Tầng lớp Nho sĩ Việt Nam và vai trò của họ trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 37)

C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.

1.3.Tầng lớp Nho sĩ Việt Nam và vai trò của họ trong xã hội phong kiến.

một thời gian dài, Nho giáo đã góp phần củng cố một số đường nét trong phong cách tư duy người Việt, làm cho nó sâu sắc hom nhưng cũng từ đó tư duy người Việt đi vào khuôn phép hơn, cứng nhắc hom bởi những quy định ngặt nghèo của tư tưởng Nho giáo.

1.3. Tầng lớp Nho sĩ Việt Nam và vai trò của họ trong xã hội phongkiến. kiến.

Tầng lớp Nho sĩ là những người trong xã hội phong kiến theo đuổi nghiệp học và thi đạo thánh hiền, rèn luyện, tu dưỡng mình theo lý tưởng của Nho giáo. Nho sĩ cũng chính là đội ngũ trí thức của xã hội phong kiến đặc biệt từ thế kỷ XIV về sau. Sự tác động của tư tưởng Nho giáo tới con người Việt Nam được thể hiện một cách tập trung, sâu đậm ở tầng lớp này. Việc tìm hiểu kỹ về họ, xem xét vai trò của họ đối với xã hội phong kiến là một hình thức phản ánh một cách sinh động, khá đầy đủ ảnh hưởng của Nho giáo tới xã hội phong kiến cũng như con người Việt Nam.

Tầng lóp Nho sĩ Việt Nam ra đời và phát triển không ngừng cùng quá trình xuất hiện và tồn tại của Nho giáo ở Việt Nam. Nó đặc biệt có sự phát triển mạnh khi giai cấp phong kiến Việt Nam chủ động sử dụng Nho giáo thành hệ tư tưởng, phát triển nền giáo dục Nho học, tuyển cử quan lại thông qua con đường học hành thi cử. Tuy vậy ảnh hưởng của nho giáo vào đội ngũ nho sĩ Việt Nam thể hiện hết sức phức tạp. Nó phản ánh sự phức tạp đa chiều trong quá trình tiếp nhận Nho giáo bởi chính con người Việt Nam. Sự khác nhau trong nhân cách của từng nhà Nho cũng như đóng góp của họ đối với xã hội đã phản ánh rõ điều đó. Để hiểu sâu hon về tầng lớp Nho sĩ có thể phân loại Nho sĩ như sau:

Thứ n h ấ t: Chân Nho

Họ là những Nho sĩ học tập, tu dưỡng và hành động theo đạo lý thánh hiền, đối lập với những kẻ “Ngụy Nho” nhân danh học đạo thánh hiền để

mưu cầu lợi ích cá nhân. Thấm nhuần tư tưởng nhân văn Khổng Mạnh không chỉ trong nhận thức mà còn thống nhất trong hành động - Đó là đặc điểm nổi trội của bậc chân nho. Ngoài ra họ cũng là người thấm nhuần những giá trị văn hoá truyển thống, trọng tình làng nghĩa xóm, yêu nước thương nòi. Tư tưởng nho giáo ở họ không phải là sự máy móc, rập khuân mà là sự tiếp nhận có chọn lọc, linh hoạt. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các bài học từ Nho giáo với phong cách, truyền thống Việt Nam nhào nặn họ thành các nhà nho Việt Nam với những nét đặc trưng rất riêng. Đạo đức nhân nghĩa của Nho giáo gắn bó chặt chẽ với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Sự nghiệp “tu - tề - trị - bình” gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước thái bình, an dân. Lịch sử Việt Nam mãi ngợi ca những bậc chân nho như Tô Hiến Thành, Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn T r ã i... Họ là những người có vai trò tích cực trong xã hội.

Thứ hai: Những nho sĩ trung thành, tận tụy một cách giáo điều với các triều đại phong kiến trong lịch sử. Họ chính là sản phẩm của thứ nho giáo đã được chính trị hoá một cách tối đa thành công cụ đắc lực cho tập đoàn phong kiến. Họ thấm nhuần tư tưởng trung quân hà khắc của Tống Nho “Không thờ hai vua”. Mẫù người này bên cạnh bậc chân nho đã phản ánh diễn biến phức tạp của chính tư tưởng Nho giáo, mặt khác nó cũng phản ánh những xu hướng tiếp nhận Nho giáo của con người Việt Nam. Trong lịch sử các bậc nho sĩ này còn hết lòng bảo vệ các bậc vua chúa “danh” không xứng, hết lòng bảo vệ những triều đình thực sự thối nát, không đủ sức đảm đương vai trò lịch sử của mình. Sử sách và dân gian còn lưu truyền hình ảnh các nho sĩ đầy tiết tháo, tận tụy cho một lý tưởng trung quân mù quáng như Trần Danh Án, Lý Trần Quán ... Họ theo đuổi lý tưởng trung quân không gắn với lợi ích dân tộc, nhân dân. Trong những hoàn cảnh nhất định họ trở thành lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, là thành lũy vững chắc bảo vệ cho ngai vàng đã mục ruỗng, cản trở sự phát triển xã hội.

T hứ ba: Những ngụy nho.

Nếu ở các bậc chân nho học tập tuyên truyền Nho giáo để thực hiện lý tưởng lớn là trị nước an dân thì ở các bậc “ngụy nho” lại dụng nho giáo và cơ chế trị nước của tập đoàn phong kiến để chạy theo lợi ích cá nhân, vinh thân, phì gia. Họ học nho, sử dụng nho song hành động của bản thân lại đi ngược lại tôn chỉ của nhà nho. Dùng tri thức nho giáo để ngụy trang cho tâm địa giả dối, bất nhân, bất nghĩa lừa vua, hại dân. Hầu hết các triều đại phong kiến đều xuất hiện những kẻ ngụy nho - chính họ là kẻ vấy bùn làm hôi tanh danh hiệu nho sĩ, là những con sâu mọt đục ruỗng thể chế chính trị phong kiến, dẫn nó vào con đường sa đoạ. Nhân dân ta đã từng coi hàng này là thứ giặc ngày, quốc nạn nguy hiểm. Danh truyển về họ là vết nhơ trong lịch sử của dân tộc. Những cái tên Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống ... luôn là đối tượng tẩy chay, đả kích của nhân dân. Lịch sử mãi chê trách và lên án họ.

T hứ tư: Nho sĩ tài tử:

Họ là người học đạo thành hiền nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Sự không đồng nhất trong phong cách và lối ứng xử của họ phần nào phản ánh những mâu thuẫn của thời đại họ. Họ không phải là nhà nho thuần túy đặt nghĩa vụ trách nhiệm lên hàng đầu, lấy việc tu dưỡng đạo đức cá nhân làm thước đo giá trị. Ở họ, bên cạnh nghĩa vụ trách nhiệm họ cũng hướng mình đi tìm lạc thú trong cõi tình thơ mộng, trong sự thăng hoa trên diễn đàn văn chương. Nhiều bậc danh Nho có thành tựu trên diễn đàn văn học nghệ thuật tư nhân mình là nho tài tử. Điển hình là Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ... Nho tài tử đánh dấu bước chuyển mình của đội ngũ nho sĩ trong quá trình vận động tất yếu của xã hội.

Mọi sự phân chia đểu có tính tương đối. Sự phân chia các loại nho sĩ trên đây cũng chỉ là hình thức làm rõ, nổi bật diễn biến phức tạp trong tầng lớp nho sĩ. Qua đó thấy được sự tác động rất đa chiều của tầng lớp này vào xã hội, qua đó vai trò xã hội của họ được thể hiện. Các cá nhân nho sĩ học

nho, tuyên truyền cho sự tồn tại của nho giáo, họ chịu ảnh hưởng của nho giáo. Ngoài ra ở mỗi cá nhân nho sĩ còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác: truyền thống dân tộc, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, mục đích cá nhân, đặc biệt là các điều kiện kinh tế chính trị, xã hội họ đang sống... Sự tác động qua lại giữa các nhân tố này cuối cùng cô đúc lại thành nhân cách của họ. Dấu ấn cá nhân của họ để lại trên các lĩnh vực đời sống xã hội cho ta nhận thấy một bức chân dung tương đối hoàn thiện vể con người nho sĩ ở họ, nhận thấy họ ở bộ phận nào trong tầng lớp nho sĩ.

Dù ở bất kỳ bộ phận nào thì nhìn chung nho sĩ đều là những người có học của xã hội phong kiến, có'vị trí xã hội và nhiều người trong họ được nhân dân coi trọng. Nho sĩ có vai trò lớn trong xã hội phong kiến trên nhiều lĩnh vực, góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến dân tộc.

Có thể thấy, nho sĩ ít nhiều ai cũng biết đến văn chương. Mặc dù giáo dục nho giáo chú trọng giáo dục “đạo làm người” rồi mới đến văn chương nhưng mọi kẻ học sách Thánh hiền đều hết sức chú trọng đến văn chương bởi lẽ không coi trọng văn chương thì không thể nói đến việc thi cử đỗ đạt, không thể gia nhập tầng lớp nho sĩ. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, ngoài dòng văn học dân giari thì văn học theo xu hướng nho giáo, do những nhà Nho sáng tác là thứ vãn học chính thống. Nho giáo coi trọng văn chương bởi “văn dĩ tải đạo”. Đến khi tập đoàn phong kiến sử dụng Nho giáo thì văn chương lại được để cao thêm một lần nữa, không chỉ trong lý luận mà ở cả thực tiễn. Nhà nước lấy vãn chương để chọn quan lại. Sĩ tử muốn có công danh thì phải đua nhau dùi mài kinh sử, làm văn cử tử - “Vế sau định hình thành văn thơ phú lục hay thơ phú, văn sách kinh nghĩa”. Văn chương là cửa ngõ bắt buộc để trở thành nho sĩ.

Nhà nghiên cứu, Giáo sư Trần Đình Hượu đã nhận xét: “tính chất quan liêu của nhà nước chuyên chế mở ra con đường công danh cho đám sĩ tử ngày càng đông đảo biến xã hội thành một xã hội trọng văn, coi thường

mọi thực nghiệp khác”. Văn chương được cả xã hội đề cao. Văn chương chữ nghĩa trở thành thứ trang sức quý giá như “câu đối”, “hoành phi”, thành thú chơi tao nhã như “Thả thơ, đố thơ, xướng hoạ thơ”. Thậm chí nó còn là phương tiện bào chữa tội trạng một cách hữu hiệu ...

Từ khởi đầu nho sĩ dùng văn chương làm phương tiện đạt tới danh vọng rồi họ trở thành những người trực tiếp viết ra các thư tịch, chiếu chỉ, sử ký và các tác phẩm văn học nghệ thuật. Một số nhà nho là những nhà viết sử nổi tiếng, để lại cho hậu thế những tác phẩm có giá trị lớn như Lê Quý Đôn, Ngô Sĩ Liên ...

Nếu các lĩnh vực kinh tế, thương nghiệp, khoa học, kỹ thuật Việt Nam không có gì nổi trội thì trên lĩnh vực giáo dục, văn học nghệ thuật người Việt Nam có quyền tự hào vể những thành tựu của cha ông. Hệ quả tất yếu của nho giáo là đề cao văn hoá, văn hiến, coi trọng việc học hành, trọng vãn chương chữ nghĩa ... Đó là công lao to lớn của các nhà nho.

Mặt khác Nho sĩ là người có vai trò với sự phát triển vãn hoá, văn hién của dân tộc trong thời kỳ phong kiến, song cũng chính họ đã tạo nên hạn chế của nền văn hoá chính thống nước nhà. Các tác phẩm này chịu ảnh hưởng quan niệm nho giáo, được bày tỏ theo đạo cương - thường. Ngay trong lĩnh vực văn chương - một lĩnh vực dành nhiều sự sáng tạo cho chủ thể cũng không tránh khỏi cái khuôn phép cứng nhắc mà nhiều lúc trở thành nhạt nhẽo. Giáo sư Trần Đình Hượu nhận xét đó là thứ văn chương “Bị quan niệm chính đạo ràng buộc, văn học không tránh khỏi nghèo nàn trống rỗng”.'

Những hạn chế trên của Nho sĩ quy định bởi chính nội dung của nho giáo, mặt khác nó bị quy định bởi cơ chế kiểm duyệt của tập đoàn phong kiến. Nó là sản phẩm tất yếu của xã hội phong kiến hành chính quan liêu, lấy nho giáo làm hệ tư tưởng.

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 37)