C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.
1 Hà Thúc Minh N ho giáo và văn hoá phương Đ ỏn g T/c văn hoá xưa và nay tháng 0/998 tr.6.
người Việt Nam hiện nay không thuần tuý đơn giản là ảnh hưởng của một tư tưởng ngoại lai mà trong chừng mực nào đó, ảnh hưởng của nó có độ phức tạp, sâu sắc. Tác giả Nguyễn Tài Thư đã nhận xét ở một góc độ nhất định: “nó không chỉ là một bộ phận của truyền thống mà còn là cốt lõi của mọi truyền thống dân tộc” 1.
Nho giáo len lỏi một cách vô hình vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, phạm vi ảnh hưởng thể hiện ở nhiều cấp độ: biểu hiện trong tâm lý, thói quen, nếp nghĩ, cách ứng xử. Thậm chí ngay cả trong quan niệm về nhân sinh, vũ trụ... Dấu ấn của tư tưởng Nho giáo trong con người Việt Nam hiện nay rất phức tạp, thậm chí chính bản thân họ cũng không ý thức được điểu đó. Điều này đã được Giáo sư Trần Đình Hượu nhận xét rất xác đáng: “Có nhiều người tự coi là rũ sạch ảnh hưởng của Nho học, lên án Nho học kịch liệt nhưng vẫn sống, vẫn nghĩ rất Nho”2. Chính vì vậy việc tìm hiểu ảnh hưởng của nó là việc rất phức tạp, có định tính mà khó có sự định lượng một cách rõ ràng. Tuy nhiên hoàn toàn có thể hình dung ra mức độ ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong quá trình xây dựng người Việt Nam hiện nay. Tác giả Nguyễn Tài Thư đã cảnh báo: “Truyền thống Nho học còn sâu đậm và đang thách thức thái độ của con người Việt Nam hiện đại”3 .
3. Thừa nhận ảnh hưởng của Nho giáo tới việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay, vể phía nhận thức cần chủ động tích cực, sáng tạo ứng xử với nó một cách hợp lý. Khi chúng ta thừa nhận nhiều tư tưởng của Nho giáo đã trở thành các bộ phận trong các truyền thống thì cũng nhận thức rằng không phải mọi truyền thống đều là giá trị, đểu là cái tốt đẹp, là cái cần phát huy. Truyền thống luôn có tính hai mặt: có những truyền thống tốt và có cả những truyền thống xấu, có những truyền thống có tính tiêu cực cần