Th¸ng 7/2003 Th¸ng 12/2003 Th¸ng 7/20041 tû USD

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 92 - 100)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

1991Th¸ng 7/2003 Th¸ng 12/2003 Th¸ng 7/20041 tû USD

1 tû USD 85 tû USD 100 tû USD 121 tû USD tû USD

thức. Sau nhiều năm không chú ý đến tài sản tri thức khổng lồ của người Ấn ở nước ngoài, nay Ấn Độ đang hoan nghênh họ trở về. Nguồn vốn tri thức này chủ yếu là từ thung lũng Silicon của Mỹ, nơi vai trò tri thức của người Ấn đặc biệt nổi bật.

Hiện tại, Ấn Độ cũng đang tiến tới hội nhập kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu của quốc gia này chiếm 0,8% xuất khẩu của thế giới; FDI chiếm 0,4% trong tổng FDI của thế giới. Theo kết quả nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới do Trường Đại học Kinh doanh Lausane (Thụy Sĩ) vừa công bố, Ấn Độ hiện nay đã có sức cạnh tranh ngang bằng với các nền kinh tế lớn như Pháp, Tây Ban Nha. Khả năng cạnh tranh của Ấn Độ trong năm 2003 đã nhảy tới 16 bậc so với mức của năm 2002, lên hàng thứ 34 trong số các nền kinh tế lớn có sức cạnh tranh cao trên thế giới.

Môi trường đầu tư của Ấn Độ cũng đang được cải thiện và mang lại hiệu quả, điển hình là chương trình đầu tư phát triển đường xá trị giá 12 tỷ USD, chương trình tự do hóa hơn nữa ngành viễn thông, bảo hiểm và hàng không... Thế mạnh trong công nghệ phần mềm và kinh doanh dịch vụ đang là tiềm năng lâu dài của Ấn Độ hiện nay. Do vậy, cùng với những chính sách thu hút FDI, nước này sẽ tham gia vào một cuộc cạnh tranh ngang sức với Trung Quốc và các nước đang phát triển khác trong khu vực Châu Á.

Ấn Độ đang có chiến lược phát triển giáo dục rất tốt, tạo ra đội ngũ lao động giàu chất xám trong những ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn của thế giới trong thế kỷ XXI. Để phát triển đất nước theo con đường ngắn nhất, Chính phủ đã xác định những ngành công nghiệp mũi nhọn cần phải tập trung đầu tư về vốn, công nghệ và nhân lực. Đó là công nghiệp phần mềm, viễn thông tin học, dược phẩm, công nghệ sinh học...Chính phủ đã nỗ lực đầu tư xây dựng tập đoàn lớn của đất nước trong lĩnh vực này. Hiện nay, các công

ty lớn của Ấn Độ trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đã có đủ khả năng cạnh tranh với những tập đoàn, công ty nổi tiếng của Mỹ và Châu Âu. Lực lượng lao động cũng được quan tâm và đào tạo bài bản. Hiện nay, số kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại Bangalore của Ấn Độ nhiều hơn con số 120.000 kỹ sư của thung lũng Silicon ở Mỹ. Như chỉ riêng tại Trung tâm Công nghệ của tập đoàn General Electric (GE) tại Bangalore đã quy tụ đến 1.800 kỹ sư, mà một phần tư trong số họ có học vị tiến sỹ [48].

Không chỉ có số lượng 3,1 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp mỗi năm và dự kiến gấp đôi vào năm 2010, mà chất lượng giáo dục cũng là điều đáng khâm phục. Ấn Độ liên kết với các trường đại học danh tiếng của Mỹ để đào tạo sinh viên theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến năm 2008, ngành dịch vụ công nghệ thông tin và hỗ trợ văn phòng sẽ thu hút khoảng 4 triệu nhân công, đóng góp 57 tỷ USD vào GDP của quốc gia này. Tốc độ phát triển ấy sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để thu hút nhân tài của đất nước và đông đảo tài năng chất xám người Ấn trên toàn cầu. Theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Ấn Độ sẽ đạt tốc độ phát triển kinh tế là 7,5% vào năm 2005 nhờ phát triển công nghệ phần mềm.

Một xu thế dễ nhận thấy là cùng với sự trở mình của nền kinh tế, đa số các kỹ sư tài năng của Ấn Độ chọn làm việc trong nước, thay vì phải sang các quốc gia Tây Âu hay Mỹ như những thập niên trước đây. Họ cho rằng “Ngay ở Ấn Độ, các kỹ sư trẻ cũng có thể làm việc cho những công ty đa quốc gia, những tập đoàn hàng đầu của thế giới. Công nghệ thông tin đã thúc đẩy cho sự phát triển của Ấn Độ, đất nước đang tăng tốc và sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa cho những người trẻ tuổi” [48].

Như vậy, qua toàn bộ những nghiên cứu ở chương 2 có thể rút ra những kết luận cơ bản về tiến trình cải cách kinh tế Ấn Độ như sau:

Từ khi ban hành quyết định cải cách vào tháng 7 năm 1991, toàn Ấn Độ đã dấy lên phong trào về tự do hóa kinh tế; tạo những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, thương mại, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Mục tiêu hàng đầu của cuộc cải cách theo hướng tự do hóa ở Ấn Độ là tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của các công ty và sản phẩm của Ấn Độ nói riêng. Để thực hiện điều này, Ấn Độ đã tiến hành những chuyển đổi không chỉ nhằm mục tiêu ổn định mà còn thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Một trong những thay đổi căn bản nhất là giảm bớt vai trò của các ngành quốc doanh, tăng cường kinh tế tư nhân thông qua chính sách Tư nhân hóa.

Sau cải cách 1991, Ấn Độ đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng hướng vào công nghiệp và dịch vụ. Xác định được công nghệ là mũi nhọn trong quá trình cạnh tranh toàn cầu, chính sách công nghiệp của Ấn Độ ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến hàng đầu như công nghệ thông tin để tạo dựng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế; phát triển những ngành công nghiệp chiến lược chẳng hạn như công nghiệp dệt may để hướng mạnh ra xuất khẩu. Những chính sách khuyến khích công nghiệp đã đưa Ấn Độ vào một số ít những nước đang phát triển đã tạo dựng nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn vững chắc như công nghệ thông tin, đóng tàu, chế tạo máy bay, ô tô, máy công cụ, hóa chất, lọc dầu, dệt may...Đặc biệt, với chính sách tập trung vào công nghệ thông tin chú trọng vào công nghệ phần mềm, trong những năm gần đây, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phần mềm tầm cỡ thế giới. Sức cạnh tranh của các công ty phần mềm Ấn Độ là khả năng cung ứng các sản phẩm phần mềm chất lượng cao, đúng hạn và giá rẻ. Theo đánh giá của NASSCOM, đã có hơn 185 công ty đa quốc gia trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới đã chọn các nhà

cung cấp phần mềm Ấn Độ. Lí do bởi các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ không những đa dạng, có chất lượng tương đương các sản phẩm cùng loại mà giá cả lại thấp hơn nhiều.

Với những tiềm lực kinh tế quốc gia, khả năng công nghệ, vị trí địa lý và chính trị; Ấn Độ sẽ có vai trò ngày càng lớn hơn trên thị trường thế giới, góp phần tạo nên sự cân bằng tiềm lực giữa các cường quốc, các châu lục trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, Ấn Độ đang có vị thế ngày càng tăng trong khu vực Châu Á. Trong khi hàng loạt các quốc gia ở khu vực này đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế, thì mô hình Ấn Độ dựa vào công nghệ thông tin và đội ngũ lao động lành nghề trong công nghiệp phần mềm sẽ là một sự gợi ý, một sự khởi đầu cho nhiều nước Châu Á đang trong quá trình công nghiệp hóa noi theo. Mặc dù trong tương lai, Nhật Bản vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến mô hình phát triển kinh tế Đông Á và Ấn Độ vẫn đi theo một con đường riêng để đuổi bắt đến những nấc thang công nghệ hiện đại nhất khác hẳn với mô hình Đông Á, song những gì mà Ấn Độ đạt được trong một thập kỷ cải cách vừa qua sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình công nghiệp hóa “đi tắt đón đầu” của nhiều nước trong khu vực.

Vai trò và vị thế mới của Ấn Độ ở châu Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn.

Thứ nhất, Việt Nam là một nước thành viên ASEAN nên sẽ có cơ hội

từ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Mặc dù hiện nay, kim ngạch thương mại của hai nước chưa đáng kể, Việt Nam chưa ký FTA với Ấn Độ; nhưng trong tương lai gần, việc mở rộng thương mại tự do song phương sẽ là hiện thực. Điều đó sẽ đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam phát huy những lợi thế của mình để thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ, bổ sung cơ cấu kinh tế thông qua nhập khẩu công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, sản xuất hàng dệt may...Với vị trí thuận lợi của mình, Việt Nam sẽ là cầu nối

để Ấn Độ thực hiện tốt chính sách “Hướng Đông”; sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mở rộng quy mô kinh tế của Ấn Độ. Tận dụng điều này, chúng ta có thể thu hút ngày càng nhiều dòng vốn FDI, dòng lưu chuyển thương mại hàng hóa trong khu vực để phục vụ phát triển kinh tế.

Thứ hai, mô hình phát triển kinh tế Ấn Độ đang thu hút sự quan tâm

của những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Mặc dù đến nay, Ấn Độ vẫn là một nước đang phát triển, còn có mức độ bảo hộ kinh tế cao và nhiều khu vực kinh tế chưa được cải cách, nhưng mô hình phát triển chậm và chắc của Ấn Độ đang đặt ra câu hỏi về sự tăng trưởng bền vững đối với Việt Nam. So với Ấn Độ, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế sớm hơn và mở cửa nhanh hơn, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa tạo dựng được một nền tảng công nghiệp hiện đại và bền vững cho quá trình công nghiệp hóa. Những lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên dồi dào đều là sẵn có ở Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ đã rất thành công trong việc lựa chọn phát triển những ngành công nghiệp chiến lược, phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chọn lọc và hiệu quả. Lực lượng lao động của Ấn Độ có khả năng nói tiếng Anh rất tốt và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, dược phẩm, công nghệ sinh học - những ngành mũi nhọn của thế kỷ XXI. Nhờ đó, Ấn Độ rút ngắn được nấc thang công nghệ so với nhiều nước NIEs và ASEAN, mặc dù đường đi của Ấn Độ là khác so với những nước này. Đó là những điều Việt Nam nên tham khảo và học hỏi.

Bên cạnh những cơ hội đó, trong hai thập kỷ tới, Việt Nam cũng sẽ gặp những khó khăn không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với Ấn Độ.

Bởi Ấn Độ đang nỗ lực cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng nền kinh tế tri thức; nên buộc các nước đang phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phải có những chuyển biến tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực, xây

dựng cơ sở hạ tầng...để có thể tiếp nhận những cơ hội thương mại và đầu tư theo hướng này. Vì Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng chi phối bởi mô hình Đông Á, nên muốn những cơ hội do quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong tương lai đem lại hiệu quả tích cực, Việt Nam cần nắm bắt và vận dụng được những công nghệ mới do Ấn Độ chuyển giao. Đây là bài toán khó, đòi hỏi Việt Nam phải có sự định hướng đổi mới mạnh hơn trên nhiều lĩnh vực.

Mặc dù được đánh giá là một nền kinh tế có tiềm năng và sức mạnh trong thế kỷ XXI, song nhìn chung Ấn Độ vẫn là một nước có trình độ phát triển kinh tế tương tự như ở Việt Nam. Ngoài một số bang mang tính chiến lược phục vụ cho ngành công nghiệp phần mềm, nhìn chung ở các bang khác cơ sở hạ tầng kinh tế của Ấn Độ vẫn được đánh giá là yếu hơn so với các nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ phần lớn vẫn là kém sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thế giới. Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ và sản phẩm xuất nhập khẩu mang tính định hướng khi mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với Ấn Độ. Sự tương đồng về cơ cấu sản phẩm và trình độ phát triển trong nhiều ngành kinh tế mà Ấn Độ không có thế mạnh có thể làm chệch hướng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Ấn Độ hiện đang được nhiều chủ đầu tư trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là những nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…Thị trường rộng và những yếu tố về lao động, tài nguyên của Ấn Độ đang rất hấp dẫn dòng FDI và lưu chuyển thương mại của thế giới. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là đối thủ cạnh tranh về kinh tế - thương mại trong khu vực Châu Á. Trong thời gian tới, dòng FDI, xuất nhập khẩu hàng hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới dễ đi chệch khỏi Việt Nam để chuyển về những nơi hấp dẫn hơn như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực. Nếu như những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không mau chóng được khắc phục,

Việt Nam khó có khả năng tận dụng những cơ hội mới do toàn cầu hóa mang lại.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 92 - 100)