C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.
1.2. Con người Việt Nam dưới tác động của Nho giáo.
1.2.1. N ho giáo với giá trị đạo đức con người Việt Nam.
Nho giáo là học thuyết “đức trị”. Đặc trưng này là sự khác nhau cơ bản của Nho giáo với các học thuyết khác. Với chủ trương cai trị xã hội bằng đạo đức, thông qua đạo đức, Nho giáo đã xây dựng một hệ thống giá trị đạo đức hoàn thiện nhất, cô đọng nhất, gói trọn trong hai chữ “luân - thưòng”. Ở Việt Nam do Nho giáo du nhập vào rất sớm, tồn tại suốt mấy nghìn năm, đặc biệt có thời gian dài Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong hệ tư tưởng, vì vậy đạo đức Nho giáo tác động không nhỏ tới việc hình thành các giá trị đạo đức của người Việt. Trong chừng mực nào đó, những giá trị đạo đức của Nho giáo cũng được khúc xạ, bản địa hoá trở thành những giá trị đạo đức người Việt.
Đạo đức căn bản theo Nho giáo là “Luân - Thường”. Luân gồm các quan hệ cơ bản giữa con người với con ngưòi. Trong gia đình và xã hội. Nho giáo chú ý đến 5 quan hệ cơ bản gọi là ngũ luân, bao gồm: quan hệ cha -
con, chồng vợ, anh em, vua tôi, bạn bè. Trong đó 3 quan hệ được coi là giưòng cột, từ đó xác định các quan hệ khác gọi là “Tam cương”. Dựa trên các quan hệ cơ bản này các nghĩa vụ tương ứng như trung, hiếu, tín, thuận ... được xác định.
“Thường” ở Nho giáo bao gồm: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín gọi là ngũ thường. Đứng đầu ngũ thường là chữ nhân. Chữ nhân có rất nhiều nội dung, suy đến cùng thì trong nhân đã có các đức còn lại, bởi vậy có người nói rằng qua các giai đoạn phát triển, các nội dung cụ thể của Luân - Thường cũng được giải thích hết sức khác nhau. Ví dụ Nho giáo ở thời Tiên Tần, thời kỳ này Nho giáo đại diện cho tư tưởng của giai cấp phong kiến mới trỗi dậy nó chứa đựng nhiều những kiến giải mang tính tiến bộ, nhân bản vì vậy hầu như các giá trị cụ thể của “luân thường” có những nội dung nhân văn. Đến thời kỳ Hán Nho, khi ấy Nho giáo đã là hộ tư tưởng của giai cấp thống trị, nó trở thành công cụ tinh thần đắc lực cho giai cấp cầm quyền bởi vậy các gicù trị “luân thường” trở nên khuôn sáo, khô cứng hà khắc, xoáy quanh việc củng cố bảo vệ vương triều. Ngay trong học thuyết Nho giáo quan niệm về Luân thường đã có những nội dung phức tạp, thậm chí mâu thuẫn, nó phản ánh những diễn biến phức tạp của lịch sử, chính trị xã hội phong kiến.
Vào Việt Nam; bản thân Nho giáo đã phát triển đến giai đoạn hoàn thiện, người Việt tiếp nhận nó với thái độ chủ động, tích cực vì vậy có thể tiếp thu tinh thần này, không tiếp thu tinh thần khác, nhấn mạnh yếu tô' này nhưng lại bỏ qua yếu tố khác - Đó là sự chọn lọc của người Việt. Sự chọn lọc này trước hết căn cứ vào mục đích chính trị, sau nữa còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận đánh giá của từng triều đại. Cuối cùng nó còn phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh quan, cách nghĩ cách nhìn của từng cá nhân. Cơ bản ngày nay người ta đểu thống nhất cho rằng người Việt chỉ chú trọng tới
những nhân tố có lợi cho nhiệm vụ giữ nước dựng nước của mình cũng như những yếu tố phù hợp với tâm lý, phong tục dân tộc.
Mặt khác khi vào Việt Nam, để tồn tại và trụ vững trong xã hội, những giá trị đạo đức của Nho giáo cũng có những thay đổi - mà theo Giáo sư Phan Ngọc gọi đó là hiện tượng khúc xạ để trở thành những giá trị đạo đức của người Việt. Người Việt tiếp thu nhiều giá trị đạo đức của Nho giáo nhưng những giá trị đạo đức của Nho giáo ở đây không còn thuần tuý là Nho giáo nữa. Sự tiếp nhận và khúc xạ của nó bị quy định bởi mấy nhân tố cơ bản sau:
1. Những nhân tố đạo đức, văn hóa phong tục truyền thống: Người Việt cổ truyền vẫn có tinh thần trung thành với thủ lĩnh, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, có tình cảm tự nhiên, thuần phác lành mạnh, có thái độ coi trọng phụ nữ.
2. Xuyên suốt lịch sử Việt Nam là tinh thần yêu nước, anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm.
3. Người Việt gắn bó với nhau bằng nếp sinh hoạt, văn hoá làng xã. Hơn nữa sự tiếp nhận của ngưòi Việt đối với Nho giáo cũng chứa đựng những nét đặc thù nhất định. Cả Nho - Phật - Lão đều ảnh hưởng đến đạo đức người Việt - Nhưng do những đặc trưng riêng của mình mà Phật - Đạo từ lâu đã gắn bó đi sâu vào quần chúng, ngược lại con đường Nho giáo đến với người dân Việt không thuần phác theo con đường tự nhiên. Đạo đức Nho giáo tác động vào đạo đức người Việt bắt đầu từ tầng lớp quan lại, Nho sĩ. Bằng các ảnh hưởng của Nho sĩ cùng các chính sách của triều đình mà Nho giáo đi sâu vào đời sống cá nhân. Vì vậy có thể nói ảnh hưởng của Nho giáo vào đạo đức được định hướng một cách chủ động tích cực.
Có được vị thế này, đạo đức Nho giáo cơ bản phải đáp ứng được hai mục tiêu: Thứ nhất là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị là củng cố duy trì trật tự xã hội phong kiến. Thứ hai nó không mâu thuẫn với đạo đức cổ truyền
của người Việt. Điều này thể hiện rất rõ khi khảo sát đạo đức trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Đạo đức người Việt khi chưa chịu tác động nhiều của đạo đức Nho giáo xuất phát từ tình cảm tự nhiên của con người, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu làng xóm, người thân, là tình yêu lao động tôn kính người trên, coi trọng phụ nữ ... Khi nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo làm công cụ thống trị tinh thần,các giá trị đạo đức Nho giáo được đem ra phổ biến trong xã hội, cho mọi người cùng học và noi theo. Đến thời nhà Lê về sau các giá trị đạo đức Nho giáo đã trở nên quen thuộc, phổ biến với ngưòi dân Việt, đặc biệt trong tầng lớp Nho sĩ. Điểu này đã phản ánh rõ trong tâm sự của Nguyễn Trãi.
“Hai chữ cương - thường dằng cả nước M ột tay trung hiếu dựng lên nhà”.
Không chỉ tầng lớp Nho sĩ, gia đình nho sĩ, người đến trường lớp học sách thánh hiền mới biết đến cương - thường, trên thực tế đó là chuẩn mực đạo đức rất quen thuộc và phổ biến trong nhân dân. Bởi lẽ chính sách dùng Nho giáo làm hệ tư tưởng của chính quyển phong kiến, Nho giáo được phổ biến đến tận người dân. Sử sách ghi lại cho biết đời vua Lê Thánh Tông, ông đã truyền giảng nội dung của cương - thường, lễ giáo đến cho mọi người dân trong làng xã mình. Vậy là những chuẩn mực đạo đức phong kiến được định hướng theo những chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại những điều giáo hoá của triều đình đến dân chúng. Những điéu giáo hoá đại ý viết: “Làm tôi hết lòng trung, làm con hết lòng hiếu, anh em hoà thuận, vợ chồng kính yêu nhau làm điều nhân, cha mẹ sửa mình để dạy con, thày trò đối xử vói nhau bằng đạo, gia trưởng dạy người bằng lễ, con em cung kính cha anh, vợ không được trái chồng ... Ở làng xóm người lớn nhỏ phải kính yêu nhau, cùng nhau làm lợi trừ hại, không được cậy
mạnh mà lấn át kẻ yếu, không được gây kiện tụng để kiếm lợi riêng” 1. Đến tận thời Minh Mạng, cũng dựa vào đạo lý “cương - thường” mà soạn 10 điều huấn dụ, tháng 4 hàng năm phải phổ biến đến tận các thôn xã. Nội dung đại thể viết: “Đạo làm ngưcri không gì cốt yếu bằng làm cho luân lý được trong sáng, vua tôi có nghĩa, cha con có tình thân, vợ chồng có riêng biệt, anh em có thứ bậc, bạn bè có tin cậy - Đó là 5 điều đạo lý quan trọng của người ta”2.
Như vậy dù người Việt trước đó đã có những chuẩn mực đạo đức nhất định của mình, dù trong quá trình phát triển, đạo đức người Việt còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Phật giáo, Lão Trang ... Nhưng với địa vị là hệ tư tưởng chính thống, thông qua con đường giáo dục thi cử, thông qua chính sách can thiệp của nhà nước mà đạo đức Nho giáo trở nên phổ biến. Dù vậy ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến từng vùng, từng gia đình, từng con người có chỗ đậm nhạt, nông sâu khác nhau.
Tuy Nho giáo có ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, đến quan niệm đạo đức người Việt song có thể khẳng định đạo đức người Việt không hoàn toàn là đạo đức Nho giáo. Tuy vậy cũng cần thấy rõ, nhiều giá trị đạo đức Nho giáo phản ánh được những quan hệ nhân bản của con người, phản ánh được những nét đặc trưng của con người phương Đông, gần gũi quen thuộc với người Việt Nam. Trong mức độ nào đó những giá trị chuẩn mực Nho giáo đó được Việt hoá thành giá trị đạo đức của người Việt.
Ai cũng biết rằng “nhân - nghĩa” là những chuẩn mực đạo đức bắt nguồn từ Nho giáo, song nhân nghĩa vào Việt Nam đã có những nội dung cụ thể được Việt hoá. Nhà văn hoá dân tộc Nguyễn Trãi đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình Ngô Đại Cáo). Giáo sư Trần Văn Giàu đã có lý khi coi “nhân nghĩa” là một trong những giá trị tinh thần truyền thống của người Việt.
' Đai V iệt sứ ký loàn thư. T 3, N xb K H X H . Bán đính khả năm chính hoà thứ 18 tr. 264.
T rần V ãn G iàu. Sự phát triển củ a tư tường ờ Việt N am từ th ế kỷ XIX đến CM tháng 8, tập 1 N xb T PH C M . 1993, tr 232.
1.2.2. N ho giáo với phong cách tư duy người Việt.
Do ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo tới đời sống xã hội Việt Nam trong một thời gian dài, do sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước phong kiến nên dấu ấn của Nho giáo trong đời sống tinh thần người Việt rất đậm nét và sâu sắc, bởi vậy Nho giáo không chỉ chi phối quan niệm của người Việt về đạo đức mà sâu sắc hơn, bền chặt hơn, Nho giáo ảnh hưởng đến cả phong cách tư duy, cách nghĩ, cách nhìn của người Việt.
Mỗi một dân tộc đều có những phong cách tư duy riêng biệt độc đáo. Nó phản ánh điểu kiện sống, trình độ sống, trình độ văn minh và cả những đặc thù văn hoá của dân tộc đó. Người Việt chúng ta sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng cấy lúa nước, bốn mùa lăn lộn làm ra hạt thóc đời này kế tiếp đời khác vì vậy tư duy chủ yếu thuần túy ngưòi Việt đó là lối tư duy cảm tính, kinh nghiệm. Trong lịch sử chúng ta không có những ngành khoa học cơ bản, phát triển với những thành tựu rực rỡ như văn hoá Ả Rập, Ai Cập hay Trung Hoa, cũng không có những phát kiến lớn như một số dân tộc khác. Các bài ca dao dân gian chủ yếu phản ánh về tình cảm đẹp giữa con người với con người hay tình yêu quê hương đất nước, hay là những kinh nghiệm sản xuất, vì vậy có thể nói vốn tư duy truyền thống là lối tư duy thuần phác, tự nhiên, ít mạo hiểm, chủ yếu là tìm cách thích nghi, sống hài hoà với thiên nhiên, lựa theo tự nhiên để sống chứ không phải cách tư duy cải tạo tự nhiên, chế ngự tự nhiên.
Nho giáo với triết lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất cho rằng con người phải biết sống hài hoà với trời đất, tôn trọng tự nhiên, chừng mực nào đó con người phải biết kính trọng trước sức mạnh của tự nhiên, tôn trọng quy luật vận hành của tự nhiên. Không làm trái quy luật tự nhiên bằng cách thích nghi với tự nhiên chứ không cải tạo tự nhiên. Nho giáo rất coi trọng việc tế lễ trời đất, quỉ thần, coi trọng mệnh tròi. Vì vậy khuyên con người hết sống theo mệnh trời, theo danh phận đã có chứ đừng tìm cách cải tạo nó. Cũng
trong tư tưởng Nho giáo không khuyên con người cải tạo tự nhiên bằng các thành tựu khoa học kỹ thuật, không hướng con người làm tăng giá trị của chính mình bằng cách cải tạo thế giới xung quanh mình. Giá trị cao quý của con người chính là việc sống hợp với lẽ tự nhiên, hợp vói danh phận xã hội đã có của mình. Phương châm giáo dục của Nho giáo “Tiên học lễ, hậu học văn”, coi thường hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh buôn bán đã góp phần củng cố lối tư duy vốn ngại thay đổi của ngưòi Việt. Triết lý “hoà” của Nho càng củng cố cách nhìn thích nghi theo hướng hướng trội. Các triều đại phong kiến chọn niên hiệu của mình là “Kính Thiên”, “Thừa Thiên”, “Thuận Thiên”, hàng năm làm lễ tế để cầu mưa thuận gió hoà, xem bói để hành động cho họp với trời đất. Người nông dân làm nông nghiệp thì dựa vào khí hậu, điều kiện đất đai để lựa chọn cây con thích hợp, mà tâm lý phổ biến là tâm lý “ơ n trời mưa nắng phải thì”. Phong cách tư duy này góp phần lý giải tại sao trong suốt ngàn năm của xã hội phong kiến, duy chỉ có 2 lần có trào lưu cải cách đáng kể (Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly và tư tưởng của các nhà cải cách thế kỷ 18, 19) thì cả hai lần đều gặp thất bại. Bởi vậy cho rằng chính Nho giáo là một tác nhân quan trọng củng cố phong cách tư duy ưa ổn định, trọng thích nghi của người Việt.
M ặt khác, người Việt không cực đoan một cách thái quá bởi cách nhìn tổng thể hài hoà. Nằm ở cửa ngõ vùng Đông Nam Á, nơi gặp gỡ giao lưu nhiều hệ tư tưởng, nhiều luồng văn hoá, trong lịch sử người Việt đã từng bị xâm lược hàng ngàn năm, từng chịu những âm mưu đồng hoá văn hoá song trên thực tế người Việt luôn tìm cách thích nghi với những luồng văn hoá mới, những hệ tư tưởng mới, chừng mực nào đó còn làm khúc xạ chúng, biển chúng thành cái của mình. Chính phong cách vừa ưa thích nghi, trọng ổn định của người Việt Nam cùng với chữ “Hoà” vốn của Nho giáo là góp phần tạo nên phong cách tư duy mà các nhà nghiên cứu hiện nay gọi là “phong cách tư duy trung hoà, mở rộng”.
M ột nét khác của phong cách tư duy người Việt cho thấy, từ rất xa xưa người Việt đã sống theo cộng đồng làng xã, với nghề cấy trồng tự cấp, tự túc, kinh tế hàng hoá ít phát triển. Người Việt gắn bó với nhau bằng cộng đồng dòng họ, bằng các quan hệ hôn nhân, huyết thống vì vậy từ bao đời nay trong cách ứng xử của con ngưòi có phần thiên về các quan hệ đạo đức, tình cảm. Con người được nhìn nhận ở góc độ gia đình, dòng họ, dòng tộc là chủ yếu. Con người công dân được nhìn nhận rất mờ nhạt. Trong khi đó Nho giáo lại rất coi trọng đạo đức, tình cảm. Ớ Nho giáo đạo đức là thước đo giá trị nhân phẩm con người, tình cảm là tiêu chí quan trọng để giải quyết các quan hệ xã hội, gia đình là cái gốc căn bản, dòng họ, dòng tộc, là sợi dây cố kết bền vững tự nhiên của con người. Việc Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của nhà nước phong kiến Việt Nam đã góp phần củng cố hình ảnh con người cộng đồng giai đình, dòng họ, làng xã, góp phần làm lu mờ hình ảnh con người công dẵn. Câu nói cửa miệng của người Việt như: “phép vua thua lệ làng”, “Giọt máu đào hơn ao nước lã” phản ánh rõ điều đó.
Có thể nói phong cách tư duy người Việt không chỉ phản ánh trình độ sống, trình độ sản xuất, trình độ văn minh, không chỉ phán ánh nét văn hoá