Xu hƣớng hợp tác và cạnh tranh trên thế giới đang từng bƣớc thay thế xu hƣớng đối đầu và xung đột

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 40)

C. Kinh tế đối ngoạ

1.2.2.3.Xu hƣớng hợp tác và cạnh tranh trên thế giới đang từng bƣớc thay thế xu hƣớng đối đầu và xung đột

thay thế xu hƣớng đối đầu và xung đột

Trước xu thế chung của toàn thế giới là hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, các quốc gia buộc phải định hướng lại tư duy về các vấn đề phát triển. Khác hẳn với trước đây, trong hoàn cảnh phát triển mới, mở cửa và hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu tự thân bên trong đối với nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đang phát triển. Giờ đây, toàn cầu hóa và khu vực hóa là một xu thế tất yếu, trong đó tự do hóa kinh tế trở thành một nội dung bao trùm trong động thái phát triển của mọi nền kinh tế. Do vậy, Ấn Độ cần phải có những điều chỉnh kinh tế của mình theo hướng tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hóa đang buộc Ấn Độ phải mở cửa thị trường hơn nữa, đồng thời buộc nền kinh tế phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Mặt khác, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ tận dụng được thị trường bên ngoài góp phần vào tăng trưởng kinh tế, bởi nền kinh tế Ấn Độ hiện nay đang có những lợi thế nhất định khi tham gia hội nhập quốc tế. Do xu thế toàn cầu hóa, Ấn Độ có khả năng mở rộng xuất khẩu những hàng hóa đang có lợi thế của mình ra nước ngoài và thu hút mạnh mẽ được nguồn vốn FDI trên thế giới nhờ dung lượng thị trường trong nước rất lớn.

Toàn bộ tình hình trên đây, bao gồm cả hoàn cảnh thực tiễn trong nước và tình hình quốc tế đã tác động đến Ấn Độ theo cả hai phương diện. Một mặt, nó đòi hỏi phải có sự đổi mới trong tư duy phát triển kinh tế, đặt trọng tâm phát triển kinh tế theo một phương thức mới; mặt khác, nó tạo ra các điều kiện và cơ hội để sự thay đổi được diễn ra thuận lợi hơn

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 40)