C. Chính sách chú trọng phát triển công nghiệp phần mềm
A. Chính sách đối với hoạt động xuất khẩu nông phẩm
Công cuộc cải cách kinh tế năm 1991 theo hướng tự do hóa thương mại đã có tác động rất lớn đến nông nghiệp Ấn Độ. Lần đầu tiên, nông dân Ấn Độ được đặt vào một môi trường cạnh tranh hoàn toàn mới nhờ hội nhập vào nông nghiệp toàn cầu. Với nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, xuất khẩu nông sản giúp giải quyết việc làm và giảm nghèo đói. Sau cải cách kinh tế 1991, chính sách đối với nông nghiệp đã có nhiều biến đổi, cụ thể là:
+) Bãi bỏ lệnh cấm xuất nhập khẩu, tiến hành thông thương trao đổi nông phẩm với nước ngoài;
+) Xóa bỏ hạn chế về số lượng xuất hoặc nhập áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng nông sản;
+) Giảm thuế nhập khẩu;
+) Hỗ trợ thêm bằng chính sách giảm tỷ giá hối đoái, có lợi cho xuất khẩu nông nghiệp.
từ 1970-1971 đến 2000-2001
Năm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Giá trị (Đv: triệu USD) Tỷ trọng (Đv: %) Giá trị (Đv: triệu USD) Tỷ trọng (Đv: %) 1970-1971 487 31,72 441 27,0 1975-1976 1.494 37,0 1.517 28,81 1980-1981 2.057 30,65 1.294 10,31 1985-1986 3.018 27,7 2.080 10,21 1990-1991 3.521 19,4 1.127 2,61 1995-1996 6.320 19,87 3.001 4,37 1998-1999 6.219 18,76 4.154 4,17 1999-2000 5.608 15,2 2.858 5,8 2000-2001 6.004 13,5 1.858 3,7 Nguồn: [48]
Có thể thấy, từ sau cải cách, giá trị xuất khẩu của Ấn Độ luôn vượt quá nhập khẩu (bảng 2.5). Thành tựu đó đã chứng tỏ Ấn Độ rất có tiềm lực về sản xuất lương thực; trong khi nhu cầu của thị trường quốc tế ngày càng tăng về các nông sản của Ấn Độ như gạo Basmati (loại gạo được coi là ngon số một trên thị trường thế giới), lúa mỳ, hoa quả, các loại gia vị nhiệt đới như gừng, nghệ, ớt, hạt tiêu, rau mùi…
Thị trường thế giới đang tăng cường bảo hộ dưới nhiều hình thức rào cản thương mại hoặc phi thương mại như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu bảo vệ môi sinh, chống bán phá giá, các biện pháp đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn đóng gói, hạn ngạch, yêu cầu về nhãn hiệu…Hơn nữa, các nước Phương Tây vẫn giữ mức trợ cấp cho nông dân nước họ trong khi buộc các nước đang phát triển phải giảm trợ cấp cho nông dân. Đó sẽ là những khó khăn lớn cho Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa.
Hơn thế nữa, nguyên nhân trong nước cũng gây cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Đó là những bất cập về cơ sở hạ tầng; chi phí chuyên chở quá cao; chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo; hạn chế trong thu hút vốn FDI vào nông
nghiệp. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, điều kiện thương mại vẫn là bất lợi đối với những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp ở các nước đang phát triển như Ấn Độ. Chính vì thế, đối sách chiến lược của Ấn Độ vẫn là tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng chế tạo là loại mặt hàng có giá trị gia tăng cao mặc dù Ấn Độ vốn là một nước nông nghiệp. Nếu Chính phủ tiếp tục tăng cường cải cách, đưa ra các chính sách hợp lý thúc đẩy xuất khẩu nông phẩm thì sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội trong quá trình toàn cầu hóa. Để tiếp cận thị trường quốc tế, Ấn Độ đã có sự chuẩn bị kỹ càng, bao gồm:
Tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực hướng vào xuất khẩu.
Chú trọng đến vấn đề tiếp thị và thương hiệu cho nông phẩm xuất khẩu. Thăm dò thị trường quốc tế về nhu cầu, thị hiếu, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt tập trung xuất khẩu các mặt hàng là đặc sản quốc gia và các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Đẩy mạnh các vùng xuất khẩu nông nghiệp, khuyến khích người dân góp vốn sản xuất cho xuất khẩu qua chính sách giảm thuế nhập khẩu đầu vào và các chính sách hỗ trợ khác.
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, chẳng hạn ngành công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch. Những chính sách đổi mới đó sẽ giúp nông nghiệp Ấn Độ phát triển; hứa hẹn nhiều triển vọng nếu như mọi tiềm năng được phát huy hiệu quả thông qua các biện pháp tích cực mở cửa hơn nữa.