Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền (hống

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 99)

C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.

1Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền (hống

2 K ết q u ả điều tra cù a đề tài "N hữ ng giá trị truyền thông và con người Việt N am hiện nay". T /C xưa và nay so 44/97. tr.22 so 44/97. tr.22

đât nước văn minh hiện đại. Khi còn sông Hồ Chủ tịch đã nhận rõ điều đó, Người nói: Non sống Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai vói các cường quốc năm châu hay không đó là nhờ vào công học tập cuả các cháu”. Đúng như nhận định của Bác, ngày nay người ta đều thống nhất tinh thần cho rằng, học tập là nhân tô quyết định nhằm tạo nên nguồn lực người lao động có trí tuệ. Thể hiện tinh thần này, bản báo cáo của hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI đã nói rõ: Học tập là kho báu tiềm ẩn. Vấn đề còn lại của chúng ta là phải mở cửa kho báu này, phát huy khơi dậy, làm bùng lên truyền thống ham học, hiếu học tiềm ẩn trong vốn văn hoá người Việt.

Có thể nói nơi lưu giữ truyền thống quý báy này chính là ở gia đình. Truyển thống quý báu ấy được truyền lại qua các thế hệ từ ông bà đến cha mẹ con cháu. Khơi dậy tính ham học, hiếu học, sự quyết tâm học của thế hệ con cháu có công đóng góp của các bậc ông bà, cha mẹ. Nó bao hàm trong đó từ sự định hướng đến những động viên an ủi, kiên trì theo đuổi việc học, bao hàm trong đó cả nhận thức chiến lược đến việc thực hiện các giai đoạn cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy ở gia đình nào có sự định hướng, hỗ trợ, động viên kịp thời của gia đình thì con trẻ sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn, thành đạt hon trên con đưòng học vấn. Ớ một số nước phát triển như ở Mỹ, Australia trong những gia đình người châu Á chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, cứ đến kỳ thi của con cái bậc cha mẹ thường xin nghỉ phép để có điều kiện chăm sóc động viên con được nhiều hơn. Chính vì vậy mà kết quả kiểm tra của con họ luôn đạt kết quả cao hơn. Vì vậy cho rằng, việc giữ gìn phát huy truyển thống hiếu học ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ gia đình và chỉ gia đình mới là cái nôi lý tưởng để phát huy ảnh hưởng của truyền thống ấy trong xã hội.

Việc khơi dậy một truyền thống tốt đẹp như truyền thống hiếu học trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là

Vấn đề có tính bức thiết. Song để sức mạnh truyền thống ấy biểu hiện trong thực tế cần phải được khuyến khích ở từng cá nhân và phổ biến trong xã hội thì nó mới trở thành sức mạnh thực tế.

Nếu gia đình là cái nôi giáo dục con người tự khi lọt lòng đến lúc trưởng thành, có vai trò định hướng quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách thì xã hội là biển lớn để con người được tôi luyện và thử thách, định hình nhân cách con người. Vì vậy ngoài gia đình, xã hội cũng là nhân tố quan trọng giúp khơi lên, duy trì ngọn lửa ham học, hiếu học ở mỗi người. Bài học xưa cho thấy khi xã hội thực sự trọng dụng người có học, dư luận xã hội coi trọng người học thì việc học thành một mục tiêu vươn tới của nhiều người vì thế mà truyền thống hiếu học được hình thành, văn hiến được sâu rộng. Mặt khác truyền thống của ông cha xưa còn được lưu giữ lại bằng những hiện vật, vật chất. Nó được biểu hiện trong hương ước của các làng xã, gia phả của các dòng tộc. Đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám nơi lưu danh bia đá tên tuổi của các bậc tiến sĩ xưa, nơi tụ hội nguyên khí dân tộc, địa danh lịch sử được nhiểu du khách nưóc ngoài chú ý cần được tu tạo, quảng bá. Nó là chứng tích lịch sử sinh động, quý báu để giáo dục niềm tự hào về truyền thống hiếu học, ham học của cha ông. Và hơn hết xã hội cần có chính sách quan tâm thiết thực, trực tiếp đến ngành giáo dục, đến cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục để cho tất cả mọi người muốn được học đểu có thể đi học, được học.

Trong xã hội hiện đại, nguồn lực trí tuệ là nguồn lực hết sức quý báu. Mọi nguồn tài nguyên nếu cứ khai thác sẽ cạn kiệt và biến mất chỉ duy nguồn lực trí tuệ biết kết hợp giữa sử dụng và đào tạo sẽ trở nên bất tận. ở những nước phát triển đểu hết sức tập trung phát triển giáo dục. Đưa giáo dục đến cho mọi người Việt Nam nếu khơi dậy truyền thống hiếu học, làm cho thế hệ trẻ tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông tiếp bước nó trên

con đường phát triển của mình thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng khởi xướng sẽ trở thành hiện thực.

KẾT LUẬN

Hồ Chủ tịch đã dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Ngày nay chúng ta muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải đào tạo được những con người đáp ứng được những yêu cầu của thòi kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Con người ấy chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố: gia đình và xã hội, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế ... Việc đào tạo con người Việt Nam hiện nay không thể thoát ly khỏi những nhân tố tổng thể

Trong lịch sử Việt Nam, Nho giáo cùng các tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội cũng như con người. Đến nay, Nho giáo đã có mặt ở Việt Nam khoảng gần 2000 năm và cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Người Việt Nam, xã hội Việt Nam tiếp nhận Nho giáo từ th ế bị động sang thế chủ động, từ thái độ tiêu cực sang thái độ tích cực. Do nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, giai cấp phong kiến Việt Nam đã tìm thấy ở Nho giáo những điểm tương đồng về mục đích, về văn hoá và cả tư tưởng vì vậy Nho giáo lúc đầu là hệ tư tưởng của kẻ đi xâm lược lại biến thành công cụ để chống lại kẻ đi xâm lược và trở thành vũ khí tinh thần đắc lực cho giai cấp phong kiến Việt Nam trên con đường củng cố địa vị giai cấp mình. Trong một thời gian dài, Nho giáo hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến. Mọi chính sách vể đối nội đối ngoại đều lấy Nho giáo làm ngọn đuốc soi đường. Tư tưởng của Nho giáo ảnh hướng lớn đến các chính sách trị nước, an dân, giáo hoá thuần phong mỹ tục. Ngoài ra dấu ấn của tư tưởng Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam còn được biểu hiện một cách sâu sắc qua dòng văn học Nho giáo, cũng như nền giáo dục Nho giáo - một nền giáo dục chính thống lấy các kinh sách Nho làm khuôn vàng thước ngọc.

Nho giáo Việt Nam đã có nhiều khúc xạ so với Nho giáo ở Trung Quốc và cũng không hoàn toàn giống Nho giáo ở các nước khác. Sự khúc xạ bị quy định bởi nét riêng biệt của truyền thống văn hoá Việt Nam,, bởi chính mục đích tiếp nhận Nho giáo của con người Việt Nam.

Hơn nữa trong lịch sử, Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng của duy nhất tư tưởng Nho giáo, bên cạnh đó còn có tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và sau này cả Thiên chúa giáo cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Tất cả những nhân tố ấy góp phần tạo nên truyền thống Việt Nam, bản sắc văn hoá Việt Nam.

Thừa nhận sự ảnh hưởng của Nho giáo tới xã hội Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc khẳng định sự ảnh hưởng của nó tới con người Việt Nam. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của một tư tưởng nào đó đối với con người ở mức độ đậm hay nhạt, sâu hay nông, tiên tiến hay bảo thủ ... phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chính trị tư tưởng - với tư cách là khách thể ảnh hưởng mà phần lớn phụ thuộc vào sự chủ động vận dụng và tiếp nhận của con người - với tư cách chủ thể tiếp nhận. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, chính sách xã hội, dư luận xã hội mà chính quyền tạo nên. Điều đó thể hiện rất rõ qua việc tìm hiểu đội ngũ Nho sĩ - mẫu người chịu ảnh hưởng sâu đậm của nho giáo.

Cùng là chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng có người là chân Nho, có kẻ lại là ngụy Nho. Người thì có nhân cách lớn và có nhiều đóng góp cho xã hội, được lịch sử ngợi ca; kẻ thì nhân cách tầm thường, là sâu mọt trong xã hội bị lịch sử lên án phê phán. Ngay trong xã hội Nho giáo có vị trí trung tâm thì ảnh hưởng của nó đối với con người cũng đã phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn tiếp nhận cũng như mục đích sử dụng của mỗi người.

Đào tạo con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn xã hội mới, yêu cầu hoàn thiện con người mới để đặt vấn đề phát huy ảnh hưởng tích cực của Nho giáo

cũng như loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Đó là việc làm có tính thiết thực, chủ động, sáng tạo trong tình hình hiện nay. Bàn về di sản Nho giáo, dù còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau song không thể phủ nhận ảnh hưởng của Nho giáo đến con người Việt Nam trong lịch sử và cả hiện nay.

Thực tế lịch sử đã cho thấy, có những ảnh hưởng của Nho giáo ngay trong xã hội phong kiến đã hạn chế sự phát triển của xã hội. Vì nhiều lý do khác nhau mà nó vẫn được duy trì. Cùng với thời gian nó đã ăn sâu vào tâm lý, thói quen, cách ứng xử của con người và ngày nay trong xã hội hiện đại nó càng bộc lộ những hạn chế, cản trở việc hoàn thiện con người theo những giá trị của xã hội mới. Đó là những tư tưởng trọng nam khinh nữ thiển cận, tâm lý coi nhẹ tri thức vể sản xuất, dạy nghề trong giáo dục. Dù những ảnh hưởng này chúng ta không thể gạt bỏ một sớm một chiều, song ở góc độ nhận thức cần có câu trả lời dứt khoát. Hơn nữa, khắc phục những ảnh hưởng đó không chỉ thuần tuý dừng lại ở nhận thức mà bên cạnh đó cần tạo ra những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội hiện thực để khắc phục nó. Bên cạnh đó Nho giáo cũng có những ảnh hưởng tích cực tiềm tàng trong văn hoá ứng xử, nếp nghĩ thói quen của con người cần được thức tỉnh, khơi dậy, và k ế thừa ở thế hệ con người hiện nay. Trong việc đào tạo cần chú trọng đúng mức tới mặt đạo đức. Ngày nay bên cạnh việc hình thành những giá trị đạo đức mới cần bảo lưu phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đã được rèn rũa trong lịch sử, trong đó có đạo đức Nho giáo. Nhiều tư tưởng đạo đức của Nho giáo đã trở nên ấn tượng, gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu đối với người Việt Nam. Những tư tưởng như: “chính danh”, “tu thân”, “coi trọng nghĩa vụ trách nhiệm cá nhân”, “dạy không chán, học không m ỏi”, “nhân, nghĩa”, “trung hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính” ... vẫn tỏ ra thích hợp với con người hiện nay. Khi còn sống Hồ Chủ Tịch vẫn thường xuyên vận dụng các tư tưởng của Nho giáo để giáo dục đạo đức cách mạng.

Việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo trong việc đào tạo con người hiện nay phải được biểu hiện bằng những hình thức phù hợp với xã hội Việt Nam hiện đại, phải nâng những giá trị của Nho giáo lên trình độ hiện đại. Đó chính là đưa thêm sức mạnh của hiện đại vào truyền thống, khiến truyền thống không mâu thuẫn với hiện đại.

Để đào tạo được những con người đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải kết hợp truyền thống và hiện đại. Bởi người ta không thể đến hiện đại một cách bền vững bằng con đường vào khác từ truyền thống. Chối bỏ truyền thống, cho nó chỉ là những ảnh hưởng xấu thì sự phát triển ấy không có nền tảng, ngược lại, quá đề cao truyền thống sẽ trở thành nệ cổ, không đáp ứng với yêu cầu hiện đại, chắc chắn sẽ tụt hậu.

[1] Đào Duy Anh, Việt Nam vãn lìóa sử cương, Nxb Thành phô Hồ Chí Minh. 1992.

[2] Toan Anh, Nếp cũ con người Viêt Nam - Plioug tục cổ truyền, Nxb Văn hóa Hà Nội. 1995.

[3] Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 1995.

[4] K. Asomura, Những đặc điểm của liên giáo dục Nliật bàn (trích bài nói chuyện của Đại Sứ Nhật Bán tại Thành phố Hổ Chí Minh), Thông tin Lý luận số 7, 1991, tr. 40 - 41.

[5] Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam tliời cận dại, Nxb Giáo dục 1995. [6] Phan Văn Các, Giới nho học quốc tê đang quan rúm những gì? Triết

học số 1, 1994, tr. 63 - 64.

[7] Phan Văn Các, Nghiên cihi Nlio giáo Việt Nam trong bôi ccinli khu vực và thời đại, Triết học số 3, 1993 tr. 41 - 45.

[8] Phan Vãn Các, Việc nghiên cứu Khổng Từ và Nho giáo ỏ Trung Quốc ti uiìg thập kỷ 80, Triết học số 1, 1991 Tr. 61 - 65.

[9] Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập, tập 9, Nxb Thuận Hóa 1990. [10] Phan Bội Châu, Phan Bội Cììâit toàn rập, tập 10, Nxb Thuận Hóa, 1990. [11] Trương Chính và Đặng Đức Siêu, Sô tav vãn hóa, Nxb Hà Nội, 1978. [12] Con iiiỊirừi Việt Num - Mục tiêu vù dộng lực 'cùa sự phát triển x ã hội.

Để tài KX - 07, ký yếu Hội nshị khoa học quốc tè từ 27- 29/ 7/1994, Hà Nội 1995.

[13] Phan Đại Doãn, Mííy nín dè Nho liọc, Nho ỊỊÍÚO ờ miền Bắc Việt Nam từ nứa sau th ế kỷ X \ III tiến ỹữu tliờ kỳ XIX’ Trièt học sỏ 2. 1996, tr 31 -35. [ 14] P h ạ m T ấ t D o n lĩ. C iiá o (hu - /«'// tịiiiỊỊ c ù a i l i i ứ i i lư ự c COII n iỊirừi. T h ò n g

[16] W ||| Dmant Lích sứ nên ván niiiili TruiiiỊ Quốc, Trung tâm thông tin- Đại học sư phạm thành phó Hò Chí Minh 1990.

[17] Đại học và Trung Dung, Quang Đạm dịch, Nxb Vãn hóa, Hà Nội, [990 [18] Đại việt sử ký toàn thư, tập 3, 4. Bán dịch khắc năm Chính Hà 18, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội 1993.

[19] Hồ Ngọc Đại, Dám hổn, Tạp chí Thế giới mới - sỏ' 6 - 12/1991. [20] Quang Đạm, Nho giáo xưa và nay, Nxb 1994.

[21] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sácli Hán Nôm, tập 1, Nxb Văn hóa, Hà Nội 1984.

[22] Trán Vãn Giàu, Cúc giá trị linli thần truyên thống của dân tộc Viêt Nam, Nxb KHXH 1990.

[23] Trán Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởìig Việt Nam từ th ế kỳ XIX đến Cách mạng thúng Tám, tập 1, Nxb Thành phố Hổ Chí Minh 1993. [24] Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ th ế kỳ XIX đến

Cách mạng tháng Tám, tạp 2, Nxb Thành phố Hổ Chí Minh 1993 [25] Trán Văn Giàu, Đạo đức Nho giáo và dạo đúc truyền thống Việt Nam,

Tạp chí Triết học, số 1. 1997.

[26] Phạm Minh Hạc, Phát triển ỵicío dục, phút triển con iiiỊiíời phục vụ phát triển kinh tế - x ã hội-, Nxb Văn hóa xã hội, Hà Nội 1996.

[27] Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân rách - Nhiệm VII và mục tiêu cơ bản ciid ìỊÍáo dục, Nghiên cứu giáo dục, sò 6/1997, tr 4-5.

[28] Phạm Minh Hạc, Giáo dục thè'kỷ XXI: 7 Viĩn ih' (■</// phái ỊỊÍãi quyết,

Ntihiẽn cứu íiáo dục, số 12/ 1977 tr 1-3.

[ 2 9 1 P h ạ m M i n h H ạ c . C i i i o <hn V iệ t S a m th ự c í r ạ i i Ị i Vti t n c n VỌHỊÌ, T ạ p c h í

Một phần của tài liệu Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 99)