Mô hình cải cách chậm nhƣng chắc của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 88 - 89)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

2.2.1.2.Mô hình cải cách chậm nhƣng chắc của Ấn Độ

Quá trình cải cách và mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ đạt sự tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc và một vài quốc gia Châu Á khác thì mức độ mở cửa này vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ cải cách bởi vì Ấn Độ là một nền dân chủ có tầm vóc trên thế giới dựa trên nền tảng một xã hội đa nguyên; do đó, Ấn Độ nhất thiết phải có sự nhất trí giữa các nhóm lợi ích khác nhau trước khi thông qua các quyết định thay đổi về chính sách.

Mặc dù tiến độ cải cách chậm có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế, song với phương thức chậm nhưng chắc, mô hình Ấn Độ vẫn thu hút được sự quan tâm của giới phân tích. Có thể nói, một chiến lược khôn ngoan và chắc chắn trong hoạch định đường lối cải cách đã bù lại phần nào sự chậm trễ của Ấn Độ. Không những thế, nó còn tạo ra những đột phá bất ngờ trong quá trình phát triển. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ yếu tố tốc độ cải cách thì chưa đủ. Khả năng hoạch định chiến lược cạnh tranh lâu dài đi đôi với cải cách mới thực sự làm nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tránh được những tổn thương dễ xảy ra trong quá trình mở cửa. Vì thế, mô hình phát triển chắc chắn của Ấn Độ là một sự tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển.

Sự chắc chắn đó thể hiện ngay ở khả năng mà Ấn Độ đang ngày càng chứng tỏ cho cả thế giới. Ấn Độ đang tạo ra các công ty tầm cỡ quốc tế, có đủ sức cạnh tranh với những công ty tốt nhất ở Phương Tây. Theo sự lựa chọn của tạp chí Forbes năm 2002, trong số 200 công ty phát triển tốt nhất thế giới thì có 13 công ty là của Ấn Độ, trong khi Trung Quốc chỉ có 4 [34]. Hiện các

công ty Ấn Độ đang tập trung vào một lĩnh vực mới, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng Trung Quốc đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng của thế giới”; trong khi đó Ấn Độ có khả năng trở thành “phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật cao của thế giới”. Lí do là bởi, nền kinh tế Ấn Độ được định hướng phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin và đội ngũ kỹ sư phần mềm tài năng. Vì thế, Chính phủ đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực công nghệ thông tin và nghiên cứu phần mềm. Mục tiêu của Ấn Độ là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mang tầm vóc quốc tế với hệ thống đường truyền tốc độ cao thông qua mạng lưới cáp quang, vệ tinh đảm bảo thông suốt thông tin không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn cầu. Cũng tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động rẻ như hầu hết các nước đang phát triển khác, nhưng Ấn Độ đã chọn cho mình một hướng đi rất chiến lược, đó là phát triển công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực vừa dồi dào vừa có ưu thế về lương cho ngành công nghệ này. Nhờ nền tảng của phát triển công nghệ thông tin, giờ đây Ấn Độ trở thành một địa chỉ lý tưởng cho các nhà sản xuất và chế tạo các sản phẩm công nghệ phần mềm.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 88 - 89)