Chính sách đầu tƣ nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 75 - 76)

C. Chính sách chú trọng phát triển công nghiệp phần mềm

2.1.3.2.Chính sách đầu tƣ nƣớc ngoà

B. Tự do hóa ngành dịch vụ

2.1.3.2.Chính sách đầu tƣ nƣớc ngoà

Từ năm 1991, chính sách đầu tư nước ngoài của Ấn Độ đã được điều chỉnh một bước cơ bản, chủ động cắt bỏ những thủ tục phiền hà, tạo điều kiện tối đa cho các công ty nước ngoài trong hoạt động đầu tư. Những kiểm soát thông qua chế độ cấp phép đầu tư đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng được xóa bỏ, tất nhiên là vẫn trừ một số ngành đặc biệt. Các công ty nước ngoài được phép đầu tư và nắm giữ tới 51% cổ phần công ty thay vì 49% như trước đây, ngay cả trong 35 ngành được ưu tiên cao.

Ấn Độ chủ trương ưu tiên cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong các ngành về hạ tầng cơ sở, các khu vực có tiềm năng xuất khẩu và có khả năng tạo công ăn việc làm. Ngoài ra, Ấn Độ cũng tập trung thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại và kinh doanh nông nghiệp nói chung. Tư bản nước ngoài được cho phép đầu tư vào 22 ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Đối với hàng dệt may, tư bản nước ngoài được tham gia với số vốn không quá 30 triệu rupi và phải xuất khẩu 50% sản phẩm. Ưu tiên xây dựng các công ty 100% sở hữu nước ngoài nếu như trong trường hợp họ sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại. Ấn Độ còn cho phép đầu tư nước ngoài tối đa 100% trong xây dựng đường xá, du lịch, công nghiệp dầu mỏ và các ngành năng lượng; 51% trong các phân ngành của công nghiệp dược; 49% trong các ngành thuộc lĩnh

vực liên lạc; 10% trong kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, rất nhiều biện pháp khuyến khích kiều dân Ấn Độ đầu tư vào đất nước đã được đặt ra, bao gồm cả cho phép đầu tư 100% trong nhiều ngành và cho phép chuyển ra nước ngoài toàn bộ lợi nhuận. Tất cả những chính sách này đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ. Thập niên 90 đã chứng kiến dòng FDI chảy liên tục vào Ấn Độ. Trong năm 1991, FDI vào Ấn Độ là 527 triệu USD; đến 2001 đã tăng lên là 3,4 tỷ USD; năm 2002 là 3,45 tỷ USD; đến năm 2003 tăng lên là 4,27 tỷ USD. Hiện Ấn Độ được coi là nền kinh tế đang phát triển thu hút FDI nhiều thứ 7 trên thế giới [52].

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 75 - 76)