Về sự lựa chọn chính sách, chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 89 - 91)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

2.2.2.1.Về sự lựa chọn chính sách, chiến lƣợc

Như vậy, sau khi phân tích những chính sách cụ thể của Ấn Độ đối với các ngành và các lĩnh vực trong nền kinh tế, có thể đưa ra cái nhìn khái quát về sự lựa chọn và định hướng phát triển của Ấn Độ như sau:

Thứ nhất, Chính phủ quán triệt rằng điều quan trọng chiến lược là phải hướng ngoại để đạt tăng trưởng kinh tế cao. Mức độ mở cửa càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Việc tập trung vào cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1991 là một hướng đi thực sự đúng đắn của Ấn Độ.

Thứ hai, xuất khẩu hàng chế tạo có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng GDP trong khi đó xuất khẩu hàng thô, hàng sơ chế không có ảnh hưởng gì cả. Do vậy, trong chính sách kinh tế, Chính phủ đã tập trung vào mặt hàng chế tạo. Cần phải tăng cường biện pháp khuyến khích xuất khẩu hàng chế tạo bởi vì giá cả của mặt hàng này nhạy cảm hơn so với loại hàng thô. Sự nhạy cảm về giá xuất khẩu hàng chế tạo thể hiện ở chỗ, các chính sách về tỷ giá hối đoái, về trợ cấp xuất khẩu và tăng năng suất đều thúc đẩy xuất khẩu nhanh chóng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế tạo, những chính sách như thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, áp dụng khoa học công nghệ phát triển vào sản xuất…là thực sự cần thiết. Có thể nói, hoạt động tự do hóa FDI và đơn giản hóa các thủ tục hợp tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, tăng chất lượng và năng suất hàng hóa lên rất nhiều

Thứ ba, đặc trưng của Ấn Độ là cản trở nhập khẩu song chính sách tự do nhập khẩu năm 1991 đã giảm đáng kể tình trạng trên. Sau bước quá độ ban đầu năm 1991-1992, nền kinh tế hướng mục tiêu cải cách vào việc chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang chiến lược tăng cường xuất khẩu.

Bảng 2.9: Tác động của cải cách kinh tế

lên tăng trƣởng GDP và tăng trƣởng xuất nhập khẩu

Các chỉ số vĩ mô 1992-1993 1993-1994 1994-1995 1995-1996

Tăng trưởng GDP

(Đv: %) 5,1 6,0 7,2 7,1

Tăng trưởng xuất khẩu

(Đv: % tính theo USD) 3,3 20,0 18,4 20,8

Tăng trưởng nhập khẩu

(Đv: % tính theo USD) 10,3 6,5 22,9 28,0

Nguồn: [48]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong năm 1993-1994, 7,2% năm 1994-1995 và 7,1% năm 1995-1996. Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đạt tốc độ rất nhanh sau cải cách: tăng 20% tính theo USD năm 1993-1994; 18,4% năm 1994-1995 và 20,8% năm 1995-1996. Với hoạt động nhập khẩu,

con số tăng trưởng cũng đáng kể. Các số liệu này đã chứng tỏ cho những kết luận nêu trên. Điều đó cho thấy, Ấn Độ càng cần phải tiếp tục đi sâu vào cải cách hơn nữa để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, đạt những bước phát triển mới rộng hơn nữa trong tương lai. Những chính sách nói trên không chỉ có ý nghĩa đối với Ấn Độ mà cũng là một tham khảo cho sự lựa chọn chiến lược ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 89 - 91)