Chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 119 - 120)

C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam

A.Chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu

Xuất khẩu các sản phẩm theo hướng phát huy lợi thế so sánh.

Trong những năm qua, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ là những mặt hàng mang lợi thế so sánh tĩnh chứ chưa mang lợi thế so sánh động. Hơn nữa, chúng ta đã quy hoạch quá tập trung đầu tư vào một số ngành không có lợi thế so sánh như ngành đường, ngành xi măng…Điều này không những gây lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong những năm tới. Do đó, hiện tại chúng ta cần:

1) Phát huy xuất khẩu một số sản phẩm thô và sơ chế dựa trên lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam như điều kiện tự nhiên, lao động…nhưng cần đa dạng hóa và tăng dần trình độ chế biến của hàng xuất khẩu.

2) Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sang các sản phẩm không truyền thống có trình độ chế biến cao, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Đồng thời, tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế ở trình độ cao để sản xuất các chi tiết sản phẩm hoặc các thành phẩm đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật phức tạp. Chính việc phát huy lợi thế so sánh động đó mới là nhân tố quyết định đến tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nhập khẩu các sản phẩm theo hướng phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu để sản xuất

các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Cơ cấu nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu còn thấp. Vì vậy, cơ cấu nhập khẩu cần hoàn thiện hơn theo hướng:

1) Khuyến khích nhập khẩu máy móc và công nghệ tiên tiến của thế giới, kiên quyết không nhập khẩu các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Đồng thời, có chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ những người sử dụng, vận hành, quản lý những máy móc này.

2) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các đầu vào mà trong nước có khả năng sản xuất.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 119 - 120)