Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 116 - 117)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

3.2.3.Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.2.3.Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

Một trong những mục tiêu hiện nay của chính sách cải cách ở Ấn Độ là khuyến khích các công ty xuyên quốc gia bỏ vốn FDI vào một cách hiệu quả nhất. Các nguồn đầu tư này có thể giúp Ấn Độ phát triển sản xuất cho xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các dự án FDI được Chính phủ phê chuẩn còn nhằm mục đích khai thác thị trường rộng lớn của Ấn Độ, do đó giảm thiểu được sự trì trệ trong kinh tế thế giới.

Có thể nói rằng, thật khó khi đề cập đến kinh nghiệm thu hút FDI của Ấn Độ khi mà những thành quả thu hút FDI của quốc gia này còn là một con số khiêm tốn, đặc biệt là khi đem so sánh với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xét về những kinh nghiệm của Ấn Độ trong thu hút FDI thì lại có nhiều điều đáng nghiên cứu.

Thứ nhất: Về chiến lược và chính sách thu hút FDI. Chúng ta thấy

rằng, đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ nhỏ và tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin. Đây là điểm mà các nhà phân tích kinh tế đánh giá rất cao về hoạt động đầu tư của nước này và cho rằng Chính phủ chọn lĩnh vực đầu tư rất có chiến lược. Ấn Độ là đất nước có lợi thế trong những ngành cần nhiều chất xám tiêu biểu là ngành công nghệ thông tin. Vì thế, Chính phủ chủ trương bồi đắp cho những công ty mạnh, sử dụng công nghệ mới nhất để tạo ra những sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh với những hãng lớn của Mỹ và Châu

Âu...Khu vực công nghệ thông tin có sự tham gia tích cực của các công ty xuyên quốc gia và của Ấn Kiều thông qua mối liên hệ với thung lũng Silicon. Con đường của Ấn Độ là kết hợp thu hút FDI đi đôi với việc phát triển các doanh nghiệp trong nước. Hướng đi này không giống với cách mà một số quốc gia đang phát triển khác lựa chọn là mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài; nó sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng rất nhanh nhưng lại không bền vì phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Sự lựa chọn của Ấn Độ như vậy tuy chậm nhưng bền vững vì biết tranh thủ nội lực.

Thứ hai: Khả năng tận dụng lợi thế. Ấn Độ đã biết tận dụng những

lợi thế của mình như thị trường rộng lớn, khả năng cung ứng nguồn nhân lực dồi dào vừa có tay nghề cao mà mức lương yêu cầu lại tương đối thấp, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, thị trường tài chính tiền tệ ổn định, các ngành khoa học công nghệ được xếp hạng tương đương với các quốc gia phát triển, đội ngũ chuyên gia phần mềm được xếp thứ 3 trên thế giới…Để phục vụ cho đầu tư nước ngoài, Ấn Độ không chỉ chuẩn bị một cơ sở hạ tầng kinh doanh thuận lợi mà còn cả một hệ thống ngân hàng quy mô, một thị trường vốn hoạt động nhịp nhàng và một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh.

Thứ ba: Đối với vai trò của ngoại kiều. Trong những năm gần đây,

Chính phủ đã thực hiện chính sách khuyến khích và đón chào nguồn vốn đầu tư của kiều dân. Theo một số thống kê cho thấy, tổng tài sản của Ấn Kiều trên thế giới cao hơn của các Hoa Kiều mặc dù số lượng chỉ bằng một nửa [48]. Với chính sách này, Ấn Độ sẽ thu hút các kiều dân đóng góp cho quê hương không chỉ là tiền mà cả là những chất xám và tri thức quý báu nữa.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 116 - 117)