C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.
con người Việt Nam hiện nay.
1.1. Những thách thức của thời đại.
Sau sự kiện CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng trên thế giới lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiểu thế lực phản động quốc tế cũng như nhiều kẻ cơ hội chủ nghĩa núp bóng người cộng sản hy vọng và tin tưởng về sự diệt vong không tránh khỏi của lý tưởng XHCN. Tuy nhiên một số người phương Tây tỉnh táo vẫn đủ sức nhận ra rằng, dù tạm thòi chịu tổn thất, lý tưởng XHCN vẫn hiện diện và định hướng cho sự phát triển của tương lai loài người, “Bóng ma của chủ nghĩa M ác” vẫn biểu hiện, rọi đường cho các dân tộc và giai cấp nô lệ vùng lên giành lấy tương lai về phía mình. Ních Xơn, trong hồi ký của mình đã kỳ vọng vào sự diệt vong của CNXH nhưng vẫn phải cay đắng thừa nhận vai trò của CNXH trong đòi sống hiện đại. Vì vậy, tính chất của thời đại vẫn là sự quá độ từ CNTB lên CNXH. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. Bằng chứng là, ngay tại nước Nga - nơi lý tưởng và CNXH hiện thực bị phản bội, lực lượng cánh tả đã tập hợp xung quanh những người cộng sản mà đại diện là Ziuganô'p suýt nữa thì làm nên một điều tưởng như không tưởng trong đầu óc các thế lực cực hữu trong cuộc bầu cử tổng thống Nga 1996. Bên ngoài nước Nga các lực lượng dân tộc vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chống sự áp đặt của các cường quốc nhằm đưa lại một sự phát triển theo con đường mà dân tộc họ lựa chọn. Quan trọng hơn trong lòng các nước TBCN cuộc đấu tranh của người lao động vì một thế giới tốt đẹp hơn, vì một môi trường toàn cầu trong sạch, vì một thế
giới không có chiến tranh, bạo lực và huỷ diệt hạt nhân vẫn tiếp tục. Nhiều người tưởng rằng, khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì CNXH không tồn tại. Đến ngày hôm nay, người ta nhận ra rằng, CNXH hiện thực vẫn đang tồn tại
ở một bộ phận nhân loại trong khi năm 1999 đã qua. Thêm vào đó những xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ; xung đột sắc tộc và tôn giáo; việc sản xuất và buôn bán vũ khí, chạy đua vũ trang; các hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra chính tại quê hương được mệnh danh là “xứ sở tự do”... Khi thành trì của CNXH (Liên Xô) sụp đổ, người ta cũng hy vọng có một thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”, ở đó nhân loại sẽ sống trong “Thiên đàng tự do”. Tuy nhiên những xung đột khu vực dân tộc, sắc tộc lại với mật độ dày đặc. Trong xu thế hợp tác, đối thoại, hoà hoãn, sự cách biệt Đông - Tây, Nam - Bắc vẫn tiếp tục tồn tại, thậm chí ngay cả trong trục Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản. Hầu hết các dân tộc đều không đồng tình với vai trò bá quyền của Mỹ. Muốn chi phối Mỹ không chỉ về quân sự, chính trị mà còn cả về kinh tế. Tình hình đó tạo cho thời đại một sắc thái mới mà trước đây chưa có điều kiện bộc lộ.
Như vậy, mặc dù sự xung đột ý thức hệ giữa 2 hệ thống xã hội thế giới, xung đột bóc lột - bị bóc lột có phần lắng dịu và đỡ gay gắt hơn nhưng chúng vẫn tồn tại và vẫn là những mục tiêu đặt ra cho con người hiện đại phải tiếp tục giải quyết. Và để thực hiện mục tiêu đó, lý tưởng XHCN vẫn là nhân tố cơ bản chi phối tính chất của thời đại.
Ngoài vấn đề chính trị đã trình bày một cách khái lược ở trên, ta thấy đăc trưng của thời đại là sự phát triển vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của sự cạnh tranh kinh tế giữa các dân tộc và giữa các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên những vấn để trên cũng không diễn ra một cách suôn sẻ mà ngược lại chứa đầy những nguy cơ.
Một mặt cách mạng khoa học công nghệ phát triển với trình độ ngày càng cao, làm tăng nhanh trình độ và nhịp độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tê thế giới, quốc tế hoá nển sản xuất và đời sống xã hội nhưng mặt khác nó tạo nguy cơ cho sự tụt hậu ngày xa của các dân tộc chậm phát triển so với các nước phát triển, tạo ra sự phân hoá và đối lập giàu nghèo sâu sắc hơn và đặc biệt tạo ra một quan hệ mới - thống trị và bị trị trong cả khoa học và công nghệ. Vì vậy nhiều quốc gia đã trở thành bãi phế thải cho các nước phát triển, trở thành nơi thử nghiệm, thí nghiệm của các nước TBCN hàng đầu. Rõ ràng, cách mạng khoa học - công nghệ đang chắp cánh cho nhân loại bước vào thế kỷ 21 nhanh chóng hơn nhưng nó cũng đẩy một bộ phận lùi sâu vào nghèo đói, kiệt quệ, thất học và lệ thuộc nhiều hơn, nó vũ trang cho con người thêm sức mạnh để chế ngự tự nhiên nhưng cũng là hiểm hoạ đe doạ chính sự tồn vong của nhân loại.
Ngoài các đặc trưng cơ bản trên, trong thời đại ngày nay đã xuất hiện thêm nhiểu vấn đề có tính toàn cầu đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết mà không có một quốc gia riêng lẻ nào có khả năng tự giải quyết. Đó là các vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái; hạn chế và kiểm soát sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các căn bệnh hiểm nghèo ... Rõ ràng là hệ quả của sự phát triển kinh tế, buộc các dân tộc phải xích lại gần nhau nhưng đề cho kinh tế tiếp tục có động lực mới, để cho những thành tựu đó không trở thành “công dã tràng”, tất phải giải quyết các vấn đề xã hội ...
Riêng khu vực châu Á Thái bình dương một khu vực đang phát triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao, một số dân tộc đã tự vươn lên hoà nhập vào những dân tộc phát triển nhất với một sự quan tâm đặc biệt của chính phủ về các vấn đề xã hội, về việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Mặc dù vậy, ở khu vực này vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị, đảo lộn về kinh tế và sự băng hoại những giá trị văn hoá truyền thống.
Chúng ta còn nhớ vào những thập niên 70, 80 và nhất là 90 của thế kỷ XX, tổ chức văn hoá của Liên hiệp quốc đã liên tục đưa ra lời cảnh báo về sự phát triển mất cân đối giữa kinh tế và xã hội, tăng trưởng văn hoá và vai trò của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Lời cảnh báo, đĩ nhiên có cơ sở bởi lẽ một xu thế của thời đại là quá trình giao lưu và hợp tác văn hoá đã trở nên không thể cưỡng được cho các quốc gia muốn có sự phát triển bình thường. Trong bối cảnh đó người ta thấy xuất hiện 2 xu hướng.
M ột là: Đã có một thời tư tưởng về một “Trung tâm Châu Âu” đã ngự trị trong đầu óc người phương Tây. Tư tưởng đó quán chiếu vào mọi lĩnh vực, góc cạnh của cuộc sống từ kinh tế, chính trị cho đến văn hoá. Song ngày nay, gió đã đổi chiều, xu thế quay về phương Đông, “Hành trình về phương Đông” để tìm kiếm các giá trị nhằm cân bằng cuộc sống căng thẳng của con người trong xã hội hiện đại đã trở nên phổ quát. Trong quá trình tìm tòi, không ai khác, người phương Tây nhận thấy rằng, cần phải hoàn thiện chính mình bằng cách vũ trang thêm những giá trị văn hoá phương Đông. Người ta kinh ngạc về sự phát triển thần kỳ này của Nhật Bản, Hàn Quốc và của những con rồng Đông Nam Á. Kết luận được viết ra qua hàng trăm cuộc khảo nghiệm là: chính văn hoá truyền thống (trong đó có khổng giáo) không những là nền tảng cho đạo đức mà còn là nhân tố tạo nên sự tăng trưởng.1
H ai là: Nguy cơ về sự đánh mất bản sắc văn hoá của dân tộc (cũng là đánh mất động lực cho sự tăng trưởng) rõ ràng là, văn hoá muốn phát triển để giữ vững vai trò động lực của phát triển phải giao lưu, tiếp nhận, cải biến (alculturations) song nó cũng tạo ra nguy cơ về sự đánh mất chính mình. Nhiều dân tộc rất lo ngại về sự bành trướng của lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ
1 X em “C hú nghĩa tư bản khổ n g g iáo " “Các xu th ế đến nãm 2000". (Bàn dịch củ a Hổ N gọc M inh - Học viện C T Q G Ho Chí M inh). viện C T Q G Ho Chí M inh).
đang gặm nhấm dần nền văn hoá của mình. Sự lo ngại này, rõ ràng có cơ sở bởi lẽ dân tộc được đặc trưng không chỉ về kinh tế, lãnh thổ mà còn là sự khẳng định những giá trị vàn hoá riêng. Hơn nữa xã hội càng văn minh, tiến bộ, cá nhân càng được giải phóng, càng tự do càng cần thiết phải giữ gìn các giá trị văn hoá bởi sự tự do không dựa trên những giá trị của chủ nghĩa nhân đạo, không k ế thừa được những bản sắc văn hoá của dân tộc cũng chỉ là sự tự do tạo ra những quái nhân phi nhân tính xa lạ với bản chất người.
Dẫn ra những vấn đề trên, chúng tôi hy vọng vào sự cảnh tỉnh của con người trước sự phát triển nhanh chóng của thòi đại và nguy cơ mà sự phát triển ấy tạo ra. Đồng thòi cũng muốn nhìn lại rằng chính con người là một sinh vật văn hoá, vì vậy văn hoá không chỉ là mục đích mà còn là động lực của sáng tạo mà trong đó yếu tố truyền thống không chỉ là nền tảng của văn hoá mà còn tham gia định hướng cho sự phát triển của văn hoá trong tương
1.2. Tình hình đất nước ta và những định hướng giá trị cơ bản cho sự phát triển con người.
Qua hơn 20 năm kể từ ngày nước nhà hoàn toàn độc lập và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Tuy nhiên chúng ta hiện đang phải đương đầu với nhiều nguy cơ, thử thách.
- Vê' kinh tế: như nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã khẳng định, chúng ta cơ bản đã vượt qua khủng hoảng kinh tế, đất nước đang có sự phát triển với nhịp độ cao (khoảng 8% năm) nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Lần đầu tiên, với tư cách là một nước nông nghiệp, chúng ta đã sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu (đứng thứ 3 thế giới) với tổng sản lượng năm 1996 là hơn 24 triệu tấn. Các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu có sự phát triển tốt hơn, đặc biệt là khai thác dầu và công nghiệp may mặc. Tuy nhiên sự phát triển đó còn
nhiều mặt chưa ổn định và nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với các nước phát triển vẫn còn gay gắt. Trong khu vực kinh tế nhà nước số lượng các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vẫn còn rất hạn chế (qua thống kê 1997 (8 tháng đầu năm) thì tỷ lệ là 1/5). Một bộ phận dân cư nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn (bình quân thu nhập đầu người 1996 ước khoảng 250 USD/ ng/năm).
Trong quá trình phát triển kinh tế hơn 20 năm qua lực lượng sản xuất đã được giải phóng một bưóc song nhìn chung trình độ sản xuất vẫn lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp. Quan hệ sản xuất bước đầu đã có đổi mới, đã tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng vẫn chưa được củng cố, (trong cơ cấu kinh tế nhiểu thành phần, kinh tế nhà nước và HTX vẫn chưa tìm được lối đi thích hợp ...).
Như vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của đổi mới trong thời kỳ tới là đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng (cố gắng giữ bình quân GDP 8%/năm) để trong vòng 20 năm tới có thể đuổi kịp trình độ phát triển hiện nay của các nước trong khu vực. Muốn đạt mục tiêu đó, phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp trong đó phải thực hiện chiến lược công nghệ và giáo dục đào tạo, thực hiện chiến lược con người. Trong khi đó dân trí nước ta còn thấp, đội ngũ công nhân lành nghề ít, trí thức ở trình độ cao nhìn chung đã lớn tuổi. Học hàm < 4 0 tuổi 41-45 46-50 51-55 56-60 61-65 66-70 >70t Giáo sư 0 1,29 2,58 10,85 42,11 27,13 13,43 2,58 PGS 3,25 10,8 33,51
- Vê chính trị: Thành tựu nổi bật trong hơn 20 năm qua (đặc biệt sau 10 năm đổi mới) là chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị trong những hoàn cảnh hiểm nghèo (nhất là sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ), củng cô quốc phòng và an ninh, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới vể kinh tế đất nước, v ề cơ bản, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH vẫn là định hướng của người dân, của đất nước. Bên cạnh những thắnh tựu đó, trên lĩnh vực chính trị cũng xuất hiện nhiều nhân tố phức tạp đe doạ sự độc tôn lãnh đạo của Đảng và tồn vong của chế độ, diễn ra dưói mọi hình thức (cả bạo lực lật đổ, cả phá hoại kinh tế và tư tưởng...). Ngoài ra, sự sa sút phẩm chất của cán bộ, sự trong sạch và tính hiệu quả của bộ máy Đảng, Nhà nước vẫn là vấn để gây nhức nhối mà không dễ gì khắc phục một sớm một chiều.
- V ề tưưởng, văn hoá và các vấn đê x ã hội khác.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã khẳng định, thời ký đổi mới, chúng ta đã "tạo được một số chuyền biến tích cực về mặt xã hội" được biểu hiện trên các mặt:
+ Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện...
+ Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên ...
+ Người lao động được giải phóng khỏi nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo...
+ Chủ trương "đền ơn đáp nghĩa" phong trào xóa đói giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng mở rộng ...
+ Lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước được nâng lên
Đánh giá những yếu kém về mặt xã hội, nghị quyết của Đảng cũng nêu rõ: Tinh hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết như: