SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƢỚNG SANG QUAN ĐIỂM TỰ DO HÓA VÀ

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 40 - 46)

C. Kinh tế đối ngoạ

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƢỚNG SANG QUAN ĐIỂM TỰ DO HÓA VÀ

TẾ - QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƢỚNG SANG QUAN ĐIỂM TỰ DO HÓA VÀ MỞ CỬA NỀN KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ

Như vậy, qua hai phần đã trình bày trên đưa ra một cái nhìn khái quát về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn làm động lực cho Ấn Độ thực hiện quá trình cải cách. Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy được sự cấp thiết, sự thôi thúc đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách để thay đổi và phát triển nền kinh tế đất nước. Phần này sẽ trình bày một cách cụ thể sự cần thiết ấy.

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn thứ 7 và đông dân thứ 2 thế giới. Với lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện địa lý thuận lợi, khí hậu đa dạng, có đại dương bao bọc, có đồng bằng rộng lớn vào loại nhất thế giới…là những điều kiện thuận lợi để Ấn Độ phát triển kinh tế đất nước.

Ngay từ khi giành độc lập vào năm 1947, những người sáng lập ra nước cộng hòa Ấn Độ đã đặt nhiệm vụ là phải xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập và hùng mạnh trên cơ sở tự lực tự cường. Tư tưởng này đã chi phối đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Theo quan điểm xuyên suốt đó, các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1951-1956) đều hướng vào những mục tiêu cơ bản là: +)Tăng trưởng vững chắc và hiện đại hóa nền kinh tế; +)Tự lực cánh sinh; +)Đảm bảo công bằng xã hội; +)Xóa bỏ nghèo đói.

Với định hướng phát triển kinh tế ấy, trong một thời gian ngắn sau khi giành độc lập, Ấn Độ đã tạo được một nền kinh tế phát triển khá đồng bộ. Từ

những năm 1950 đến 1970, Ấn Độ chủ trương phát triển hướng nội, đạt mức tăng GDP bình quân là 3,5%. Từ 1978 đến 1980, do thiên tai hạn hán và do sự mất ổn định về chính trị, thể hiện ở việc chuyển hướng trọng tâm phát triển kinh tế của thủ tướng Desai đã khiến cho cơ cấu kinh tế của Ấn Độ bị đảo lộn. Trong năm 1979, sản xuất công nghiệp giảm 1,7%, lương thực dự trữ còn quá ít, lạm phát tăng ở mức độ phi mã, nền kinh tế lâm vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Sau giai đoạn khó khăn ấy, đầu những năm 1980, Ấn Độ chuyển sang chiến lược hỗn hợp, nửa kế hoạch nửa thị trường, bước đầu thực hiện tự do hóa, GDP tăng lên và đạt khoảng 5,7%/năm. Mô hình kinh tế tự lực cánh sinh của Ấn Độ đã được nhiều nước thuộc thế giới thứ 3 học tập; bởi sau hàng thế kỷ bị thực dân đô hộ, các thuộc địa cũ đang tìm con đường vươn lên và mô hình kinh tế Ấn Độ hứa hẹn một hướng đi đầy triển vọng. Nhưng nền kinh tế kế hoạch hóa theo kiểu Xô Viết sau một thời gian hoạt động tương đối hiệu quả đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết không thể khắc phục nổi. Sự phát triển theo chiều hướng tự lực tự cường, hướng nội đã bộc lộ sự trì trệ, yếu kém và kìm hãm kinh tế đất nước.

Có thể khái quát lại rằng, từ sau khi giành được độc lập năm 1947 cho đến năm 1990, Ấn Độ áp dụng một chiến lược tăng trưởng do Chính phủ trực tiếp kiểm soát và điều hành. Kết quả của đường lối kinh tế đóng và kế hoạch hóa đã đưa Ấn Độ đến 3 điểm bất hợp lý:

Thứ nhất là quá tập trung vào khu vực sở hữu Nhà nước. Chính phủ Trung Ương sở hữu khoảng 240 doanh nghiệp không kể những ngành truyền thống vốn vẫn thuộc sự quản lý của Nhà nước như đường sắt và dịch vụ công cộng. Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong một thị trường hoàn toàn được bảo hộ, không phải chịu bất cứ một cuộc cạnh tranh nào. Kết quả là khu

vực kinh tế Nhà nước không có động cơ để hoạt động hiệu quả, không đáp ứng nổi nhu cầu của khách hàng và ngày càng trở nên thua lỗ.

Thứ hai là do hệ thống “Cai trị toàn quyền qua giấy phép”. Đây là một hệ thống kiểm soát và cấp phép phức tạp, bất hợp lý, khó hiểu; thực hiện kiểm soát mọi bước đi trong sản xuất, đầu tư và đầu tư nước ngoài [8]. Với mục tiêu là nắm giữ mọi thứ và cân bằng lợi ích kinh tế quốc gia; hệ thống đã biến thành một bộ máy chuyên quyền và độc đoán, bất cứ quyết định nào cũng phải được chính quyền thông qua và đều phải cần tới giấy phép. Những điều luật trong hệ thống đã vô tình khiến các doanh nghiệp trở nên quan liêu vì phải tìm cách “đi đường vòng” và tình trạng hối lộ là không thể tránh khỏi. Có thể thấy rằng, một cuộc khủng hoảng đã bắt đầu manh nha trên một nền tảng kinh tế trì trệ và khép kín, lại bị xói mòn bởi tệ quan liêu và tham nhũng.

Thứ ba là không chú trọng đến thương mại quốc tế. Ấn Độ áp dụng các chính sách tự cung tự cấp và hướng nội vốn đã rất phổ biến trong những năm 1950 và 1960. Bằng việc từ chối thương mại và đầu tư nước ngoài, Ấn Độ đã tự loại mình ra khỏi nền kinh tế thế giới. Để bảo vệ công nghiệp sản xuất của mình, Ấn Độ triệt để hạn chế nhập khẩu. Trong thị trường bị đóng kín này, dân chúng phải mua những hàng hóa và dịch vụ rẻ mạt với giá cắt cổ. Các công ty nước ngoài như CocaCola, IBM bị buộc phải rời khỏi Ấn Độ, nhường chỗ cho các nhà cung cấp nội địa kém chất lượng. Ấn Độ đã nỗ lực phát triển một đội ngũ rất lớn các nhà khoa học và kỹ sư tài năng, song có quá nhiều trở ngại để có thể đưa những công nghệ mới áp dụng vào thực tế. Chính thái độ thù địch với đầu tư nước ngoài, hạn chế khắt khe trong thương mại quốc tế, sự triệt tiêu cạnh tranh đã đóng mọi cánh cửa đưa sự đổi mới vào quốc gia này. Ấn Độ đã tụt hậu về công nghệ và ở nguyên hiện trạng như những năm 1950- 1960. Mô hình kinh tế “Tự lực tự cường” vốn được các nước đang phát triển

rất ngưỡng mộ trong thời kỳ những năm 50-60 đã trở thành một mô hình tự cung tự cấp, hạn chế quan hệ với bên ngoài, kìm hãm sự tăng trưởng.

Đến năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, hình mẫu lý tưởng của Ấn Độ về kế hoạch hóa và tự lực cánh sinh tan vỡ. Được kế hoạch hóa bởi một cơ chế quản cực kỳ quan liêu và bị chia cắt khỏi mậu dịch thế giới, nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ỳ ạch, các công ty cạnh tranh không hiệu quả. Các ngành kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng lớn lên; theo đó là hệ thống bao cấp nặng nề từ vốn đầu tư, vốn ngân sách, thuế, tài chính cho vay…đến lương công chức cao mặc dù lợi tức kinh doanh thấp, đã làm cho khu vực này hoạt động càng thêm kém hiệu quả. Đầu những năm 1990, gần một nửa số công ty thuộc sở hữu Nhà nước đã bị nợ đến gần 1 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty tư nhân chẳng những đã không được bao cấp mà còn phải chịu những khoản tiền rất lớn cho các hoạt động đầy quan liêu như chạy giấy tờ, chạy thủ tục kinh doanh…

Năm 1991, kinh tế Ấn Độ rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc chưa từng có; hơn 30 triệu người thất nghiệp, nợ nước ngoài lên đến gần 70 tỷ USD (khoảng 23% GDP), dự trữ ngoại tệ suy giảm, GDP giảm xuống mức 0,8%, lạm phát ở mức ngoài tầm kiểm soát, nền kinh tế quốc dân thực sự đang đứng bên bờ vực thẳm.

Để cứu vãn tình thế, Chính phủ phái cầu viện đến WB và IMF bằng một khoản vay lớn đến gần 7 tỷ USD với đòi hỏi kèm theo là Chính phủ phải giải trình về hướng đi của nền kinh tế. Như vậy, rõ ràng không thể còn con đường nào khác, Chính phủ Ấn Độ phải thực sự bắt đầu một Chương trình cải cách để nhanh chóng ổn định nền kinh tế, cải cách thể chế kinh tế bên trong một cách toàn diện, củng cố niềm tin trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung đi sâu phân tích dòng lý thuyết mới về chính sách chiến lược ở các nước đang phát triển là Cấu trúc luận, lý thuyết về Sự phụ thuộc và chủ nghĩa Tự do mới. Đây chính là những cơ sở lý luận làm nền tảng trực tiếp cho các nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ căn cứ vào khi hoạch định chính sách phát triển kinh tế của mình.

Bên cạnh đó, chương 1 đã đưa ra những cơ sở thực tiễn bên trong và cơ sở thực tiễn bên ngoài làm tiền đề cho Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách kinh tế. Trong ba thập niên, từ những năm 50 đến những năm 70, Ấn Độ phát triển theo chiến lược hướng nội dựa trên nguyên tắc tự lực cánh sinh; thể hiện ở chính sách bảo hộ mạnh mẽ công nghiệp trong nước, đề cao khu vực quốc doanh, coi nhẹ vai trò của tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài. Sau giai đoạn khó khăn năm 1979, đến đầu những năm 1980, Ấn Độ chuyển sang chế độ hỗn hợp, nửa kế hoạch - nửa thị trường, nửa hướng nội - nửa hướng ngoại, bước đầu thực hiện tự do hóa. Có thể nói rằng, quá trình tự do hóa xuất hiện trong thập niên 80 chính là bước đi ban đầu của công cuộc cải cách kinh tế đồng bộ và toàn diện năm 1991 sau này. Từ khi giành độc lập cho đến trước khi tiến hành cải cách năm 1991, nền kinh tế phát triển theo định hướng như trên đã đạt một số thành tựu nhất định. Trong nông nghiệp, Ấn Độ đã có thể tự túc lương thực và có một phần để xuất khẩu. Trong công nghiệp, đã hội tụ đủ những ngành công nghiệp cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài cũng đạt một số thành tựu khả quan.

Tuy nhiên, kết quả của nền kinh tế đóng và kế hoạch hóa do Nhà nước điều hành trực tiếp tồn tại 3 điểm bất hợp lý; thứ nhất là quá chú trọng vào khu vực sở hữu Nhà nước, thứ hai là chế độ cấp phép phức tạp và bất hợp lý,

thứ ba là không chú trọng đến thương mại quốc tế. Do đó, đến những năm cuối thập kỷ 80, nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Đỉnh điểm là năm 1991, Ấn Độ rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Hoàn cảnh bắt

buộc đã khiến Ấn Độ không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân thủ một chương trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế. Chiến lược thay thế nhập khẩu tiêu biểu cho quan điểm tự lực tự cường đã thất bại, thể hiện rõ ở cuộc khủng hoảng ngân sách nặng nề năm 1991 khiến Ấn Độ không thể bảo thủ mãi với đường lối hướng nội của mình. Đây chính là cơ sở thực tiễn bên trong và là nguyên nhân nội tại. Cùng với những cơ sở thực tiễn bên ngoài như sự thành công của các nước công nghiệp mới ở Đông Á, thành công của cải cách kinh tế Trung Quốc, xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế quốc tế trên quy mô toàn cầu…như đã nêu trên chính là những nguyên nhân và động lực cho Ấn Độ tiến hành cải cách, hướng nền kinh tế phát triển theo quan điểm tự do hóa và mở cửa.

Ấn Độ đã cương quyết cải cách trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nền kinh tế năm 1991. Sự chuyển đổi không chỉ dừng lại ở những điều chỉnh nhỏ giọt mà phải là một cuộc cải cách toàn diện, một bước chuyển chiến lược trong chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế; từ tập trung, quan liêu, bao cấp và “tự lực cánh sinh” được thực hiện trong suốt 4 thập kỷ từ những năm 50 đến hết những năm 80 của thế kỷ 20, sang chiến lược tự do hóa và mở cửa thực hiện từ đầu những năm 90. Cuộc cải cách này khác hoàn toàn so với giai đoạn trước, nhờ sự nhận thức được nhu cầu phải thay đổi cả hệ thống quản lý nhằm tăng cường sức sống cho nền kinh tế, thực hiện tự do hóa ngay trong chính sự can thiệp của Chính phủ, mở rộng hơn nữa vai trò của thành phần tư nhân, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)