C. Phát triển quan hệ Ấn Độ Việt Nam
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
3.2.1. Kinh nghiệm về cải cách ngoại thƣơng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa đất nƣớc
Trong những năm 1980, có nhiều mặt hàng xuất khẩu mà tỷ trọng của Ấn Độ trong thị trường toàn cầu với mặt hàng này là cao, trong khi tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới với mặt hàng này lại thấp. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã cho rằng chính sự thiếu liên kết giữa thành phần xuất khẩu của Ấn Độ với nhu cầu thế giới đã hạn chế rất nhiều sự phát triển xuất khẩu của Ấn Độ. Hạn chế này đã được khắc phục sau cải cách 1991 bởi Ấn Độ đã có sự liên kết giữa nhu cầu thế giới và nhu cầu xuất khẩu của quốc gia. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên đối với các mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng cao trong trao đổi mậu dịch thế giới; ngược lại, Ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu các mặt hàng có hiệu suất giao dịch thấp.
Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Ấn Độ đã đạt những kết quả khả quan. Theo đó, xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn là rất có ý nghĩa nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong chiến lược ấy, việc hoạch định đường lối cho hoạt động ngoại thương chiếm một vai trò rất quan trọng. Về cơ cấu, ngay trong cơ cấu nhập khẩu đã thể hiện sự thích ứng với nhu cầu trong nước. Trên thực tế, phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ là phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa. Do vậy, khuynh hướng nhập khẩu đã được điều chỉnh bởi chính sự tăng trưởng toàn bộ nền sản xuất công nghiệp. Hoạt động xuất khẩu của Ấn Độ được cải thiện theo hướng đa dạng hóa mặt hàng, kết hợp với xây dựng các trọng điểm xuất khẩu chủ lực; tăng hàng chế tạo, giảm sản phẩm thô; đa dạng hóa thị trường thương mại.
Bảng 3.6 : Tăng trƣởng xuất khẩu của Ấn Độ từ 1980 đến 2000
Tốc độ tăng trƣởng trung
bình hàng năm (Đv: %/năm) Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu (Đv: %)
1980/81 đến 1991/92 1992/93 đến 1999/2000 1980/81 đến 1991/92 1992/93 đến 1999/2000 Sản phẩm nông nghiệp 3,3 8,1 24,2 18,3 Hàng chế tạo 10,1 10,6 62,0 76,6
Tổng xuất khẩu 7,4 10,1 100 100
Nguồn: [48]
Nhìn vào bảng 3.6 có thể thấy rằng, với các sản phẩm nông nghiệp mà hầu hết là sản phẩm thô, tuy tốc độ tăng trưởng trung bình tăng từ 3,3%/năm trong giai đoạn 1980/81-1991/92 lên 8,1%/năm trong giai đoạn 1992/93- 1999/2000; song tỷ trọng trong tổng xuất khẩu vào những thời điểm tương ứng lại giảm từ 24,2% xuống 18,3%. Còn đối với các sản phẩm hàng chế tạo, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu đều tăng lên, từ 10,1%/năm tăng lên 10,6%/năm và từ 62% tăng lên 76,6%. Hoạt động xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ đã thể hiện xu hướng thoát ly với mặt hàng truyền thống, hướng đến các mặt hàng mới có hiệu quả cao hơn. Điều này thể hiện mối liên hệ gắn bó giữa tốc độ xúc tiến xuất khẩu với thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu hàng chế tạo ở Ấn Độ. Công nghệ chế tạo của Ấn Độ đang trên đường phát triển, hiện nay ngành công nghiệp này đang chiếm khoảng 16% tổng GDP cả nước. Ấn Độ đang tỏ rõ tiềm năng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp chế tạo phát triển toàn cầu với sức cạnh tranh cao trong tương lai.
Để đạt được những thành tựu đó, Ấn Độ đã biết khai thác triệt để lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin một cách có chiến lược. Công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi trên mọi thành phần của nền kinh tế, trong các ngành dịch vụ cũng như hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức…Khu vực hàng chế tạo đã mở ra nhiều cơ hội thị trường cho việc ứng dụng những thành quả của công nghệ thông tin, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Hiện nay, trên thị trường nội địa, trong tổng số các thành phần sử dụng công nghệ thông tin thì riêng ngành công nghiệp chế tạo đã chiếm đến 15%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, quốc gia này cần phát triển chính sách mở cửa nền kinh tế và tự do hóa thương mại nếu như muốn tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế cao [19]. Bộ trưởng Thương Mại Ấn Độ - ông Kamal Nath, đã thông báo về 10 chính sách mới của Ngoại thương Ấn Độ cho những năm tới, bao gồm:
1. Không kiềm chế quản lý, tạo niềm tin và tạo sự thông thoáng. 2. Đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu chi phí kinh doanh.
3. Trung hòa các loại thuế đầu vào cho hàng xuất khẩu.
4. Đưa Ấn Độ trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ của thế giới. 5. Tập trung vào các khu vực kinh tế tạo việc làm ở ven đô, nông thôn. 6. Nhập khẩu thiết bị công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp. 7. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia các FTA, thúc đẩy xuất khẩu. 8. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo cơ chế ngoại thương tiêu chuẩn quốc tế. 9. Củng cố, xác định quyền hạn và vai trò của Ủy ban Thương Mại.
10.Các Đại Sứ Quán phải có vị trí chủ chốt trong chiến lược xuất khẩu [31].