C. 2 Nho giáo với văn học nạhệ thuật.
1 Ván kiện Đàng lần thứ 7 Nxb CTQ G 99 tr.83.
giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá của dân tộc, Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá của dân tộc, k ế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nến văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiển, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn".1 Sự lựa chọn và định hướng trên là hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện cách mạng hiện nay. Bởi lẽ, nhân loại đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21, một thế kỷ được nhiều học giả dự đoán là thế kỷ văn hoá. Trong thế kỷ đó người ta cho rằng, nhân loại sẽ không thể duy trì và rtiếp tục tốc độ tẳng trưởng nếu không lấy văn hoá làm động lực. Mặt khác, sự tăng trưởng về vật chất nếu không đạt được sự phát triển văn hoá tương ứng thì nó trở nên vô nghĩa, thậm chí có hại cho con người. Trong bối cảnh mới văn hoá không những tạo động lực cho tăng trưởng mà còn giúp con người thoát khỏi tệ nạm xã hội, lập lại sự cân bằng sinh thái, góp phần hình thành nhân cách văn hoá hiện đại.
Những định hướng trên là đúng còn bởi lẽ, hiện nay nhiều nggười Việt không hiểu cội nguồn dân tộc mình, quá khứ của dân tộc và lẽ đĩ nhiên, các truyền thống của dân tộc cũng vậy. Trong khi nhiều người mưu toan tước đi cái quá khứ gần đây mà bản thân chúng ta đã từng làm ra nó. Sự khước từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc không những làm chúng ta nghèo đi mà còn làm nghèo các thế hệ mai sau. Hơn nữa con người tiến về hiện đại không phải bằng một khoảng không vô định ở phía sau lưng, mà ngược lại,