Hà Thúc Minh, Nho giáo và vãn hoá phương Đông T/C xưa và nay 0/98 tr

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.

1 Hà Thúc Minh, Nho giáo và vãn hoá phương Đông T/C xưa và nay 0/98 tr

một tư tưởng hết sức độc đáo “Tính tương cận, tập tương viễn” (nghĩa là: tính con người ta khi mới sinh ra là giông nhau, sau khác là do giáo dục rèn luyện m à thành ra vậy). Các nhà Nho đời sau thì cho rằng con người được rèn luyện giáo dục theo hướng nào sẽ phát triển theo hướng ấy. “Tu thiện tắc thiện, tù ác tắc ác”. Thậm chí Tuân Tử còn cho rằng con người ta khi mới sinh ra bản tính là tham lam, đầy ham muôn, vốn “tính ác” nhưng nhờ rèn luyện, tập dượt nhiều mà trở nên thuần thục có nhân tính. Nhìn chung các nhà Nho đều khẳng định giáo dục là nhân tô đặc biệt quan trọng, quyết định đối với việc đào tạo con người.

Cũng chỉ ở Nho giáo thì việc dạy và học mới trở thành đặc trưng cơ bản của con người. Khổng Tử từng nói “Học không chán là trí ấy, dạy không chán mới là nhân ấy”. Có thể nói coi trọng việc dạy, việc học là đặc trưng của Nho giáo. Thực tế cho thấy những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo cũng coi trọng việc phát triển giáo dục. Truyền thống hiếu học là hệ quả tất yếu có ở những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo.

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, chính Nho giáo là một yếu tô quan trọng thổi bùng lên ngọn lửa ham học của người Việt. Đội ngũ Nho sĩ đông đảo là hệ quả của việc mở rộng trường lớp Nho học của nhà trường phong kiến và cũng chính đội ngũ nho sĩ ấy lại trở thành những lớp thày giáo tiếp tục khai thông sự nghiệp giáo dục trong quảng đại dân chúng. Trong vòng quay ấy lớp lớp thế hệ học trò ra đời. Người thì thi cử đỗ đạt trở thành quan lại trong xã hội, nhờ vậy mà có thể thay đổi đẳng cấp xã hội của mình tạo ra một bước ngoặt mới trong cuộc đời. Người thì trở thành những trí thức của chốn thôn quê, trở thành những thày đồ, thày lang, thày địa lý giúp dân làng bằng vốn chữ nghĩa, hiểu biết của mình. Nhờ việc học tập họ có thể thay đổi được điều kiện kinh tế của gia đình, nếu không họ cũng được xã hội dân làng dành cho sự kính trọng. Có lẽ vì vậy mà từ lâu đã hình thành trong xã hội một tâm lý hiếu học, ham học. Nhà nghiên cứu người

Pháp, Bonhomme nhận xét: “Là Nho sĩ, trở thành quan đó là tham vọng lớn nhất của mọi thành viên An Nam”. Tâm lý ấy có tính phổ biến và ổn định trong xã hội suốt thòi gian dài, trở thành một truyền thống của người Việt.

Nhận xét về ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam, giáo sư Trần Đình Hượu nhận xét: “Nho giáo coi trọng giáo dục và nhà nước đặt giáo hoá cao hơn cả việc cai trị ... Kết quả đào tạo được xã hội có nhiểu ngưòi biết chữ, một tâm lý hiếu học, phong tục coi trọng văn hoá” 1. Trong để tài khoa học “Những giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện naỵ” các tác giả của đề tài nêu ra 8 truyền thống trong đó có hiếu học. trong xã hội hiện nay, các gia đình Việt Nam nhìn chung vẫn phát huy truyền thống hiếu học của cha ông. Khi hỏi nguyện vọng của gia đình muốn cho con em mình học đến trình độ nào, kết quả thăm dò cho thấy: số người cho rằng không cần cho con em đi học chỉ chiếm 0,23%, số người có nguyện vọng cho con học đến bậc đại hỵoc chiếm 48,07%, số người có nguyện vọng cho con học trên đại học chiếm 30,06%: . Giáo sự Phan Huy Lê nhận xét: “Trong các giá trị tự truyền thống, một số giá trị cơ bản mang tính bên vững vẫn giữ vai trò chi phối trong cuộc sống ngày nay như truyền thống yêu nước, truyền thống văn hoá, truyền thống lao động, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết, truyền thống nhân ái”3.

Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm mục tiêu “nâng cao dân trí, đạo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” tạo nguồn lao động có trí thức khoa học, kỹ thuật thì truyền thống hiếu hoc là môt nguồn vốn quý. Vấn đề là làm thế nào để phát huy được tinh thần này trong hiện thực, khơi dậy tiềm năng, thu nhập trí thức của nhân loại tạo cho thế hệ trẻ một sức mạnh mới trong lao động sáng tạo xây dựng

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)