C. Kinh tế đối ngoạ
1.2.1.2. Cơ chế điều tiết kinh tế trƣớc cải cách
Đối với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến như Ấn Độ, cần phải có những công cụ hữu hiệu để có thể tập hợp những lực lượng sản xuất phân tán trên cả nước vào một mối; phục vụ mục tiêu chung là xây dựng một đất nước giàu mạnh và thịnh vượng. Để làm việc này, Chính phủ quyết định thiết lập hệ thống kế hoạch hóa và xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước, coi đây là công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế. Kinh tế Nhà nước được độc quyền nắm giữ các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản. Chính phủ Ấn Độ sử dụng một hệ thống kế hoạch hóa linh hoạt. Theo đó, áp dụng nguyên tắc bắt buộc, pháp lệnh đối với khu vực kinh tế Nhà nước; còn với khu vực kinh tế tư nhân, thì kế hoạch chỉ là mang tính hướng dẫn, điều tiết thông qua biện pháp cấp giấy phép, hệ thống thuế, tín dụng…
Khu vực kinh tế Nhà nước được hình thành từ một số các xí nghiệp
tịch thu lại của thực dân Anh như xí nghiệp đường sắt, bưu điện, bến cảng, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, xí nghiệp sản xuất vũ khí…Bên cạnh đó là một số các xí nghiệp do Nhà nước đầu tư xây mới. Đầu những năm 70, khu vực này được mở rộng bằng việc quốc hữu hóa một số ngành quan trọng như ngành than, ngân hàng, bảo hiểm và tiếp quản một số cơ sở yếu kém trong khu vực tư nhân gồm các xí nghiệp cơ khí, dệt bông, dệt đay. Cuối những năm 80 đầu 90, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm trên 20% tổng sản phẩm quốc dân, nắm 2/3 tổng giá trị tài sản của Ấn Độ, kiểm soát hầu hết những ngành quan trọng và cơ bản nhất. Như vậy, có thể khẳng định được vai trò nòng cốt của khu vực kinh tế Nhà nước trong các chương trình phát triển quốc gia, là công cụ hướng kinh tế tư nhân vào phục vụ mục tiêu và kế hoạch của Nhà nước.
Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; có vị trí lớn trong những ngành như vận tải, thương mại, xuất
nhập khẩu, ngân hàng. Kinh tế tư nhân được chia làm hai loại: 1)Loại “có tổ chức” gồm các công ty, xí nghiệp công nghiệp lớn và vừa; 2)Loại “không có tổ chức” gồm các xưởng nhỏ hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, vải, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp…[10]. Từ những năm 50, các xí nghiệp tư nhân qui mô lớn và vừa đã bắt đầu hoạt động với vốn tự tích luỹ; sau đó, phát triển dần bằng quá trình tập trung và tích tụ tư bản, cộng với sự hỗ trợ của khu vực kinh tế Nhà nước. Các xí nghiệp này chủ yếu được thừa hưởng những kỹ thuật và cách quản lý của phương Tây nên năng suất hoạt động khá cao.
Ngoài ra, ở Ấn Độ còn có các xí nghiệp liên doanh và hợp tác xã. Khu
vực liên doanh hình thành trên cơ sở Nhà nước bỏ vốn vào các xí nghiệp tư
nhân, hoặc tư nhân bỏ vốn vào các công ty Nhà nước, hoặc hai bên hùn vốn xây dựng xí nghiệp mới. Vào thời kỳ 1979-1780, khu vực liên doanh chiếm 1,6% tổng số xí nghiệp và 5,3% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân [10].
Khu vực hợp tác xã của Ấn Độ bao gồm các hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp, cung tiêu, tín dụng. Nguyên tắc hoạt động là các cá nhân và hộ gia đình cùng góp vốn, sau đó chia sản phẩm và lợi nhuận theo tỷ lệ đóng góp. Ưu điểm nổi bật của hình thức này là huy động được một khoản vốn khá lớn từ những khoản tích luỹ nhỏ để đưa vào hoạt động có hiệu quả.
Có thể nói, cơ chế kinh tế trong giai đoạn trước cải cách ở Ấn Độ là cơ chế kế hoạch hóa song song với điều tiết thị trường dựa trên cơ sở hai khu vực kinh tế cơ bản là Nhà nước và tư nhân, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Cơ chế ấy tạo điều kiện để Ấn Độ có thể tập trung được những khả năng sản xuất đa dạng, phân tán vào một hệ thống chung hướng tới mục tiêu hiện đại hóa.