiếu với truyền thống, với những tác nhân gây ảnh hưởng để có thể xác định tác nhân nào là yếu tố gây ảnh hưởng tích cực và ngược lại.

1 R o g e r T A im us. "H ọc thuyết N ho học và tiến bộ xã hội". Q uốc tế N ho học nghiên cứu, tập ?t. N xb Khxh Bac K inh 1997, tr 289-302 (chữ T rung Q uốc). Bac K inh 1997, tr 289-302 (chữ T rung Q uốc).

K ế thừa Nho giáo không thể để Nho giáo ảnh hưởng một cách tự phát trong xã hội bởi lẽ biểu hiện của truyển thống là biểu hiện của quá khứ, mang tính lịch sử, nội dung và tính chất của nó đều bị lịch sử quy định. Nếu để nó phát huy ảnh hưởng một cách tự phát sẽ dẫn đến tình trạng khôi phục nguyên cái cũ. Vì vậy để bảo tồn truyền thống trong xã hội hiện đại, phát huy sức mạnh của truyền thống thì phải hiện đại hoá truyển thống, nâng truyền thống lên mặt bằng hiện đại để nó có thể phát huy những nét tích cực thành sức mạnh phục vụ cho mục tiêu xây dựng con người của xã hội mới. Chẳng hạn nói rằng truyền thống hiếu học, ham học, học không chán, dạy không mỏi của Nho giáo có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng con người hiện nay. Tuy nhiên việc ham học hiếu học không chỉ dừng lại ở vãn chương chữ nghĩa thực hiện cho mục đích thi cử như ngày xưa mà từ tâm lý ham học, hiếu học, tạo điều kiện cho con cái học hành của các bậc cha mẹ phải hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có tri thức, có khoa học kỹ thuật, có kỹ năng kỹ xảo ... Hay việc coi trọng các giá trị đạo đức ở con người vốn là tư tưởng Nho giáo, là truyền thống dân tộc, tuy vây không thể coi trọng đạo đức dựa vào các tiêu chuẩn của Luân - Thường. Đạo đức ngày nay phải là các chuẩn mực đạo đức của xã hội mới, là “đạo đức cách mạng trong sáng”. Ảnh hưởng cảu tư tưởng Nho giáo trong xã hội hiên nay nếu được hiểu và phát huy theo hướng như vậy sẽ là ảnh hưởng tích cực tới mục tiêu xây dựng con người phát triển toàn diện có “đức” và “tài” “hồng” và “chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội mới.

Trên đây là một số điểm đáng lưu ý khi tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo trong quá trình xây dựng con người Việt Nam hiện nay nhằm tạo nên sự giao kết giữa truyền thống với hiện đại, xây dựng thế hê con người Việt nam có bản sắc riêng song vẫn có đủ năng lực để đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện đại. Người Việt Nam hiện nay là sự kế thừa

tinh hoa của thế hệ trước ở trình độ cao hơn có khả năng thích ứng hơn, đáp ứng sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nưốc ta trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, kế thừa, phát huy những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo trong việc đào tạo con người Việt Nam hiện nay.

2.3.1. Những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo cần loại bỏ trong việc đào tạo con người Việt Nam hiện nay.

2.3.1.a. Loại bỏ tư tưởng coi thường tri thức vể sản xuất, dạy nghề ... trong giáo dục.

Nho giáo rất coi trọng việc giáo dục đào tạo con người. Trong nội dung giáo dục, Nho giáo chú trọng giáo dục đạo - đức, các tri thức vể văn chương, chính trị. Khảo sát một cách tương đối đầy đủ những tác phẩm kinh điển của Nho giáo để lại cho thấy, giáo dục Nho giáo để trống một mảng lớn, ít để cập: đó chính là sự coi thường tri thức sản xuất, dạy nghề, buôn bán kinh doanh. Sách Luận Ngữ kể lại khi Phàn Trí gặp Khổng Tử xin hỏi về nghề làm ruộng, Khổng đáp “Ngô bất như lão nông” (ta chẳng như lão nông phu rành việc cày cấy). Phàn Trí hỏi tiếp vể nghề trồng cây, Khổng đáp “Ngô bất như lão phố” (ta chẳng như lão làm vườn quen nghề trồng trọt). Phàn Trí đi rồi Khổng trách hỏi như vậy là nhỏ nhen, tiểu trí” 1. Ngay từ đầu Khổng Tử đã cho rằng những tri thức về sản xuất dạy nghề là tầm thường, không đáng quan tâm. Khuynh hướng này đã chi phối toàn bộ nội dung giáo dục Nho giáo, ảnh hưởng tới các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo.

Ở Việt Nam, trong quan niệm của người lao động, kinh nghiệm sản xuất dạy nghề, rèn nghề được đề cao trong dân chúng. Ca dao Việt Nam nhiều bài truyền miệng về kinh nghiệm sản xuất, làm nghề. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu “Nhất nghệ tinh” để ca ngợi những nghệ nhân làm nghề

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)