Chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 106 - 107)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

3.1.3.3.Chuyển dịch cơ cấu

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.3.3.Chuyển dịch cơ cấu

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu được Việt Nam rất quan tâm. Trong giai đoạn trước đổi mới, từ những năm 1950 đến 1960, tư duy kinh tế của Việt Nam mang tính kế hoạch hóa, coi chuyển dịch cơ cấu là sự chuyển dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp. Sau khi tiến hành đổi mới, Việt Nam đã có quan niệm hiện đại hơn, thừa nhận nền kinh tế không chỉ có hai khu vực là nông nghiệp và công nghiệp mà còn có cả khu vực dịch vụ. Theo đó, trong quá trình phát triển, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự tăng lên của khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu sau đổi mới 1986

Năm Nông nghiệp (Đv: %) Công nghiệp (Đv: %) Dịch vụ (Đv: %)

1986 40,2 27,4 32,4 1990 42,1 22,9 35,0 2000 24,3 36,6 39,1 2001 23,6 37,8 38,5 2002 23,6 38,3 38,1 2003 21,8 40,0 38,2 2004 20,4 36,7 38,5 Nguồn: [2, 11, 48]

Như vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đạt khoảng 5% mỗi năm nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn giảm xuống gần một nửa; từ 40,2% năm 1986 xuống còn 20,4% năm 2004. Trong giai đoạn 2001- 2003, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15% mỗi năm [32]. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng từ 27,4% và 32,4% năm 1986 lên 36,7% và 38,5% năm 2004. Những con số chuyển dịch cơ cấu trên đã chứng minh cho sự tiến triển của Việt Nam cơ bản là dựa vào quá trình công nghiệp hóa; đặc biệt là tăng cường khu vực dịch vụ. Các loại hình dịch vụ mới ra đời như thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, nghiên cứu và khai thác thị trường; cùng với các loại hình dịch vụ mang tính chất kinh doanh đặc thù như vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, du lịch, khách sạn…đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều công ăn việc làm. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2005 là khu vực dịch vụ phải đạt tỷ trọng 41-42% trong năm 2005 [14].

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 106 - 107)