Bƣớc chuyển trong những năm

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 32 - 35)

C. Kinh tế đối ngoạ

1.2.1.3.Bƣớc chuyển trong những năm

Qua phần trình bày về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế đối ngoại ở trên, có thể có cái nhìn khái quát nền kinh tế Ấn Độ khi Chính

phủ thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu.

Trước những năm 1980, Ấn Độ đã có một cơ cấu ngành khá đa dạng, nhưng chi phí sản xuất cao và mang nặng tính tự túc tự cấp. Do đó, chất lượng sản phẩm kém, công nghệ lạc hậu ngay cả ở những ngành mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh như dệt, may, đồ da, sản xuất bông thô. Nguyên nhân về năng suất cùng với nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên liệu thô mà thị trường trong nước không thể đáp ứng được tăng lên; đòi hỏi phải tự do hóa nhập khẩu máy móc và nguyên liệu cuối những năm 1970. Hơn nữa, nhờ những thành tựu trong xuất khẩu đã làm dự trữ ngoại hối đủ lớn, khiến các quan chức không quá lo lắng về khủng hoảng cán cân thanh toán. Do đó, một biện pháp tự do hóa bắt đầu được triển khai. Có thể nói rằng, từ giữa thập niên 80 (khoảng năm 1985), Ấn Độ đã sớm có nỗ lực chuyển đổi làm tiền đề cho cải cách kinh tế. Bước chuyển trong những năm 1980 của Ấn Độ có thể được chia thành 5 loại:

Thứ nhất: Danh mục hàng hóa và đầu vào trung gian cho sản xuất

được phép nhập khẩu dần được mở rộng và tăng lên về số lượng. Hầu hết hàng hóa và đầu vào cho sản xuất được đưa vào danh mục cấp phép nhập khẩu đều là những mặt hàng trong nước không sản xuất được. Do đó, biện pháp tự do hóa này có ý nghĩa quan trọng với việc nâng cao hoạt động sản xuất trong nước.

Bảng 1.1: Số lƣợng mặt hàng trong danh mục đƣợc phép nhập khẩu

Năm Máy móc và thiết bị sản xuất (Đv: mặt hàng)

1976 79

Tháng 4/1987 1.007

Tháng 4/1988 1.170

Tháng 4/1990 1.329

Thứ hai: Tỷ trọng hàng nhập khẩu độc quyền giảm đi, tỷ trọng hàng nhập khẩu bởi doanh nghiệp tăng lên. Trong thời kỳ 1980-1987, tỷ trọng hàng nhập khẩu độc quyền của Nhà nước giảm từ 67% xuống còn 27%.

Thứ ba: Sau năm 1985, một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu được

triển khai.

Thứ tư: Từ năm 1985, nới lỏng điều tiết ở một số ngành công nghiệp

để tăng cường cho hoạt động tự do hóa nhập khẩu, bao gồm: Xoá bỏ cơ chế cấp phép trong 25 ngành.

Cho phép doanh nghiệp được linh hoạt chuyển đổi sản xuất giữa các lĩnh vực tương tự.

Từ 1986, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động tới hơn 80% công suất trong một thời điểm bất cứ trong vòng 5 năm trước 1986 sẽ được phép nâng công suất hoạt động lên 133% so với công suất tại thời điểm vượt 80% đó.

Những doanh nghiệp có tài sản trên 1 tỷ Rupi mới bị coi là thuộc diện xem xét của Luật Chống độc quyền, thay vì quy định trên 200 triệu Rupi trước đây. Theo đó, có 90 trong số 180 doanh nghiệp lớn đã được đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Chống độc quyền để có thể mở rộng sản xuất.

Kiểm soát về giá và phân phối đối với sản phẩm xi măng được bãi bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện xoá thị trường xi măng lậu, nhanh chóng làm giảm giá xi măng.

Thuế tiêu thụ được chuyển thành thuế giá trị gia tăng, cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo được khấu trừ thuế đánh vào đầu vào mua trong nước.

Thứ năm: Xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái thực tế hơn bằng cách phá

Nhờ có những bước chuyển theo hướng tự do hóa nói trên, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Ấn Độ trong những năm 1980 cao hơn hẳn thời gian trước. Tỷ lệ tăng của GDP thực tế bình quân hàng năm trong thời kỳ 1980-1991 là 5,7%/năm so với mức tăng khiêm tốn là 3,5%/năm thời kỳ trước 1980. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 1988-1991 là 9,2%/năm [48]. Mức tăng trưởng nhanh của sản lượng công nghiệp bắt nguồn từ năng suất được cải thiện bởi tự do hóa trong công nghiệp và thương mại đem lại.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 32 - 35)